Làm thế nào để ngồi khi bị đau vùng xương cụt?

(3.6) - 33 đánh giá

Xương cụt đóng vai trò rất quan trọng giúp giữ vững cơ thể khi ngồi. Nhưng phải làm thế nào nếu cơn đau xương cụt luôn cản trở không để bạn nghỉ ngơi?

Các cơn đau xương cụt xuất hiện ở cuối cột sống và phía trên mông khiến người bệnh không thể vận động một cách thoải mái. Đừng bỏ qua bài viết sau nếu bạn muốn biết làm thế nào để ngồi khi bị đau nhé.

Nguyên nhân gây đau xương cụt

Bệnh nhân đau xương cụt thường cảm thấy đau khi ngồi hay khi đứng dậy và có xu hướng ngã về sau. Trong một vài trường hợp, cảm giác đau nhức sẽ xuất hiện khi tắm hay trong lúc quan hệ. Đối với phụ nữ, một số người thường phải trải qua tình trạng không thoải mái vùng lưng dưới vào thời kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, cơn đau có thể ảnh hưởng đến cả hai chân của bạn.

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau xương cụt. Đầu tiên, cơn đau có thể xuất hiện khi bạn ngồi trên ghế cứng hay trên bề mặt không thoải mái một thời gian dài. Nguyên nhân thứ hai là do ngã hay chấn thương trước đó dẫn đến gãy xương cụt. Với phụ nữ trong 3 tháng cuối của thai kỳ, đau xương cụt sẽ xuất hiện khi các dây chằng kết nối xung quanh xương cụt tự giãn nở để tạo chỗ cho em bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị đau nếu thừa cân hoặc do viêm nhiễm gây ra.

Ngồi thế nào khi bị đau xương cụt?

Đau xương cụt sẽ khiến người bệnh khó chịu hơn khi ngồi. Lý do vì trọng lượng cơ thể đè lên khiến xương cụt quá tải. Nếu bị đau, hãy thử một số biện pháp sau đây:

  • Tránh ngồi trên những bề mặt gây đau
  • Ngồi hướng nhẹ về trước sẽ giúp giảm đau vì động tác này hỗ trợ giảm trọng lượng cơ thể lên xương cụt. Khi ngồi hướng về trước, hầu hết trọng lượng cơ thể sẽ đặt lên đùi và các phần dưới của mông thay vì lên xương cụt (nằm giữa mông)
  • Nghiêng về một bên. Hành động nghiêng sang trái hay phải giúp giảm trọng lượng lên xương cụt
  • Ngồi khi chân hoặc mắt cá chân đặt sang hướng mông đối diện. Ví dụ như bệnh nhân có thể đặt chân phải ra sau và chéo sang hông trái (hay ngược lại). Tư thế này giúp nâng xương cụt làm giảm áp lực
  • Thay vì ngồi trong thời gian dài, bạn hãy thay đổi tư thế thường xuyên
  • Tìm tư thế thoải mái nhất
  • Xem xét miếng đệm xương cụt
  • Đứng dậy từ từ sau khi ngồi
  • Tránh ngồi khi ghế lắc lư
  • Cẩn thận khi thay đổi tư thế ngồi vì cơn đau có thể lan đến các vùng khác của cơ thể.

Ngoài những mẹo trên, bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về những phương pháp chữa trị khác để giúp giảm đau hiệu quả. Có thể bác sĩ sẽ cho bạn dùng nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs) để giảm cơn đau. Hãy tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

BHA – Sản phẩm tẩy tế bào chết giúp da sáng đẹp mịn màng

(46)
Nếu muốn sở hữu một làn da sáng mịn và khỏe mạnh thì bạn nên tìm hiểu một loại axit mang tên BHA, với đầy đủ các chức năng riêng biệt giúp bạn thỏa ... [xem thêm]

Kích thước buồng trứng có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai?

(24)
Kích thước buồng trứng có thể thay đổi nhiều lần trong suốt cuộc của đời của người phụ nữ. Thế nhưng, liệu sự thay đổi về kích thước này có ảnh ... [xem thêm]

Tìm hiểu về sự phát triển của bé 13 tháng tuổi

(39)
Bé 13 tháng tuổi có thể sẽ vô cùng hiếu động do con yêu muốn được khám phá thế giới xung quanh thông qua nhiều cách khác nhau.Nếu bạn đang băn khoăn liệu ... [xem thêm]

Rối loạn bùng phát từng cơn

(24)
Tìm hiểu chungRối loạn bùng phát từng cơn là bệnh gì?Rối loạn bùng phát từng cơn liên quan đến việc lặp đi lặp lại và đột ngột các hành vi bốc đồng, ... [xem thêm]

Bật mí các cách chữa sỏi thận hiệu quả

(20)
Sỏi thận là tình trạng có thể khiến người bệnh rất đau đớn. Ngoài ra, phương pháp chữa sỏi thận còn tùy thuộc vào kích thước sỏi.Sỏi thận là một ... [xem thêm]

Khám phá mới về canxi và bệnh loãng xương

(75)
Định nghĩaBệnh loãng xương là gì?Bệnh loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ ... [xem thêm]

Dạy con tiêu tiền thông minh

(72)
Dạy cho con kỹ năng quản lý tiền bạc không phải là chuyện dễ dàng. Mục đích dạy con là giúp bé biết coi trọng giá trị đồng tiền và có trách nhiệm, cân ... [xem thêm]

37 tuần

(100)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Bé lúc này rất thích được chạm vào bạn. Trên thực tế, xúc giác đóng vai trò rất quan trọng trong sự tăng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN