Loại kem chống nắng cho trẻ em nào là tốt nhất?

(4.06) - 63 đánh giá

Không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần sử dụng kem chống nắng khi đi biển. Với làn da mỏng manh của con, mẹ phải chọn kem chống nắng cho trẻ em nào mới chuẩn?

Chúng tôi khuyên bạn nên chọn các loại kem chống nắng vật lý có thành phần oxit kẽm hoặc titanium dioxide thay vì chất hóa học. Ngoài ra, nếu con dưới 6 tháng thì bố mẹ cần tránh ánh nắng mặt trời bất cứ khi nào có thể. Nếu không làm được điều đó thì hãy bảo vệ trẻ bằng kem chống nắng dịu nhẹ.

Kem chống nắng gồm những loại nào?

Kem chống nắng vật lý (sunblock) chứa thành phần titanium dioxide hoặc oxit kẽm hoạt động như một “bức tường” ngăn chặn tác động của các tia UV đến da của bé. Kem chống nắng chứa 2 thành phần này sẽ có tác dụng chống nắng ngay khi bôi lên da.

Mặt khác, kem chống nắng hóa học sau khi thoa lên da thì bạn phải chờ từ 15 đến 30 phút trước để có thời gian cho da hấp thụ chúng. Trong nhiều nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy rằng, kem chống nắng hóa học chứa nhiều loại hóa chất mạnh trong thành phần nên rất dễ gây kích ứng da ở bé.

Hiện tại, chưa có bằng chứng nào cho thấy kem chống nắng hóa học nguy hiểm hoặc độc hại cho làn da nhạy cảm của bé, nhưng cũng không thể đảm bảo 100% các thành phần trong đó là an toàn. Vậy nên bố mẹ hãy cứ thận trọng!

Cách lựa chọn kem chống nắng

Nếu bạn dùng kem chống nắng có chứa hóa chất, trước tiên hãy kiểm tra dị ứng áp da bằng cách bôi một lớp nhỏ vào vùng da ở mặt trong cánh tay để đảm bảo rằng nó sẽ không gây kích ứng da bé. Nếu con phát ban hoặc nổi mẩn đỏ vào ngày hôm sau, hãy chọn loại kem chống nắng khác.

Bất kỳ loại kem chống nắng nào chứa oxit kẽm hoặc titanium dioxide cũng đều có khả năng chống nắng phổ rộng bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB. Khi mua kem chống nắng, bạn hãy chọn loại có chỉ số chống nắng ít nhất là 15 SPF. Đối với trẻ em, chỉ số này không cần phải vượt quá 30 SPF. Chỉ số SPF càng cao thì sẽ có thêm nhiều chất hóa học gây ảnh hưởng đến da bé.

Trên thị trường có rất nhiều loại kem chống nắng dành riêng cho trẻ em, nhưng bạn đừng bỏ phí công sức tìm mua một trong những sản phẩm này vì chúng thường không khác gì so với phiên bản dành cho người lớn.

Những lưu ý khi thoa kem chống nắng cho bé

Hãy bôi một lớp mỏng kem chống nắng để đảm bảo mỗi phần của cơ thể bé đều được bảo vệ tốt. Đặc biệt chú ý tới khu vực dễ bị bắt nắng như tai, mũi, cổ và vai. Kem chống nắng có màu trắng đục khi bạn sử dụng và sau đó mờ dần đi trong vài phút, giúp bạn dễ dàng nhận biết phần nào trên da đã được bôi.

Bạn nên thường xuyên bôi kem chống nắng cho bé. Quảng cáo luôn giới thiệu rằng các kem chống nắng không thấm nước sẽ có tác dụng chống nắng lâu hơn so với các sản phẩm khác, nhưng bé sẽ cần phải bôi thêm kem chống nắng mỗi 2 giờ hoặc mỗi lần bé bị ướt hoặc lau khô bằng khăn.

Bạn nên lưu ý rằng, các loại sản phẩm chứa oxit kẽm và titanium dioxide mới được gọi là kem chống nắng vật lý (sunblock). Một số loại kem chống nắng khác (dù là dựa trên hóa chất hoặc có thành phần chống nắng) cũng được ghi là “kem chống nắng vật lý” trên nhãn. Vì vậy, cách tốt nhất để biết bạn đang sử dụng loại nào là kiểm tra thành phần trên nhãn.

Hy vọng qua bài viết, các bậc phụ huynh sẽ có nhiều thông tin hữu ích về kem chống nắng cho trẻ, đặc biệt là có thể lựa chọn loại tốt nhất để bảo vệ làn da bé yêu khỏi nắng hè gay gắt.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 cách ngăn ngừa các bệnh về thận phát sinh

(16)
Đối với các bệnh về thận, phương pháp điều trị tốt nhất chính là chủ động phòng ngừa chúng ngay từ đầu. Một trong những cách phổ biến là kiểm soát ... [xem thêm]

Chỉ số cholesterol: Hiểu để kiểm soát

(33)
Chỉ số cholesterol góp phần dự đoán nguy cơ phát triển bệnh tim trong khoảng một thập kỷ, từ đó giúp người bệnh sớm có phương pháp ngăn chặn thích hợp. ... [xem thêm]

Sùi mào gà kiêng quan hệ bao lâu?

(27)
Sùi mào gà không những khiến bệnh nhân gặp nhiều trở ngại về tâm lý mà còn gây không ít ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống tình dục. Khi mắc bệnh ... [xem thêm]

Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh: nguy hiểm khôn lường

(72)
Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh xảy ra ở trẻ nhỏ đưới 90 ngày tuổi. Triệu chứng khởi phát sớm thường xuất hiện trong vòng 24–48 giờ sau sinh. Nếu khởi ... [xem thêm]

Nấm miệng không chỉ xảy ra ở trẻ em

(33)
Nấm miệng – hay còn được gọi là bệnh nấm candida ở miệng – là tình trạng nấm Candida albicans phát triển vượt khỏi tầm kiểm soát ở niêm mạc miệng. ... [xem thêm]

5 thực phẩm tốt cho sức khỏe mà bạn phải… tránh xa!

(100)
Có bao giờ bạn dành ra một chút thời gian để đọc qua các dòng thông tin in trên nhãn mác của những loại thực phẩm mà mình yêu thích chưa? Nếu chưa, bạn nên ... [xem thêm]

Cách làm kẹo dẻo trái cây thơm ngon

(98)
Nếu bạn biết cách làm kẹo dẻo trái cây tại nhà, đây không những là món ăn yêu thích của trẻ nhỏ mà còn là thức ăn vặt lành mạnh của người lớn vào ... [xem thêm]

5 bí quyết tận hưởng Giáng sinh thân thiện với môi trường

(41)
Mùa lễ hội cuối năm mang đến không khí rộn ràng nhưng lại đi kèm với hóa đơn tiền điện cao ngất ngưởng, lượng quần áo cũ chồng chất và số túi nhựa ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN