Mách nhỏ cách sử dụng thuốc xịt mũi đúng cách

(3.56) - 64 đánh giá

Sử dụng thuốc xịt mũi đúng cách sẽ giúp cơ thể hấp thụ thuốc tốt hơn và tránh làm cho tình trạng nghiêm trọng hơn.

Các thuốc xịt mũi thường giúp điều trị các vấn đề ở mũi và xoang, chẳng hạn như nghẹt mũi. Thông thường, thuốc xịt mũi có thể là thuốc kê đơn hoặc không kê đơn. Thuốc cũng có hai dạng chính là dạng xịt thông thường (không có đầu bơm) và dạng bơm phun. Việc sử dụng các thuốc xịt mũi đúng cách sẽ giúp cơ thể hấp thụ thuốc tốt nhất, từ đó điều trị các vấn đề sức khỏe tốt hơn.

Các bước sử dụng thuốc xịt mũi

Trước khi xịt mũi, bạn nên chuẩn bị thêm xà phòng hoặc nước rửa tay để rửa sạch tay. Bạn cũng cần thêm khăn giấy để có thể xì mũi trước khi xịt mũi.

Chuẩn bị

  • Nhẹ nhàng xì mũi để làm thông mũi
  • Rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay và lau khô bằng khăn giấy
  • Lắc nhẹ chai xịt mũi (nếu nhãn thuốc hoặc bác sĩ có chỉ định)

Sử dụng chai xịt mũi thông thường

  • Ấn nhẹ vào một bên mũi để bịt lỗ mũi
  • Nhẹ nhàng chèn đầu chai xịt vào bên mũi còn lại
  • Hít thật sâu khi bạn đang bóp chai thuốc để thuốc thấm sâu vào xoang
  • Lặp lại theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc nhãn thuốc. Mỗi lần xịt cách nhau 10 giây
  • Sử dụng chai xịt mũi dạng bơm phun

  • Giữ chai xịt thẳng đứng với ngón trỏ ở vị trí bấm xịt và ngón cái ôm lấy chai hoặc ở dưới đáy chai

  • Ấn chai thuốc một vài lần vào không khí hoặc khăn giấy
  • Hơi nghiêng đầu ra sau và bịt một bên lỗ mũi
  • Đưa đầu chai xịt vào bên mũi còn lại và dùng lực vừa phải để ấn
  • Hít vào khi tia thuốc đi vào trong
  • Thực hiện tương tự bên còn lại
  • Bỏ chai xịt mũi ra và hít thở 1-2 lần để không khí trong khoang mũi được lưu thông
  • Bạn có thể xịt mũi nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất 10 giây
  • Sau khi xịt thuốc xong, bạn nên:

    • Đậy nắp chai xịt
    • Đợi vài phút để xì mũi sau khi dùng thuốc
    • Rửa sạch tay để loại bỏ thuốc còn dính
    • Bảo quản chai thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhãn thuốc

    Những lưu ý khi sử dụng thuốc xịt mũi

    • Bạn nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc quá thời gian khuyến nghị có thể gây ra các vấn đề khác, chẳng hạn như thuốc xịt làm giảm nghẹt mũi có thể làm cho tình trạng này nghiêm trọng hơn nếu dùng quá lâu.
    • Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bị chảy máu cam hoặc mũi bị kích ứng. Bác sĩ có thể kê một loại thuốc khác để làm giảm các vấn đề này.
    • Không nên để đầu chai xịt chạm vào bất cứ thứ gì vì nó sẽ dễ nhiễm khuẩn và gây nhiễm trùng trong khoang mũi.
    • Không chia sẻ thuốc xịt mũi cho người khác vì có thể khiến thuốc bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

    Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

    Nếu bạn có bất cứ vấn đề nào với thuốc xịt mũi, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Ngoài ra, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu:

    Tình trạng của bạn không cải thiện sau khi dùng thuốc xịt

    Bạn bị chảy máu cam nhưng không giảm hoặc ngưng sau 15 – 20 phút

    Bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quá trình dùng thuốc

    Để thuốc xịt mũi có hiệu quả tốt nhất, bạn cần sử dụng thuốc đúng cách. Còn chần chừ gì mà không áp dụng các cách trên đây nào.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    7 điều bạn nên biết khi chăm sóc người thân ung thư giai đoạn cuối

    (19)
    Chẳng có nỗi đau nào nhói lòng bằng khi bạn phải chứng kiến người thân đau đớn vật vã với căn bệnh hiểm nghèo ngày qua ngày. Khi chăm sóc người thân ung ... [xem thêm]

    Ăn thịt nướng khi mang thai có an toàn cho mẹ bầu?

    (88)
    Nhiều phụ nữ xem thịt nướng là món khoái khẩu vì sự thơm ngon của nó. Tuy nhiên, ăn thịt nướng khi mang thai có an toàn không là điều nhiều người còn băn ... [xem thêm]

    Vì sao bạn nên chọn phẫu thuật thẩm mỹ ở nước ngoài?

    (25)
    Nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng nên các dịch vụ làm đẹp, đặc biệt là phẫu thuật thẩm mỹ, ngày càng được ưa chuộng. Nhiều người lựa chọn phẫu ... [xem thêm]

    Giải đáp 8 thắc mắc về tình trạng dương vật

    (50)
    Như chúng ta đều biết, dương vật là một bộ phận rất quan trọng đối với nam giới. Đây là “vũ khí” không những giúp cánh đàn ông đạt được khoái ... [xem thêm]

    8 nguyên nhân béo phì khiến bạn gặp nhiều rủi ro

    (21)
    Bệnh béo phì có thể khiến trẻ em và người lớn gặp nhiều rủi ro bị huyết áp cao, mỡ máu, tiểu đường… Vậy nguyên nhân béo phì là do đâu?Bệnh béo phì ... [xem thêm]

    Lộ diện các dạng nhiễm ký sinh trùng ở trẻ nhỏ

    (70)
    Đôi khi trẻ có các biểu hiện như nổi mụn nhọt bất thường, tiêu chảy, người mệt mỏi không giống với các triệu chứng như khi bị cảm lạnh, cảm cúm. ... [xem thêm]

    7 cách sử dụng khăn giấy ướt thông minh

    (38)
    Bạn luôn chuẩn bị sẵn một gói khăn giấy ướt trong túi xách? Thói quen sử dụng khăn giấy ướt quá thường xuyên có thể làm tổn thương làn da của bạn ... [xem thêm]

    Chọn trái cây nào khi bé mới lần đầu ăn?

    (49)
    Khi con được 4-6 tháng tuổi, bạn có thể thêm thực phẩm xay nhuyễn vào chế độ ăn của bé. Trái cây là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng nhất. ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN