Mãn kinh nam và những dấu hiệu bạn cần biết

(3.83) - 35 đánh giá

Sự thay đổi nội tiết tố là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, không giống như sự sụt giảm đáng kể của hormone sinh sản xảy ra ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, hormone sinh dục nam sụt giảm dần theo tuổi tác. Dưới đây là một số thông tin thiết thực cho phái mạnh khi bước vào kỳ mãn dục.

Thuật ngữ “mãn kinh nam” đôi khi được dùng để mô tả mức testosterone thấp do quá trình lão hóa. Nó không giống với mãn kinh ở phụ nữ vì không có dấu hiệu rõ rệt ở giai đoạn này. Nhiều bác sĩ còn dùng tên gọi “mãn dục nam giới”, “hội chứng suy giảm testosterone”, “thiểu năng sinh dục nam do thiếu hụt androgen” và “suy tuyến sinh dục khởi phát muộn” để mô tả những thay đổi nội tiết tố do lão hóa ở nam.

Sự thật về hormone sinh dục của phái mạnh

Mức testosterone ở nam giới rất khác nhau. Những người đàn ông lớn tuổi có mức testosterone thấp hơn thanh niên trẻ. Từ sau tuổi 30, cùng với quy luật tự nhiên của cơ thể, lượng testosteron được sản sinh ngày một ít dần.

Các dấu hiệu cho thấy mức testosterone thấp

Một số nam giới có lượng testosterone thấp hơn bình thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nhận biết nên xét nghiệm máu là cách duy nhất để chẩn đoán mức độ testosterone. Testosterone thấp có thể gây ra:

  • Những thay đổi trong chức năng tình dục: Giảm ham muốn tình dục và các vấn đề về cương dương, teo và xốp tinh hoàn;
  • Thay đổi thể chất: Tăng mỡ cơ thể, giảm số lượng lớn cơ bắp và sức mạnh, gây giòn xương, ngực bị đau hoặc phát triển lớn hơn. Các dấu hiệu khác bao gồm tình trạng rụng lông trên cơ thể. “Bốc hỏa” cũng là triệu chứng thường thấy nhất ở những người đàn ông có lượng testosterone cực thấp;
  • Thay đổi cảm xúc: Testosterone thấp có thể góp phần làm giảm động lực hay thiếu lạc quan, cảm thấy buồn hay chán nản hoặc thiếu tập trung, hay quên;
  • Mất ngủ: Testosterone đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên giấc ngủ. Suy giảm testosterone có thể gây ra chứng mất ngủ và rối loạn giấc ngủ, buồn ngủ vào ban ngày, khó tập trung và cáu kỉnh.

Tuy nhiên, một số dấu hiệu và triệu chứng có thể xảy ra do các yếu tố khác mà không phải là testosterone thấp bao gồm: Tác dụng phụ của thuốc, các vấn đề về tuyến giáp, trầm cảm hoặc sử dụng rượu quá mức. Ngoài ra tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng đến nồng độ testosterone. Một khi các tình trạng trên được xác định và điều trị, testosterone sẽ trở lại mức bình thường.

Cần làm gì để chặn đà giảm testosterone?

Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu và triệu chứng kể trên thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đánh giá nguyên nhân và lựa chọn cách điều trị.

Bạn không thể tăng sản xuất testosterone tự nhiên nhưng có thể làm theo các bước sau:

  • Lựa chọn lối sống lành mạnh: Một chế độ ăn uống lành mạnh và bao gồm các hoạt động thể chất trong thói quen hàng ngày sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe, năng lượng và khối lượng cơ. Hoạt động thể chất thường xuyên thậm chí có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng và thúc đẩy giấc ngủ tốt hơn;
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân nếu cảm thấy xuống tinh thần: Một dấu hiệu khác thường của trầm cảm là dễ kích động, cáu gắt. Có nhiều đàn ông cố che giấu trầm cảm bằng cách sử dụng chất kích thích, ví dụ như đồ uống có cồn. Thế nhưng họ lại không biết rượu sẽ làm tình trạng trầm trọng hơn. Sự cảm thông và khuyến khích từ bạn bè và gia đình sẽ có ích rất nhiều trong những trường hợp như vậy;
  • Cân nhắc khi sử dụng thảo dược: Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc bổ sung thảỏ dược là an toàn và hiệu quả cho việc điều trị nồng độ testosterone thấp do quá trình lão hóa. Thậm chí nếu sử dụng không có sự đồng ý của bác sĩ, có thể gây nguy hiểm và làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Điều trị testosterone thấp với liệu pháp thay thế testosterone hiện đang gây tranh cãi. Đối với một số người, liệu pháp này làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, đối với những người khác thì những lợi ích của nó mang lại không rõ ràng và có những rủi ro tiềm ẩn như làm tăng nguy cơ đau tim, ung thư tuyến tiền liệt hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Nếu bạn đang tìm kiếm cách điều trị phù hợp, hãy đi gặp bác sĩ để cân nhắc những ưu và khuyết điểm của từng phương pháp nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Không nên xem thường bệnh sỏi thận ở trẻ em

(21)
Nhiều người nghĩ sỏi thận ít xảy ra ở trẻ em. Tuy nhiên, gần đây, bệnh sỏi thận ở trẻ em ngày càng tăng. Phát hiện sớm bệnh này ở trẻ để kịp thời ... [xem thêm]

Tại sao da bạn lại xuất hiện đồi mồi?

(61)
Khi tuổi của bạn ngày càng nhiều thì da xuất hiện những dấu hiệu lão hóa như nám da tàn nhang, trong đó dễ nhận biết nhất là đồi mồi. Tuy tình trạng này ... [xem thêm]

Bố mẹ đã biết cách đo thân nhiệt cho con?

(33)
Nuôi dạy con trẻ đòi hỏi bố mẹ phải trang bị rất nhiều kỹ năng. Đo thân nhiệt con đúng cách là một trong số những kỹ năng quan trọng mà không phải bậc ... [xem thêm]

Chế độ dinh dưỡng cần thiết khi điều trị HIV

(41)
Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý trong quá trình điều trị HIV giúp bệnh nhân tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời đẩy lùi nguy cơ mắc ... [xem thêm]

Bệnh sởi ở trẻ em và những lưu ý để hạn chế biến chứng nguy hiểm

(89)
Sởi là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và rất dễ lây qua đường hô hấp. Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 20 triệu bệnh nhân bị sởi. Người mắc ... [xem thêm]

Dư thừa vitamin C làm trẻ mắc bệnh nguy hiểm

(14)
Vitamin C là một loại vitamin khá quen thuộc, thường có nhiều trong các trái cây họ cam quýt và một số thực phẩm như cà chua, khoai tây hay các loại rau ăn lá. ... [xem thêm]

Bạn nên cung cấp chất sắt cho cơ thể mỗi ngày

(60)
Chứng thiếu hụt sắt chính là dạng thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất – đặc biệt thường phổ biến ở trẻ em và phụ nữ đang mang thai, theo Trung tâm ... [xem thêm]

Hậu quả của việc nuốt kẹo cao su và cách xử lý

(94)
Nếu lỡ nuốt phải hạt thì bạn sẽ biết chắc là bụng không mọc cây được đâu, nhưng nuốt kẹo cao su nhiều thì có thể khiến bạn tắc ruột thật ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN