Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Mật độ xương là gì?

(3.55) - 29 đánh giá

Bạn đã bao giờ nghe nói về mật độ xương hoặc khối lượng xương? Nếu như đã nghe rồi liệu bạn có biết ý nghĩa của chúng không? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về mật độ xương.

Mật độ xương là gì?

Xương chắc khỏe là một điều rất quan trọng, bởi vì chúng nâng đỡ và tạo hình dáng cho toàn bộ cơ thể. Chúng tạo thành một khung cho các cơ bắp, dây chằng và các cơ quan neo giữ vào. Xương cũng là nhà máy sản xuất các tế bào hồng cầu và bạch cầu. Mật độ xương cho biết số lượng khoáng chất trong xương của bạn.

Làm thế nào để kiểm tra mật độ xương của mình?

Xét nghiệm đo mật độ xương, còn gọi là đo khối lượng xương, là một xét nghiệm được thực hiện để đo lường sức khỏe của xương. Kết quả sẽ cho ra một con số tương ứng với mật độ xương của bạn. Sau đó bác sĩ sẽ so sánh con số này với mật độ xương của một người khỏe mạnh. Bằng xét nghiệm này, bạn có thể biết liệu xương của bạn có vấn đề gì không:

  • Kết quả có thể giúp bác sĩ xác định xem bạn có bị loãng xương hay không. Nếu bạn bị loãng xương, xương của bạn có nhiều khả năng sẽ bị gãy.
  • Xét nghiệm này cho phép bạn biết nguy cơ bị gãy xương.
  • Xét nghiệm còn được dùng để theo dõi kết quả điều trị, bác sĩ dùng kết quả này để xem liệu phương pháp điều trị có hiệu quả đối với bạn hay không.

Xét nghiệm đo mật độ xương sử dụng tia X để đo lượng canxi trong xương của bạn. Các phần xương thường được sử dụng để đo mật độ là xương hông, cột sống và cánh tay. Đo mật độ xương là xét nghiệm khá dễ dàng, không đau và nhanh chóng. Nó chủ yếu được thực hiện ở bệnh viện hoặc các phòng khám đa khoa.

Khi nào bác sĩ sẽ đo mật độ xương cho bạn?

Bác sĩ có thể khuyên bạn đo mật độ xương khi:

  • Bạn bị giảm chiều cao: Nếu bạn bị giảm khoảng 4 cm chiều cao, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đo mật độ xương vì nguyên nhân có thể là bạn bị loãng xương dẫn đến gãy xương ở cột sống.
  • Bạn bị gãy xương mà không hề va chạm hay thương tích gì trước đó: Khi xương của bạn bị loãng đi, những động tác nhẹ cũng có thể gây gãy xương, thậm chí là khi bạn chỉ ho hoặc hắt hơi;
  • Bạn đang dùng một số loại thuốc nhất định: Một số loại thuốc như thuốc steroid có thể dẫn đến bệnh loãng xương;
  • Mức độ hormone đột ngột giảm: Một số phương pháp điều trị bệnh ung thư có thể làm giảm mức độ hormone trong cơ thể của bạn như estrogen và testosterone. Giảm hormone giới tính có thể dẫn đến loãng xương.

Khối lượng xương thấp và bệnh loãng xương

Kết quả của xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ quyết định cách điều trị phù hợp cho bạn. Bác sĩ có thể khuyên bạn giữ các thói quen tốt như ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin D và canxi; tập thể thao như đi bộ hoặc chạy bộ.

Khối lượng xương thấp

Khối lượng xương thấp là tình trạng mật độ xương của bạn thấp hơn so với mức bình thường nhưng chưa đủ thấp để thành bệnh loãng xương. Mặc dù không phải tất cả những người có khối lượng xương thấp sẽ bị loãng xương trong tương lai, nhưng đây là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến bệnh loãng xương.

Loãng xương

Nếu kết quả cho thấy bạn đang bị loãng xương, điều đó có nghĩa là mật độ xương của bạn là cực kỳ thấp. Xương của bạn có nhiều khả năng bị gãy, ngay cả với những va chạm nhẹ.

Mật độ xương là một chỉ số cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe xương của bạn cũng như các bệnh lý liên quan đến xương. Để đo mật độ xương, bác sĩ sẽ sử dụng xét nghiệm đo mật độ xương. Sau đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả để điều trị tình trạng của bạn hoặc phòng ngừa không cho bệnh xảy ra

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 3 mẹo đơn giản để có khung xương chắc khỏe
  • 5 thực phẩm tốt cho khớp xương bị cứng
  • Bài tập cơ xương khớp đơn giản dành cho giới văn phòng
Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

9 nguyên nhân khiến bạn cảm thấy có vị lạ trong miệng

(22)
Nếu dạo gần đây bạn hay thấy có vị lạ trong miệng (có thể là vị đắng, chua, mặn, ngọt hoặc vị của kim loại) thì đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể ... [xem thêm]

16 triệu chứng tiền mãn kinh mà bạn có thể gặp phải

(32)
Tiền mãn kinh là gì? Đó là khoảng thời gian cơ thể bạn bắt đầu bước vào giai đoạn mãn kinh tự nhiên, đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ có thể sinh ... [xem thêm]

Lợi ích của việc tập thể dục trước khi mang thai

(80)
Vận động thể chất là bất cứ dạng hoạt động nào giúp cơ thể bạn tiêu thụ nhiều năng lượng. Cuộc sống hiện đại hình thành nên nếp sống khiến ... [xem thêm]

Chữa trị mụn an toàn cho mẹ bầu

(69)
Mụn là tình trạng rất phổ biến ở các mẹ bầu và thường bắt đầu xuất hiện trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Vậy làm thế nào để trị mụn an toàn ... [xem thêm]
Đang tải ...

4 bài tập giúp trẻ sơ sinh cứng cáp, khỏe mạnh để sẵn sàng đón Tết

(94)
Trẻ sơ sinh cứng cáp, khỏe mạnh luôn là mong muốn của mọi bậc cha mẹ. 4 bài vận động đơn giản sau sẽ giúp bé yêu của bạn có một nền tảng thể chất ... [xem thêm]

Những cơn đau ngực tiết lộ điều gì?

(62)
Đau ngực đôi khi rất dai dẳng, khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Bạn biết gì những cơn đau ngực và cách chữa trị? Bạn nên làm gì để ... [xem thêm]

Chứng khát nước: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

(85)
Chứng khát nước là một thuật ngữ y khoa chỉ cảm giác khát nước quá mức thường xuyên và tình trạng không hề cải thiện dù bạn đã uống bao nhiêu ... [xem thêm]

Ham muốn tình dục thay đổi thế nào khi bạn 20, 30 và 40?

(82)
Ham muốn tình dục là cảm giác khao khát được gần gũi thể xác với người khác phái, điều này cũng góp phần giữ lửa cho hôn nhân mặn nồng hơn. Tuy nhiên, ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...