Mẹ bầu nên cảnh giác nếu thấy xuất hiện dịch màu nâu

(4.16) - 98 đánh giá

Bạn vô cùng lo lắng vì bỗng một ngày bạn phát hiện những vết lốm đốm dịch màu nâu từ âm đạo. Vậy bạn cần làm gì nếu gặp phải trường hợp này?

Việc xuất hiện dịch âm đạo là chuyện hết sức bình thường khi mang thai. Nếu bạn thấy dịch màu trắng đục thì chứng tỏ bạn hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu dịch có màu nâu thì sẽ như thế nào? Hãy cùng Chúng tôi khám phá lý do tại sao mẹ bầu lại xuất hiện dịch nâu trong qua 3 giai đoạn của thai kỳ sau đây nhé!

Dịch màu nâu qua 3 giai đoạn mang thai

Dịch màu nâu có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào trong thai kỳ:

Giai đoạn đầu tiên (tuần 1 đến tuần 12)

Mặc dù không phải là vấn đề đáng lo ngại nhưng những đốm nâu xuất hiện trong giai đoạn này có thể là do những trường hợp rất đáng được lưu ý như:

  • Hiện tượng xuất huyết do phôi làm tổ;
  • Cổ tử cung quá nhạy cảm.

Nếu tình trạng chảy máu kéo dài hoặc nặng hơn thì bạn hãy đến khám bác sĩ ngay nhé.

Giai đoạn thứ hai (tuần 13 đến 28)

Xuất huyết nâu rất phổ biến trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong giai đoạn giữa. Nguyên nhân là do:

  • Kích ứng cổ tử cung;
  • Thường xuyên khám thai định kỳ;
  • Quan hệ tình dục liên tục.

Tuy nhiên, dịch màu nâu cũng có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng âm đạo và cần được điều trị ngay.

Giai đoạn thứ ba (tuần 29 đến 40)

Xuất hiện dịch màu nâu trong giai đoạn cuối là do:

  • Kích ứng cổ tử cung;
  • Khám thai và quan hệ tình dục thường xuyên;
  • Dấu hiệu chuyển dạ.

Chất nhờn sẽ xuất hiện vài ngày hoặc một tuần trước khi chuyển dạ. Đây là chất bao quanh cổ tử cung để bảo vệ con yêu chuẩn bị cho sự ra đời. Ngoài ra, dịch màu nâu sẽ thoát khỏi cơ thể qua đường âm đạo giúp thai phụ sẵn sàng cho việc chuyển dạ. Do đó, bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều dịch màu nâu.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Dịch âm đạo màu nâu có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng. Nếu bạn gặp một trong bất cứ những trường hợp dưới đây, bạn nên đến gặp bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể nhé:

  • Dịch màu nâu tiết khá nhiều bởi hiện tượng xuất huyết do phôi làm tổ;
  • Dịch màu nâu kéo dài hơn một tuần sau khi quan hệ tình dục;
  • Dịch tiết ra có mùi hôi hoặc gây cảm giác ngứa;
  • Xuất hiện dịch nâu đi kèm với đau bụng hoặc hoặc dịch nâu bị vón cục (Đây chính là dấu hiệu của việc nạo phá thai không thành công);
  • Chuột rút cơ bụng;
  • Xuất huyết đi kèm sốt hoặc cảm lạnh (Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng ở tử cung hay thận);
  • Xuất huyết đi kèm với chuột rút và nhức đầu có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung.

Trên đây là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng xuất hiện dịch nâu ở mẹ bầu qua từng giai đoạn mang thai. Nếu bạn gặp phải một trong những nguyên nhân trên, đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ để có được tư vấn kịp thời nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 bài tập giữ thăng bằng giúp bạn vững vàng hơn

(38)
Khi luyện tập khả năng giữ thăng bằng, bạn có thể tăng cường cơ trọng tâm và giúp mình vững vàng và ổn định hơn khi di chuyển. Vậy có những bài tập ... [xem thêm]

Uống trà lạc tiên để xua tan phiền muộn

(88)
Trà lạc tiên có thể giúp bạn thư giãn tinh thần và xua tan những cảm xúc phiền muộn để có giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần kiểm soát lượng trà ... [xem thêm]

Nguyên nhân gì dẫn đến đau khuỷu tay?

(98)
Khuỷu tay là bộ phận phải hoạt động hằng ngày trên cơ thể chúng ta. Đặc biệt, đối với những vận động viên hoặc người thường xuyên làm việc nặng ... [xem thêm]

Đường dừa có thật sự tốt hay chỉ là lời đồn thổi?

(24)
Đường dừa (coconut sugar) là một loại đường được sản xuất từ sáp, nhụy của cây dừa. Loại đường này có vị ngọt thanh và không hề gắt cổ khi ... [xem thêm]

Gai sinh dục và những điều nhất định phải biết

(15)
Ở các nước châu Âu, bệnh gai sinh dục và bệnh sùi mào gà đều được gọi bằng một tên chung là “genital warts”. Xét về bản chất, gai sinh dục và sùi mào ... [xem thêm]

5 giai đoạn của giấc ngủ bạn cần biết

(78)
Chất lượng giấc ngủ đóng vai trò thiết yếu cũng như ăn uống. Nó góp phần giúp bạn phát triển một hệ miễn dịch khỏe mạnh, cân bằng khẩu vị, điều ... [xem thêm]

Các nếp nhăn trên mặt tiết lộ gì về sức khỏe của bạn?

(45)
Không phải lúc nào nếp nhăn trên khuôn mặt cũng thể hiện tuổi tác, đó còn là tấm gương phản ánh tâm trạng và sức khỏe của bạn nữa đấy. Theo Ayurveda ... [xem thêm]

Thai nhi 19 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(89)
Sự phát triển của thai nhi 19 tuần tuổiThai tuần thứ 19 phát triển như thế nào?Thai nhi 19 tuần tuổi lúc này có kích thước cỡ một quả cà chua, nặng khoảng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN