Mẹo cho hội bạn thân chuẩn bị tập yoga

(3.79) - 18 đánh giá

Yoga mang lại rất nhiều lợi ích đáng ngạc nhiên. Tuy vậy, có nhiều người khá rụt rè và mập mờ khi mới tập yoga. Chính vì lẽ đó, hãy cung cấp cho bạn của bạn và người thân xung quanh những lời khuyên và thông tin cơ bản để chuẩn bị tập yoga. Các bạn hãy hỗ trợ nhau khi muốn tham gia một lớp yoga. Tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin, thoải mái khi bước vào lớp học yoga ngay trong lần đầu tiên.

Kiểm tra thông tin lớp học

Có nhiều người đăng ký lớp yoga có mức độ không phù hợp vì họ không tìm hiểu rõ về các lớp học trước khi chọn. Hãy tư vấn cho bạn bè các trang web hoặc gọi điện đến các trung tâm yoga để hỏi về trình độ lớp học và các vật dụng cần thiết khi tập luyện để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi tham gia.

Hỏi xem lớp học có cung cấp thảm tập không

Một số trung tâm cung cấp thảm tập yoga miễn phí, một số sẽ cho thuê. Nếu trung tâm không có sẵn, hãy khuyên bạn của bạn mua một tấm thảm riêng.

Đừng tập ngay khi vừa ăn xong

Bạn không nên tập yoga ngay sau khi ăn vì sẽ cảm thấy không thoải mái trong một số tư thế vặn xoắn và gập người. Nhưng cũng không tốt khi tập yoga lúc bụng đói, vì vào cuối buổi tập, bạn có thể bắt đầu cảm thấy lâng lâng khi cơ thể thiếu năng lượng. Tuy nhiên, nếu ai cảm thấy đói, bạn có thể khuyên họ ăn một món ăn nhẹ trước khi lên lớp.

Uống đủ nước và tránh các sản phẩm chứa caffein

Việc uống đủ nước rất quan trọng. Có một số bài tập yoga có thể khiến bạn bị mất nước do đổ mồ hôi nhiều. Tốt nhất là nên uống nước ít nhất hai giờ trước khi đến lớp vì cơ thể cần thời gian để hấp thụ nước. Tránh dùng các đồ uống chứa caffein (bao gồm cả trà xanh và trà đen) vài giờ trước khi vào lớp, vì chúng có thể làm cơ thể mất nước và nhịp tim tăng cao.

Mặc trang phục thoải mái

Các bạn nên lựa chọn trang phục thông thoáng, có độ co dãn và thấm hút mồ hôi tốt, tránh mặc những loại quần áo quá rộng, vì bạn có thể bị phân tâm khi dành quá nhiều thời gian để điều chỉnh trang phục thay vì tập trung vào việc thực hiện các động tác. Ngoài ra, cũng nên tránh mặc những bộ đồ có màu sáng ở vùng mông, vì cho dù vải có dày bao nhiêu đi nữa thì cũng rất dễ bị “lộ hàng” khi phải tập các động tác cúi người căng cơ, do phần vải sẽ bị giãn ra và trở nên rất mỏng.

Mang theo một chiếc khăn

Trong khi tập yoga, bạn sẽ đổ mồ hôi rất nhiều, hãy mang theo khăn để lau khô mồ hôi khi chuyển tư thế nhé.

Đến phòng tập sớm ít nhất 15 phút

Những ai đến lớp sớm sẽ có được vị trí tốt và còn có thể nói chuyện với giáo viên. Hơn nữa, người đến sớm còn được chọn chỗ đặt thảm yoga của mình ở chỗ mình thích hoặc một nơi thoải mái trong căn phòng mà không làm ảnh hưởng đến người khác.

Tôn trọng nội quy lớp học

Nếu vì một số lý do nào đó bạn phải đến muộn, hãy tôn trọng các bạn cùng lớp bằng cách đặt thảm xuống nhẹ nhàng để tránh làm gián đoạn lớp học. Bạn hãy bật điện thoại ở chế độ rung và đặt nó sang một bên hoặc cất ở nơi khác để không phá vỡ không khí lớp học vì bạn không phải là người duy nhất trong lớp.

Nói với huấn luyện viên yoga về các vấn đề sức khỏe của mình

Bất cứ bộ môn nào cũng đều ẩn chứa những nguy cơ, yoga cũng vậy. Bạn nên khuyên bạn mình nói rõ với huấn luyện viên về những vấn đề sức khỏe của họ khi mắc các căn bệnh mãn tính hay đang trong giai đoạn kinh nguyệt hoặc đang mang thai, v.v… Lý do là vì có một số tư thế yoga có thể khiến bạn bị tổn thương hoặc làm bệnh trở nặng hơn khi tập lúc cơ thể không khỏe. Giáo viên có thể đưa ra bài tập thay thế để giúp bạn tiếp tục tập luyện chung với cả lớp.

Yoga là một loại hình vận động có ích và phù hợp với tất cả mọi người, bất kể tuổi tác hay sức khỏe. Tuy nhiên, một số người thấy lo lắng trước khi bắt đầu lớp học đầu tiên của họ. Bạn hãy ghi nhớ những quy tắc trên để có những buổi tập yoga đầu tiên ít lo lắng và vui vẻ với người bạn của mình nhé.

Bạn có thể quan tâm đến các bài viết sau:

  • Những bí ẩn về yoga có thể bạn chưa biết
  • Dành cho những ai mới bắt đầu tập yoga
  • Tập yoga nên mang theo những gì?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh lý tuyến giáp trong thai kỳ, những điều mẹ bầu cần biết (P1)

(71)
Các bệnh lý tuyến giáp được xem là nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu. Việc làm xét nghiệm tuyến giáp trong giai đoạn đầu thai kỳ để kịp thời phát ... [xem thêm]

Hiểu rõ về loạn sản sụn để sống vui khỏe hơn

(91)
Loạn sản sụn là rối loạn tăng trưởng xương, một dạng của chứng lùn tuyến yên. Chứng lùn tuyến yên là bệnh khi người trưởng thành hoặc trẻ em có tầm ... [xem thêm]

Xơ gan ở trẻ em và những điều bạn nên biết

(20)
Nguyên nhân xơ gan ở trẻ em chủ yếu xuất phát từ những thương tổn ở gan, mật hoặc các bệnh lý di truyền. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề sức khỏe ... [xem thêm]

4 bí quyết giúp các cặp đôi tận hưởng chuyện ấy trong kỳ nghỉ Tết

(91)
Vui chơi, ăn uống thỏa thích dễ dẫn đến việc bị tăng cân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn 10 cách đơn giản hóa giải chứng tăng cân trong ngày ... [xem thêm]

Vì sao người cao tuổi dễ mắc bệnh viêm phổi?

(77)
Bệnh viêm phổi chính là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người cao tuổi. Mặc dù phổ biến nhưng ít ai, đặc biệt là người cao tuổi, lại chú ý đến ... [xem thêm]

Ung thư nội mạc tử cung là gì?

(48)
Ung thư nội mạc tử cung là ung thư phụ khoa khá phổ biến. Vậy ung thư nội mạc tử cung là gì? Đâu là nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này?Mỗi năm, ... [xem thêm]

Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và những điều nên biết

(35)
Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và những điều cần biết về căn bệnh còn khá xa lạ này sẽ giúp bạn phát hiện triệu chứng sớm để điều trị kịp ... [xem thêm]

Tìm hiểu về xét nghiệm Non-stress test

(97)
Xét nghiệm Non-stress test là một dạng kiểm tra sức khỏe của thai nhi nhằm mục đích phát hiện các nguy cơ, từ đó đưa ra phương án ngăn chặn kịp thời. Trong ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN