Nên ăn gì khi bị đau dạ dày do rối loạn tiêu hóa?

(4.31) - 12 đánh giá

Dạ dày là cơ quan đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa bị rối loạn thì dạ dày sẽ trở nên rất nhạy cảm với một số loại thực phẩm. Vậy để cải thiện tình trạng đau dạ dày do rối loạn tiêu hóa, bạn nên dùng những loại thực phẩm nào?

Chế độ ăn uống hằng ngày có thể ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày. Vì vậy, ăn uống đúng cách sẽ giúp duy trì chức năng dạ dày cũng như điều trị một số triệu chứng không mong muốn ở dạ dày. Sau đây là một số loại thực phẩm giúp làm giảm các cơn đau dạ dày hiệu quả bạn nên biết.

Chuối

Chuối được đánh giá là một trong những thực phẩm thân thiện với dạ dày. Các vận động viên marathon thường ăn chuối để tăng cường năng lượng, vì chuối là thực phẩm dễ tiêu hóa và hiếm khi gây rối loạn dạ dày. Ngoài ra, sở dĩ loại trái cây này có thể giúp hỗ trợ các chức năng của dạ dày vì nó có chứa pectin – một chất giúp cho quá trình đại tiện trở nên dễ dàng hơn.

Chuối là một trong những thành phần của chế độ ăn Brat (bao gồm chuối, cơm trắng, sốt táo và bánh mỳ). Chế độ ăn này từ lâu đã được dùng để hỗ trợ làm giảm các cơn đau bụng.

Chuối rất giàu kali – chất điện giải cần thiết trong cơ thể, nhất là khi cơ thể bạn bị mất nước do nôn mửa và tiêu chảy. Ngoài ra, ăn chuối cũng giúp bạn bổ sung đủ năng lượng cho cơ thể khi bạn ăn kiêng.

Gừng

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng là phương thuốc giúp giảm triệu chứng buồn nôn và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa hiệu quả.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng tối đa 4g gừng mỗi ngày (dùng 1g bột gừng cách nhau mỗi 4 giờ). Ngoài ra, nhai một lát gừng tươi, một viên kẹo gừng hoặc uống trà gừng cũng có thể khiến dạ dày bạn dễ chịu hơn.

Trà thảo mộc

Ngoài tác dụng xoa dịu các cơn đau, các loại trà thảo mộc như trà bạc hà và trà hoa cúc còn giúp phục hồi các bệnh liên quan đến dạ dày.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy bạc hà có khả năng làm giảm cơn đau ở ruột già. Ngoài ra, trà bạc hà còn giúp làm giảm các triệu chứng có liên quan đến hội chứng ruột kích thích và tình trạng nôn mửa. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý mặc dù trà bạc hà có thể giúp xoa dịu các cơn đau dạ dày, nhưng những người mắc chứng trào ngược dạ dày – thực quản nên hạn chế dùng loại thức uống này, bởi vì nó có thể làm giãn cơ vòng thực quản, khiến axit dạ dày trào lên và gây ợ nóng.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu còn cho thấy các loại trà thảo mộc (không có chứa chất caffeine – chất gây trào ngược dạ dày), đặc biệt là trà hoa cúc, là một trong những phương thuốc hiệu quả để trị chứng rối loạn dạ dày, đau bụng cũng như làm giảm tình trạng khó chịu ở bụng hiệu quả.

Đu đủ

Đu đủ là một trong những loại trái cây nhiệt đới giúp xoa dịu các cơn đau dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, giảm chứng khó tiêu và giúp quá trình đại tiện trở nên dễ dàng hơn. Hai loại enzyme papain và chymopapain trong đu đủ giúp phá vỡ các protein và làm dịu các cơn đau dạ dày bằng cách thúc đẩy môi trường axit lành mạnh.

Cơm trắng

Khi bị rối loạn dạ dày, bạn nên dùng những loại thực phẩm nhạt, có màu trắng như cơm trắng, bánh mỳ, khoai tây luộc… Trong đó, cơm trắng là loại thực phẩm dễ tiêu hóa và không gây nhiều áp lực lên hệ tiêu hóa của bạn. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn giúp kiểm soát tình trạng tiêu chảy.

Sốt táo

Cũng giống như chuối, táo là nguồn cung cấp pectin dồi dào, giúp làm giảm các triệu chứng tiêu chảy. Khi bị rối loạn tiêu hóa, bạn nên dùng sốt táo thay vì táo tươi vì táo đã nấu chín sẽ dễ tiêu hóa hơn và cung cấp nhiều calo cho cơ thể. Ngoài ra, bản thân táo còn chứa nhiều chất xơ (kể cả vỏ) nên rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa do táo bón.

Biết được những loại thực phẩm nào tốt cho dạ dày để lựa chọn cho mình loại thực phẩm phù hợp sẽ giúp bạn giảm được những cơn đau do rối loạn tiêu hóa gây ra. Hãy thử bổ sung những loại thực phẩm trên vào thực đơn hằng ngày để có được một dạ dày khỏe mạnh bạn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh suy tim có nguy hiểm không? Những giải pháp giúp bạn giảm thiểu rủi ro

(10)
Ngay cả khi là chặng cuối của các bệnh tim mạch, kết quả chẩn đoán suy tim không có nghĩa là bạn đã bước đến cánh cửa tử thần. Vậy bệnh suy tim có nguy ... [xem thêm]

Dạy trẻ kỹ năng dùng kéo an toàn bố mẹ không thể bỏ qua

(72)
Cắt bằng kéo đòi hỏi các ngón tay của bé phối hợp nhịp nhàng. Vì thế, bạn cần dạy trẻ kỹ năng dùng kéo để trẻ không cắt phạm vào tay.Mặc dù nhiều ... [xem thêm]

Món ngon ngày Tết nhưng dễ làm trẻ bị hóc, nghẹn

(44)
Khi con bạn đã đủ lớn, trẻ sẽ háo hức muốn nếm thử những món bạn ăn. Nhưng không phải bất kì thực phẩm nào cũng an toàn cho trẻ ở mọi lứa tuổi. ... [xem thêm]

3 xu hướng làm săn chắc da mặt

(96)
Bạn có thể thử trải nghiệm các xu hướng làm săn chắc da mặt như dùng mỹ phẩm hỗ trợ, đến các trung tâm chăm sóc da hoặc thậm chí tự làm căng da mặt ... [xem thêm]

Đưa bé vào ngôi thai thuận trước sinh giúp mẹ sinh con dễ dàng

(52)
Sinh con dễ dàng và suôn sẻ luôn là mong ước của tất cả phụ nữ khi mang thai. Điều này sẽ trở thành hiện thực ngay nếu mẹ biết cách giúp bé yêu trong ... [xem thêm]

Khi nào bạn cần mổ tắc ruột?

(70)
Mổ tắc ruột thường được thực hiện cho các tình trạng tắc nghẽn hoàn toàn, có biến chứng hoặc khi các phương pháp khác không thành công. Thời gian hồi ... [xem thêm]

8 lý do không nên can thiệp chuyển dạ sớm

(69)
Bạn có ý định nhờ bác sĩ can thiệp chuyển dạ sớm vì có một kế hoạch quan trọng cần thực hiện. Thế nhưng, trước khi làm việc này, bạn nên cân nhắc ... [xem thêm]

Đảm bảo an toàn ở khu vui chơi cho con: chuyện tưởng nhỏ mà không nhỏ

(49)
Khu vui chơi là nơi trẻ có thể là chính mình và khám phá mọi thứ. Các thiết bị vui chơi ở đây luôn hấp dẫn nhưng cũng tiềm ẩn một số nguy hiểm cho trẻ. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN