Nên cho con ăn ít hay nhiều chất béo?

(4.02) - 95 đánh giá

Chất béo đóng một phần rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của bé. Bổ sung chất béo như thế nào để phù hợp với nhu cầu và đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh cho bé luôn là mối trăn trở của nhiều bậc phụ huynh.

Con bạn nên ăn bao nhiêu chất béo?

Thông thường, chất béo chỉ nên chiếm ít hơn 30% lượng calo trong chế độ ăn của bé, 1/3 hoặc ít hơn trong số đó là chất béo bão hòa và phần còn lại là chất béo không bão hòa (axit béo hoặc không bão hòa đơn). Chất béo không bão hòa thường ở thể lỏng khi đặt trong nhiệt độ phòng và có trong các loại dầu thực vật như dầu ngô, hoa hướng dương, đậu nành và ôliu.

Bạn có nên cắt giảm chất béo trong khẩu phần của bé?

Tuổi thơ chính là thời điểm tốt nhất để bạn cho bé bắt đầu các thói quen ăn uống lành mạnh tốt cho tim mạch. Tuy nhiên, mục tiêu cắt giảm lượng chất béo, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol của người lớn không nên áp dụng cho các bé nhỏ hơn hai tuổi. Nguyên nhân là bởi chất béo là chất dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình phát triển của bé. Chất béo cung cấp năng lượng mà bé cần để phát triển và hoạt động. Vậy nên bạn không nên quá hạn chế việc bé hấp thụ chất béo trong các bữa ăn hằng ngày.

Mối nguy từ việc dùng nhiều chất béo

Nếu lượng chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa mà con bạn tiêu thụ quá cao, con bạn có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả bệnh tim về sau này. Chất béo bão hòa thường ở dạng rắn trong nhiệt độ phòng. Loại chất béo này có thể tìm thấy ở thịt mỡ như thịt bò, heo, giăm bông, thịt bê, thịt cừu và các sản phẩm làm từ sữa như sữa nguyên chất, phô mai và kem. Vì lý do đó, sau 2 tuổi, bé nên dùng thực phẩm có chứa ít chất béo và chất béo bão hòa hơn.

Trẻ hơn hai tuổi nên ăn chất béo từ các thực phẩm nào?

Những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, ít chất béo, ít cholesterol cho bé hơn hai tuổi có thể bao gồm

  • Thịt gia cầm;
  • Cá;
  • Thịt nạc (nướng, đút lò, quay, không chiên);
  • Bơ thực vật loại mềm (thay vì bơ);
  • Sản phẩm làm từ sữa ít béo;
  • Dầu thực vật chứa ít chất béo bão hòa.

Hạn chế cho bé ăn nhiều trứng.

Mẹ nên lưu ý gì khi cho con ăn thức ăn chứa chất béo?

Chất béo cũng có mặt với hàm lượng đáng kể trong các loại sữa. Bạn hãy lưu ý điều sau đây: sữa nguyên chất thường được khuyên dùng cho trẻ em từ 12 tới 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, bác sĩ có thể khuyên bạn cho bé dùng sữa ít béo với hàm lượng chất béo 2% nếu con bị béo phì hoặc thừa cân, nếu gia đình bạn có tiền sử bị choresterol cao hoặc bệnh tim. Tốt nhất bạn nên cho bé đi khám và xin lời khuyên từ bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi cho con chuyển từ sữa nguyên chất sang sữa ít béo.

Bắt ép bé ăn và cấm bé ăn một số loại thức ăn sẽ không bao giờ là một phương pháp hiệu quả để tạo dựng thói quen ăn uống lành mạnh. Khi bé nghĩ về một món ăn bị ba mẹ cấm, món ăn ấy sẽ trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Việc bạn và bé có cảm giác và tận hưởng mọi loại thức ăn và đồ uống là rất quan trọng, nhưng bạn không nên cho con mình ăn quá nhiều một loại thức ăn bất kì nào. Hãy chú ý cho con dùng đồ ngọt và những khẩu phần thực phẩm nhiều chất béo ở một lượng vừa phải.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 lợi ích không ngờ của việc luyện tập plank mỗi ngày

(82)
Luyện tập thể hình là một trong những hình thức luyện tập được ưa chuộng ngày nay. Đặc biệt, các bài tập plank (tấm ván) trong luyện tập thể hình vừa ... [xem thêm]

Bảng chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ và 6 yếu tố quyết định tầm vóc

(19)
Có thể bạn quan tâm: Tính ngay chỉ số BMI của béCon yêu cao lớn và phát triển mỗi ngày luôn là mong mỏi của bậc làm cha mẹ. Chính vì vậy, bảng chiều cao ... [xem thêm]

Lên kế hoạch du lịch cho người bị xuất huyết giảm tiểu cầu

(78)
Khi bị xuất huyết giảm tiểu cầu, bạn cần phải theo dõi công thức máu thường xuyên để đảm bảo các chỉ số luôn nằm trong phạm vi an toàn. Điều đó ... [xem thêm]

Phương pháp thông tim cho người bệnh tim mạch

(86)
Tìm hiểu chungThông tim là kỹ thuật gì?Thông tim là một thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán và điều trị các bệnh tim mạch. Khi thực hiện thông tim, ... [xem thêm]

Có nên hâm nóng thức ăn cho trẻ trong lò vi sóng?

(20)
Hâm thức ăn trong lò vi sóng là thói quen của nhiều người, tuy nhiên, khi gia đình đón chào một thành viên mới, thói quen này lại có thể khiến nhiều người ... [xem thêm]

Top 15 cách cai thuốc lá tại nhà từ tự nhiên

(10)
Bạn đã bao giờ nghe đến các cách cai thuốc lá từ các nguyên liệu tự nhiên như gừng, yến mạch hay củ cải chưa? Cùng xem hiệu quả của những phương pháp ... [xem thêm]

Thuốc chống thải ghép, bạn đã biết tác dụng phụ của chúng?

(47)
Tương tự như những loại thuốc khác, thuốc chống thải ghép cũng có tác dụng phụ. Tùy theo thể trạng mà mỗi người có khả năng phản ứng với thuốc hoàn ... [xem thêm]

Nội soi đại tràng, đừng quên những điều cơ bản sau

(51)
Nội soi nhằm kiểm tra ung thư đại trực tràng là điều rất quan trọng để chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Bạn cần nắm rõ từng bước trong quá ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN