Thai nhi 29 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(3.62) - 41 đánh giá

Thai 29 tuần sẽ là lúc mẹ bầu mang thai 7 tháng. Trong lúc này, bé đã đạt được một mức độ phát triển nhất định về kich cỡ, cân nặng…

Tuần thai 29 đồng nghĩa với việc bạn đang bước vào tam cá nguyệt thứ 3. Có thể lúc này, mẹ bầu cảm thấy rất háo hức bởi chỉ vài tháng nữa thôi, thiên thần nhỏ sẽ được chào đời.

Tuy nhiên, đây cũng là lúc bạn nên tỉnh táo để không bị choáng ngợp hoặc thậm chí khó chịu chỉ vì những người xung quanh đưa ra quá nhiều lời khuyên mà chẳng cần quan tâm mẹ bầu có muốn nghe hay không.

Do vậy, hãy cùng Chúng tôi điểm qua một số thắc mắc thường gặp về giai đoạn tuần 29 cũng như các lưu ý cần thiết nhé.

Cân nặng thai nhi 29 tuần

Thai 29 tuần nặng bao nhiêu?

Khi bạn mang thai 29 tuần, kích thước bé rơi vào khoảng 38.6cm và nặng khoảng 1,1kg, ngang bằng kích thước của 1 quả bí đao. Bên cạnh đó, chiều dài bé có thể tăng một chút trong 11 tuần tới, nhưng cân nặng có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba trong giai đoạn này.

Sự phát triển của thai nhi 29 tuần tuổi

Thai nhi 29 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Thai nhi 29 tuần tuổi sẽ tiếp tục trở nên năng động hơn. Những chuyển động đầu tiên trước đây đã nhường chỗ cho những cú hích và thúc mạnh của bé – những chuyển động này có thể khiến mẹ bị mệt.

Hiện tại, em bé đang trong giai đoạn phát triển và có những thay đổi đáng kể trong quá trình tăng trưởng nói chung. Não, các cơ quan quan, bộ phận sinh dục và răng cũng dần được hình thành.

Nếu mẹ nhận thấy chuyển động của bé không nhiều như trước, hãy thử đếm số lần con đá.

Em bé nên di chuyển ít nhất 10 lần trong 2 giờ, nghĩa là bé sẽ thúc vào bụng mẹ ít nhất 10 lần mỗi 2 giờ. Nếu nhận thấy bé di chuyển ít hơn, hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ bầu thai 29 tuần

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Vào tuần thứ 29, bụng của bạn đã to dần và mẹ bầu sẽ không thể thực hiện động tác cúi người về phía trước một cách dễ dàng.

Bên cạnh đó, hiện tượng tăng cân cũng là thay đổi đáng kể mà mẹ bầu nhận thấy. Theo các bác sĩ, con số cân nặng lý tưởng mà bạn nên tăng rơi vào khoảng 8kg đến 11kg trong điều kiện sức kiện sức khỏe của thai phụ ở chuẩn ổn định.

Tuy nhiên, tùy vào thể trạng riêng biệt mà bác sĩ cũng sẽ gợi ý cho mức cân nặng phù hợp.

Bên cạnh đó, các chú vấn đề mà mẹ bầu cũng nên cần lưu tâm gồm:

  • Ngực của bạn trở nên to hơn và nặng hơn, vì vậy nên mặc áo ngực có tính nắng hỗ trợ

Triệu chứng thai tuần 29

Đây là một vài triệu chứng mà bạn sẽ gặp phải khi ở tuần 29 trong thai kỳ:

  • Ợ nóng khi mang thai vẫn tiếp tục kéo dài
  • Khó thở do thai nhi tạo sức nặng lên phổi
  • Táo bón, gặp khó khăn khi đi vệ sinh hoặc thậm chí là bị trĩ
  • Dễ mất tập trung, gặp khó khăn trong việc ghi nhớ do cơ thể gia tăng sản xuất nội tiết tố
  • Bạn cũng có thể bị đau lưng và đau chân
  • Ngứa ở vùng bụng do da bị kéo căng.
  • Khó chịu trong khi ngủ do cảm giác không thoải mái
  • Đi tiểu thường xuyên

Siêu âm thai tuần 29

Tuần này, hình thức siêu âm thai sẽ cho thấy em bé phát triển nhanh như thế nào. Những cú đạp của con xuất hiện ngày càng thường xuyên và mạnh mẽ do bên trong túi ối có ít không gian để di chuyển.

Thỉnh thoảng, bạn có thể cảm thấy những chuyển động giống như co giật lẻ tẻ bên trong bụng, thực chất hiện tượng này là do em bé đang nấc cụt đấy.

Thai nhi có thể trông hơi mũm mĩm thông qua hình ản siêu âm. Bên cạnh đó, con đang có một chút mỡ trắng dưới da, bên cạnh lớp mỡ nâu trước đó. Làn da của bé cũng trở nên mịn màng hơn.

ư

Lời khuyên về thai kỳ 29 tuần

Bà bầu 29 tuần nên ăn gì?

Ăn đúng và đủ là bí quyết để có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn cần biết mình nên ăn gì và cần hạn chế các loại thực phẩm nào.

Do thai nhi đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, mẹ bầu cũng nên đáp ứng nhu cầu về mặt dinh dưỡng. Thực phẩm trong tuần thứ 29 của thai kỳ nên bao gồm sắt, canxi và vitamin C.

Lượng canxi mẹ bầu cần bổ sung rơi vào khoảng 200 mg mỗi ngày.

Do vậy, hãy cố gắng chọn lựa thực phẩm giàu chất sắt trong chế độ ăn uống nhằm hỗ trợ em bé tạo ra tế bào hồng cầu, chẳng hạn như :Rau lá xanh, thịt nạc và ngũ cốc

Bạn có thể thèm cảm đồ ngọt, bánh ngọt, sôcôla và các loại thức ăn nhanh khác. Hãy nuông chiều bản thân một chút vào mỗi cuối tuần bởi điều này sẽ giúp cải thiện tâm trạng của mẹ bầu đấy.

Thực phẩm giàu vitamin C như bông cải, cà rốt, khoai lang… cũng rất tốt cho bé vì chúng hỗ trợ tạo ra các mô liên kết cần thiết cho các mạch máu.

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Hãy liên lạc ngay với bác sĩ nếu mẹ đang lo lắng về việc thai nhi ít chuyển động vào tuần thai 29. Mẹ có thể được hỏi về thời gian cuối cùng mà mẹ cảm thấy sự chuyển động của thai hoặc mẹ cảm thấy thai chuyển động bao nhiêu lần trong vòng vài giờ. Bác sĩ có thể muốn kiểm tra tình trạng thai nhi.

Thông thường thì mọi thứ đều ổn. Nhưng nếu như phát hiện có vấn đề thì có thể em bé cần được sinh sớm hoặc cần được thực hiện các bước hỗ trợ khác. Hành động kịp thời có thể ngăn ngừa được các vấn đề nghiêm trọng.

Mẹ cũng có thể bị tĩnh mạch hình mạng nhện trên da. Chúng là những đốm đỏ tỏa ra từ trung tâm và trông giống như chân nhện và là kết quả của việc gia tăng lưu thông máu. Mẹ có thể nhận thấy chúng trên mặt, cổ, ngực trên hoặc cánh tay và chúng sẽ có thể tự biến mất một vài tuần sau khi em bé được sinh ra.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Giai đoạn thai 29 tuần, đây có thể là lần cuối mẹ kiểm tra hàng tháng với bác sĩ. Bắt đầu tháng tiếp theo, mẹ sẽ có thể gặp bác sĩ thường xuyên hơn, cứ mỗi hai tuần vào lúc đầu và mỗi một tuần sau đó cho đến khi em bé được sinh ra.

Trong lần kiểm tra tháng này, bác sĩ sẽ kiểm tra lại huyết áp và trọng lượng của mẹ và hỏi mẹ về bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng mà mẹ có thể gặp phải. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu mẹ mô tả các cử động và lịch trình hoạt động của bé: khi nào bé hoạt động và khi nào bé giữ yên lặng.

Cũng như các lần khám trước sinh khác, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của em bé bằng cách đo tử cung của mẹ.

Nên làm gì và không nên làm gì khi thai 29 tuần

Dưới đây là một vài cách đơn giản để bạn có thể kiềm hãm cảm giác khó chịu khi mang thai:

Nên

Không nên

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh247.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

7 điều tuyệt vời về lợi ích của chạy bộ có thể bạn chưa biết

(95)
Một nghiên cứu mới cho thấy, so với những người không hề chạy bộ, những người có chạy bộ sẽ sống lâu hơn khoảng 3 năm. Không chỉ vậy, bạn sẽ có ... [xem thêm]

Hành trình nhận thức của thai nhi bên trong bụng mẹ

(35)
Giai đoạn trong bụng mẹ thai nhi phát triển không chỉ về thể chất mà cả về trí não và các giác quan. Muốn biết rõ hơn, bạn hãy xem bài viết của Chúng tôi ... [xem thêm]

8 công dụng của sữa dê giúp bạn tăng cường sức khỏe

(34)
Sữa dê thường không được nhiều người lựa chọn trong thức uống hàng ngày vì giá thành đắt đỏ và có mùi vị không thơm ngon như các loại sữa khác. Liệu ... [xem thêm]

Ung thư tế bào hắc tố hay nám da, phân biệt thế nào?

(84)
Bạn có bao giờ nghe về ung thư tế bào hắc tố da? Bạn có bao giờ tự hỏi liệu mình đang bị ung thư tế bào hắc tố nhưng không nhận ra và lầm tưởng đó ... [xem thêm]

10 cách giúp bạn an toàn khi tập lái xe hơi

(68)
Những ai mới tập lái xe hơi có thể bối rối không biết mình nên điều khiển xe ra sao mới an toàn và đúng cách. Thật ra, cách lái xe hơi an toàn không quá khó ... [xem thêm]

Ăn sushi khi cho con bú an toàn để bảo đảm dinh dưỡng cho bạn

(47)
Ăn sushi khi cho con bú hoàn toàn an toàn và dinh dưỡng nếu bạn biết được những nguyên tắc an toàn thực phẩm cơ bản khi dùng món ăn này. Và việc tự chế ... [xem thêm]

Các tư thế quan hệ bằng hậu môn (anal sex)

(79)
Mặc dù quan hệ bằng hậu môn không quá phổ biến và thường gây đau, tuy nhiên bạn vẫn có thể tận hưởng khoái cảm khi quan hệ theo hình thức này. Rất ... [xem thêm]

Mất kinh

(16)
Tìm hiểu chungHiện tượng mất kinh là gì?Mất kinh hay còn gọi vô kinh, là hiện tượng không xuất hiện kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ đều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN