Nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp và cách phòng ngừa

(3.97) - 95 đánh giá

Bệnh tăng nhãn áp (còn có tên gọi khác là thiên đầu thống, cườm nước, glocom) là một bệnh lý về mắt gây tổn thương thần kinh thị giác, dần dần khiến thị lực kém đi, thậm chí mù lòa. Nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Vậy, nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp là gì?

Nhiều dạng bệnh tăng nhãn áp không có dấu hiệu cảnh báo. Đôi lúc bạn còn không nhận thấy sự thay đổi về thị lực cho đến khi tình trạng bệnh ở vào giai đoạn tiến triển.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Vì tình trạng mất thị lực do bệnh tăng nhãn áp là không thể phục hồi, nên điều quan trọng là bạn phải kiểm tra mắt thường xuyên để tầm soát bệnh. Nếu tăng nhãn áp được phát hiện sớm, hiện tượng mất thị lực có thể được ngăn ngừa hoặc diễn tiến chậm lại. Bệnh nhân tăng nhãn áp thường phải tuân thủ việc điều trị bệnh cho đến hết đời.

Các loại bệnh tăng nhãn áp

Có hai loại chính:

Tăng nhãn áp góc mở

Đây là loại phổ biến nhất, xảy ra khi dịch tràn ra quá chậm từ góc giữa mống mắt và giác mạc.

Chất lỏng tích tụ và gây tăng áp lực nội nhãn (IOP), nếu không được điều trị, sẽ dẫn đến tổn thương thần kinh thị giác và mù lòa. Sự tích tụ chất lỏng cũng có thể xảy ra nếu mắt sản sinh ra chất lỏng dư thừa.

Tăng nhãn áp góc đóng

Loại bệnh tăng nhãn áp này xảy ra khi một phần của mống mắt làm tắc nghẽn góc thoát nước. Các triệu chứng của bệnh bao gồm mờ mắt, nhức đầu, đau mắt nghiêm trọng, buồn nôn. Các tình trạng này phát triển dần dần, song không có triệu chứng rõ ràng. Do đó, bệnh đòi hỏi sự chăm sóc y tế ngay lập tức để ngăn ngừa mất thị lực vĩnh viễn.

Ngoài ra còn có các hình thức ít phổ biến hơn: tăng nhãn áp bẩm sinh (thường do di truyền, xuất hiện ở trẻ sơ sinh hoặc những năm đầu đời của trẻ) và tăng nhãn áp thứ cấp (hình thành nếu những ai đã từng mắc phải tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng và bị thêm các bệnh như tiểu đường, chấn thương mắt hoặc thường xuyên dùng các thuốc corticosteroids).

Nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp

Thông thường, chất lỏng, chảy ra khỏi mắt bạn thông qua một kênh giống như lưới. Nếu kênh này bị chặn, chất lỏng sẽ tích tụ mà không thoát ra được. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này chưa được xác định, nhưng các bác sĩ tin rằng tăng nhãn áp phần lớn là do di truyền, có nghĩa là nó được truyền từ cha mẹ sang con cái.

Các nguyên nhân ít phổ biến hơn gây ra bệnh bao gồm chấn thương hoặc tác động hóa học đối với mắt, nhiễm trùng mắt nghiêm trọng, các mạch máu bị chặn bên trong mắt và các tình trạng viêm vùng mắt. Một nguyên nhân khác hiếm xảy ra hơn, đó là phẫu thuật mắt để điều trị một bệnh lý khác lại gây ra bệnh tăng nhãn áp.

Tăng nhãn áp thường ảnh hưởng đến cả hai mắt, trong đó một bên mắt bị ảnh hưởng nặng hơn.


Nhấn vào và xem sơ đồ giải phẫu bệnh tăng nhãn áp để hiểu rõ hơn

Triệu chứng tăng nhãn áp

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh, ví dụ:

Tăng nhãn áp góc mở

  • Mất thị lực một bên (ngoại vi) hoặc mất tầm nhìn trung tâm ở cả hai mắt
  • Tầm nhìn hình ống (tầm nhìn xung quanh bị mất, chỉ nhìn được phía trước)

Glaucoma góc đóng cấp tính

  • Đau đầu dữ dội
  • Đau mắt
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Nhìn mờ
  • Mắt đỏ

Nếu không được điều trị, bệnh tăng nhãn áp cuối cùng sẽ gây mù. Ngay cả khi được điều trị, khoảng 15% những người mắc bệnh cũng sẽ bị mù ít nhất một mắt trong vòng 20 năm.

Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn trên 40 tuổi, song ngay cả người trưởng thành dưới 40 tuổi, trẻ em và trẻ sơ sinh đều có nguy cơ mắc bệnh.

Bởi vì các dạng bệnh tăng nhãn áp mãn tính có thể phá hủy thị lực trước khi có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào rõ ràng, nên bạn cần lưu ý các yếu tố nguy cơ sau:

  • Có áp lực nội nhãn cao
  • Trên 60 tuổi
  • Là người da đen, người châu Á hoặc Tây Ban Nha
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tăng nhãn áp
  • Có một số bệnh khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tim, huyết áp cao và thiếu máu hồng cầu hình liềm
  • Có giác mạc mỏng ở trung tâm
  • Bị cận thị hoặc viễn thị
  • Bị chấn thương mắt hoặc từng trải qua phẫu thuật mắt
  • Dùng thuốc corticosteroid, đặc biệt là thuốc nhỏ mắt, trong một thời gian dài

Phòng ngừa tăng nhãn áp

Các bước tự chăm sóc này có thể giúp bạn phát hiện bệnh tăng nhãn áp ở giai đoạn đầu, nhờ đó dễ dàng ngăn ngừa mất thị lực hoặc làm chậm tiến trình của bệnh.

  • Đi khám mắt thường xuyên. Kiểm tra mắt thường xuyên giúp phát hiện bệnh tăng nhãn áp trong giai đoạn đầu, trước khi biến chứng nguy hiểm xảy ra. Viện Hàn lâm Nhãn khoa Hoa Kỳ khuyên bạn nên khám mắt toàn diện sau mỗi 5 đến 10 năm nếu bạn dưới 40 tuổi; 2-4 năm nếu bạn ở độ tuổi từ 40 đến 54; 1-3 năm nếu bạn từ 55 đến 64 tuổi; và sau 1-2 năm nếu bạn trên 65 tuổi. Nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tăng nhãn áp, bạn sẽ cần sàng lọc thường xuyên hơn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về lịch trình sàng lọc phù hợp với bạn.
  • Tìm hiểu về lịch sử sức khỏe mắt của gia đình bạn. Bệnh tăng nhãn áp có xu hướng di truyền. Vì thế, nếu có người thân mắc căn bệnh này, bạn sẽ cần sàng lọc thường xuyên hơn.
  • Tập thể dục an toàn. Tập thể dục thường xuyên, vừa phải có thể giúp ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp bằng cách giảm áp lực mắt. Hãy nói chuyện với bác sĩ về một chương trình tập luyện thích hợp.
  • Nhỏ thuốc nhỏ mắt thường xuyên. Thuốc nhỏ mắt tăng nhãn áp giúp giảm đáng kể nguy cơ áp lực mắt cao, tiến triển thành bệnh tăng nhãn áp. Để đạt hiệu quả, thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ cần được sử dụng thường xuyên ngay cả khi bạn không có triệu chứng.
  • Đeo kính bảo vệ mắt. Chấn thương mắt nghiêm trọng có thể dẫn đến bệnh tăng nhãn áp. Cho nên, bạn cần đeo kính bảo vệ mắt khi sử dụng các dụng cụ điện hoặc chơi những môn thể thao đòi hỏi tốc độ cao trên sân.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giúp con đi mẫu giáo là một niềm vui!

(35)
Bé đã quen với sự chăm sóc của người thân trong gia đình nên sẽ rất khó để thích với môi trường học mẫu giáo. Vậy làm sao bố mẹ tạo niềm vui khi ... [xem thêm]

Cảnh báo: thanh niên cũng bị sa sút trí tuệ

(36)
Hầu hết chúng ta đều biết những ai bị tác động bởi sa sút trí tuệ. Sa sút trí tuệ là một chẩn đoán dựa trên sự phát triển của rối loạn chức năng ... [xem thêm]

“Tuyệt chiêu” dỗ bé đang quấy khóc

(68)
Quấy khóc có lẽ là một trong những vấn đề gây đau đầu cho các bậc cha mẹ trong năm đầu tiên chăm sóc bé. Bạn có thể áp dụng các phương pháp sau nhằm ... [xem thêm]

7 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai

(18)
Bạn mong muốn có con, nhưng vợ chồng cưới nhau đã vài năm mà vẫn chưa có tín hiệu gì? Có thể các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của hai bạn ... [xem thêm]

Những tư thế quan hệ tình dục giúp chị em dễ đạt cực khoái hơn

(25)
Bất cứ một vận động viên thể thao nào cũng nói rằng việc rèn luyện để có một tư thế đạt chuẩn dành cho bộ môn đó là rất cần thiết. Chỉ cần một ... [xem thêm]

Chữa bệnh lậu tại nhà liệu có hiệu quả không?

(57)
Đa số mọi người thường lên mạng tìm hiểu các cách chữa bệnh tại nhà. Vậy thì, đối với bệnh lậu, cách chữa bệnh lậu tại nhà liệu có hiệu quả ... [xem thêm]

Những chứng rối loạn da phổ biến ở trẻ

(30)
Thời điểm tháng 3 – 4 là lúc mà bệnh thủy đậu bùng phát ở trẻ cũng như người lớn. Nhiều bậc cha mẹ vì chưa kịp trang bị những kiến thức cần thiết ... [xem thêm]

Trẻ trong tình trạng nào thì không nên chích ngừa vaccine?

(29)
Tình trạng sức khỏe hoặc tuổi tác có thể góp phần quyết định trẻ có thể tiêm loại vacxin nào đó không. Thông thường, bác sĩ sẽ để trẻ khỏe hẳn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN