Nhiễm COVID-19 và thai kỳ

(4.25) - 21 đánh giá

Thông tin mới nhất từ Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoàng gia Anh

  • Khả năng thai phụ bị biến chứng của COVID-19 giống như phụ nữ không mang thai
  • Hiện chưa có bằng chứng để nói rằng coronavirus gây ảnh hưởng bất lợi lên thai
  • Rửa tay đúng cách vẫn là cách phòng ngừa lây nhiễm tốt nhất
  • Bạn vẫn có thể làm “da kề da” với bé và cho bé bú sau sanh

Ảnh hưởng của COVID-19 lên thai kỳ

Thai phụ không dễ bị các biến chứng do COVID-19 hơn người bình thường. Triệu chứng trầm trọng như viêm phổi thường xuất hiện ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính hay hệ miễn dịch không còn khỏe. Cho tới nay, chưa có báo cáo nào về tử vong ở thai phụ do coronavirus. Bạn đang có thai, bạn dễ bị nhiễm hơn những phụ nữ không mang thai. Nếu bạn có bệnh lý nền như tim mạch, bệnh lý phổi như suyễn, bạn có thể dễ bị biến chứng khi nhiễm coronavirus

Nếu bạn bị nhiễm, coronavirus có ảnh hưởng lên em bé không?

Đây là loại virus rất mới và cả thế giới đều đang nghiên cứu về nó. Không có bằng chứng để nói rằng nhiễm coronavirus làm tăng sẩy thai. Không có bằng chứng cho việc virus có thể truyền qua thai nhi trong bụng mẹ. Do vậy, có thể virus không gây bất thường cho thai
Một vài trường hợp sinh non ở thai phụ có bị nhiễm coronavirus được ghi nhận ở Trung Quốc nhưng nguyên nhân gì thì chưa rõ

Tôi phải làm thế nào để giảm khả năng tiếp xúc Coronavirus?

  • Điều quan trọng nhất là RỬA TAY thường xuyên và đúng cách ngay khi bạn từ nơi công cộng về nhà hay nơi làm việc.
  • Che mũi và miệng bằng khăn giấy hoặc tay áo (không phải bàn tay) khi ho hoặc hắt hơi. Bỏ khăn giấy và rửa tay ngay sau đó
  • Tránh tiếp xúc với những người không khỏe
  • KHÔNG chạm lên mắt, mũi, miệng nếu tay bạn không sạch

Bạn đang trong diện cách ly, bạn phải theo dõi thai kì như thế nào? Nếu như có chuyển dạ bạn phải làm sao?

Bạn cứ liên lạc với trung tâm quản lý cách ly của bạn, họ sẽ có đủ phương tiện và nhân sự theo dõi thai kỳ và theo dõi chuyển dạ sanh cho bạn ở bệnh viện được chỉ định

Nếu bạn đã nhiễm hay nghi ngờ nhiễm Coronavirus, bạn có được gần con hay “Da kế da” sau sinh không?

Bạn có thể ở gần con hay làm “da kề da” sau sanh, đó là quyết định của bạn, nếu như bé sanh ra không cần phải chăm sóc tích cực.

Việc tách rời mẹ-con sau sanh có những bất lợi trong việc cho bú và tình cảm mẹ con

Bạn cần thảo luận với gia đình và BS sơ sinh về việc này

Các hướng dẫn sẽ thay đổi khi có nhiều bằng chứng hơn

Tôi có thể cho con bú được không?

Được, hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy virus có trong sữa mẹ. Lợi ích của việc bú mẹ là rất lớn. Nhưng, nguy cơ khi cho trẻ bú mẹ là do tiếp xúc gần với mẹ và có thể trẻ bị nhiễm do những giọt bắn từ mẹ vào trong không khí
Bạn cần thảo luận với gia đình và BS về việc này
Các hướng dẫn sẽ thay đổi khi có nhiều bằng chứng hơn

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/BSPhamThanhHoang/posts/2759079730805770

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Phạm Thanh Hoàng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm gì khi thai quá ngày dự sinh?

(54)
Ngày sinh dự kiến là gì và nó có ý nghĩa như thế nào? Ngày sinh dự kiến của bạn được xem như một chỉ dẫn để kiểm tra sự tiến triển của thai kỳ cũng ... [xem thêm]

Những điều cơ bản cho cặp vợ chồng vô sinh – hiếm muộn

(61)
Tại sao chúng tôi gặp khó khăn khi mang thai? Nguyên nhân không thể mang thai có thể đến từ người chồng, người vợ hoặc cả hai. Khi một cặp vợ chồng gặp ... [xem thêm]

Siêu âm ngã âm đạo

(71)
Ai sẽ được làm xét nghiệm này? Nhiều phụ nữ sẽ được chỉ định siêu âm ngã âm đạo vào quý I thai kỳ. Ở giai đoạn này, siêu âm ngã âm đạo chính xác ... [xem thêm]

Hội chứng buồng trứng đa nang và cách điều trị

(19)
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là gì? Hình: Có đến hơn 80% phụ nữ có PCOS bị béo phì Các dấu hiệu và ... [xem thêm]

Rối loạn di truyền

(39)
Gen là gì? Gen là một đơn vị vật chất di truyền nhỏ bé được gọi là DNA, điều khiển một số khía cạnh của cấu tạo vật chất con người hay một quá ... [xem thêm]

Ung thư cổ tử cung và cách phòng ngừa

(40)
Tại sao phải tầm soát ung thư cổ tử cung? Tỉ lệ mới mắc ung thư cổ tử cung (ung thư CTC) ở Việt Nam đứng thứ 4 trong các loại ung thư ở phụ nữ (sau ung ... [xem thêm]

Vaccine trong thai kỳ

(19)
Vaccine giúp bảo vệ thai phụ và thai nhi khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bởi vaccine. Trong thời kì mang thai, các thai phụ đã được chủng ngừa sẽ truyền các ... [xem thêm]

Tự chăm sóc để giảm đau trong chuyển dạ – Xoa bóp

(77)
Xoa bóp Xoa bóp có thể giúp giảm đau. Xoa bóp vùng hông lưng, vai và tay thường được dùng để giảm đau trong suốt giai đoạn chuyển. Biên dịch - Hiệu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN