Tính an toàn của các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong thời gian mang thai và cho con bú

(4.24) - 55 đánh giá

Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ rất nhiều cho việc khám và chữa bệnh của bác sĩ. Bác sĩ quan tâm đến chẩn đoán đúng, điều trị khỏi bệnh cho người bệnh. Nhưng điều mà các bà mẹ mang thai và cho con bú hay quan tâm lại là những ảnh hưởng có thể xảy ra cho em bé.

Có sai không khi cả hai không cùng mối quan tâm? Không, thật ra thì bác sĩ cũng luôn quan tâm đến tính an toàn của các phương pháp được chỉ định. Nhưng để trả lời mọi câu hỏi của bệnh nhân thì không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh

  • Bạn có thể nghe: siêu âm, chụp X quang, cắt lớp điện toán (CT), cộng hưởng từ (MRI) và Y học hạt nhân. Nhóm có tia xạ: X quang, cắt lớp điện toán, Y học hạt nhân. Còn lại thuộc nhóm không dùng tia xạ.
  • Phương pháp nào tốt nhất? Không có tốt nhất. Mỗi phương pháp có ưu điểm riêng, có giá trị riêng, có chỉ định riêng. Tuỳ điều kiện, khả năng của cơ sở y tế, tình trạng bệnh nhân,…bác sĩ sẽ chọn phương pháp thích hợp nhất có thể để chẩn đoán hay điều trị bệnh.
    • Siêu âm

    Cho đến nay chưa có báo cáo nào ghi nhận siêu âm gây hại cho thai nhi hay ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và thai. Dù vậy, vẫn chỉ nên thực hiện đúng chỉ định, cần thiết. Bạn nên nhớ, Y học là ngành học luôn thay đổi và cập nhật. Mình không dám cam đoan 10 – 20 năm sau người ta vẫn phát biểu “siêu âm an toàn tuyệt đối cho thai và cho con người nói chung”.

    • Cộng hưởng từ (MRI)

    MRI không sử dụng tia xạ nên không có chống chỉ định trên phụ nữ mang thai. Cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng gây hại đến thai dù có vài giả thuyết có thể gây dị tật. Về nguy cơ dị tật, chưa có nghiên cứu trên người được công bố, trên động vật chưa thấy nguy cơ ảnh hưởng gia tăng.

    Vấn đề quan tâm là sử dụng chất cản từ trong MRI. Để tăng chất lượng hình ảnh chẩn đoán, bác sĩ sẽ cho tiêm thuốc cản từ, ví dụ gadolinium. Gadolinium là chất tan trong nước, có thể qua nhau thai, vào tuần hoàn thai và dịch ối. Gadolinium tự do lại là chất độc. Nguy cơ và mức độ ảnh hưởng tuỳ thuộc vào thời gian tiếp xúc của thai nhi với gadolinium trong dịch ối. Tuy nhiên, một số thống kê nhỏ lại cho thấy nguy cơ ảnh hưởng thai nhi không gia tăng khi có sử dụng gadolinium trong 3 tháng đầu thai kỳ. Với những chứng cứ hiện có, người ta chỉ có thể khuyến cáo rằng: hạn chế chỉ định nếu lợi ích không nhiều hơn nguy cơ.

    Đối với phụ nữ cho con bú, sau 24 giờ, không quá 0,04% liều gadolinium được dùng qua sữa. Thai hấp thụ không quá 1% của lượng này, do đó vẫn có thể cho con bú.

    • Các phương pháp có tia xạ

    Trước đây, mình có tóm tắt lại thông tin qua bài X quang, giờ mình chỉ cập nhật thêm trên cắt lớp điện toán và Y học hạt nhân.
    – Giai đoạn thai kỳ và liều có thể gây hại cho thai:
    + Trước khi làm tổ (0-2 tuần sau thụ tinh): chết phôi hay không thụ tinh: liều ngưỡng ước đoán 50-100mGY.
    + Giai đoạn biệt hoá cơ quan (2-8 tuần sau thụ tinh): dị tật bẩm sinh trên xương, mắt, giới tính: liều ngưỡng ước đoán: 200mGY; chậm tăng trưởng: 200-250 mGY.
    + Thai 8-15 tuần: chậm phát triển tâm thần: 60-310mGY. Tật đầu nhỏ: 200 mGY.
    + Thai 16-25 tuần: chậm phát triển tâm thần: 250-280 mGY.

    Với chụp cắt lớp điện toán trên phụ nữ cho con bú, việc sử dụng chất cản quang trước đây cũng có khuyến cáo không cho con bú khi được tiêm. Tuy nhiên, hiện nay lại cho phép tiếp tục cho con bú vì lượng iod hấp thu vào đường tiêu hoá thai nhi rất thấp.

    Kĩ thuật hình ảnh y học
    • Tóm lại

  • Siêu âm và MRI không tăng nguy cơ dị tật thai nhi, nhưng chỉ thực hiện khi có chỉ định và có lợi ích cho chẩn đoán.
  • Liều tia xạ của các kỹ thuật CT thông thường rất thấp, thấp hơn liều có thể gây hại cho thai. Tuy nhiên không nên chỉ định rộng rãi, trừ khi siêu âm và MRI không thể giúp gì cho chẩn đoán.
  • Hạn chế dùng gadolinium, chỉ dùng khi giúp ích hơn cho chẩn đoán.
  • Có thể vẫn cho con bú nếu có sử dụng gadolinium.
  • Mình tóm lược những thông tin trên đây không nhằm mục đích thay thế tư vấn của bác sĩ đang khám và điều trị cho bạn. Vì mỗi bệnh nhân là một cá thể khác biệt, mỗi bệnh tật lại có tính phức tạp riêng, bệnh đi kèm riêng. Bạn chỉ nên đọc để hiểu thêm thông tin, có thể khi bác sĩ của bạn giải thích, bạn dễ tiếp thu hơn.

    Bài này thật sự rất khó hiểu vì từ chuyên môn nhiều quá, nhưng mình vẫn mong có ích cho một số người thôi, mình không thể “bình dân hoá” từ ngữ hơn nữa.

    Tài liệu tham khảo

    Guidelines for diagnostic Imaging during pregnancy and lactation – ACOG committee opinion – Oct 2017.

    Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Lê Tiểu My - Quản lý sưu tầm
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Một số câu hỏi về phá thai

    (87)
    Phá thai là gì? Phá thai là một cách để kết thúc quá trình mang thai. Nó cũng được gọi là “Chấm dứt thai kỳ”. Phá thai trong đại dịch toàn cầu COVID-19 ... [xem thêm]

    Điều trị progesterone để ngừa sinh non

    (32)
    Sinh non là sinh trước tuần 37 của thai kỳ, trẻ sinh non cần nằm viện lâu hơn và có nhiều vấn đề sức khỏe hơn những trẻ sinh đủ tháng (trẻ được sinh ... [xem thêm]

    Bài 31- Tăng cân trong thai kỳ

    (76)
    Khi có thai, dĩ nhiên là phải tăng cân rồi. Cân nặng là quan tâm hàng đầu của phụ nữ, và theo mình, quan tâm này là chính đáng. Câu chuyện cân nặng này cũng ... [xem thêm]

    Sinh theo ý muốn trước 39 tuần

    (66)
    Sinh theo chỉ định y khoa là gì? Sinh theo chỉ định y khoa là sinh nở do lý do y học. Lý do có thể nằm ở tình trạng sức khỏe của mẹ hoặc vấn đề bất ... [xem thêm]

    Làm thế nào để có mái tóc khỏe đẹp trong thời kì mang thai

    (59)
    Chăm sóc tóc trong thai kì Trong thai kỳ, do thay đổi của nội tiết nên cơ thể người mẹ có nhiều vấn đề cần được quan tâm. Chăm sóc tóc đúng cách khi mang ... [xem thêm]

    Tăng sinh nội mạc tử cung (Quá sản nội mạc tử cung)

    (76)
    Tăng sinh nội mạc tử cung là gì? Tăng sinh nội mạc tử cung (hay còn gọi là quá sản nội mạc tử cung) xảy ra khi nội mạc tử cung – lớp lót trong cùng của ... [xem thêm]

    Các phương pháp tránh thai có rào cản: Thuốc diệt tinh trùng, bao cao su, miếng xốp tránh thai, màng ngăn âm đạo và mũ chụp cổ tử cung

    (22)
    Phương pháp tránh thai có rào cản là gì? Các phương pháp tránh thai có rào cản đóng vai trò là rào cản để ngăn tinh trùng của người đàn ông không gặp trứng ... [xem thêm]

    Bài 56 – Bệnh Tay Chân Miệng và thai kỳ

    (94)
    Mùa dịch bệnh… Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ nhỏ, phần lớn có thể khỏe lại sau 7-10 ngày. Người lớn cũng có thể mắc bệnh, do bệnh dễ lây ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN