Những điều cần biết về trẻ sinh non

(3.95) - 36 đánh giá

Trẻ sinh non là trẻ sinh trước 37 tuần. Trẻ có thể có nhiều vấn đề về sức khỏe, và cần nằm viện lâu hơn những trẻ sinh đủ tháng.

Hàng năm, tỷ lệ trẻ sinh non ở Hoa Kỳ là 1/10. Trẻ sinh non có thể có vấn đề về sức khỏe lâu dài, ảnh hưởng tới cuộc sống sau này. Trẻ sinh ra càng non tháng thì càng có nhiều vấn đề về sức khỏe. Một số trẻ sinh non phải nằm ở đơn vị hồi sức sơ sinh (NICU) – là nơi chăm sóc những trẻ mới sinh có bệnh lý. Nhờ sự tiến bộ trong chăm sóc y tế, ngay cả trẻ sinh rất non tháng cũng có cơ hội sống hơn trước đây.

Xem thêm bài Chuyển dạ sinh non và sinh non

Trẻ sinh non có thể gặp những vấn đề sức khỏe nào?

Vấn đề sức khỏe có thể xảy ra ở trẻ sinh non bao gồm:

  • Ngưng thở: là hiện tượng ngưng hoạt động hô hấp kéo dài trên 20 giây. Trẻ sinh non đôi khi xảy ra ngưng thở và có thể xuất hiện nhịp chậm xoang.
  • Hội chứng suy hô hấp (RDS): là vấn đề hô hấp phổ biến thường gặp ở trẻ sinh trước 34 tuần thai kỳ. Trẻ bị suy hô hấp do thiếu surfactant, làm cho các phế nang trong phổi xẹp lại.
  • Xuất huyết não thất (IVH): là tình trạng chảy máu trong não. Nó thường xảy ra gần các não thất ở trung tâm nhu mô não. Não thất là khoảng trống trong não chứa đầy dịch não tủy.
  • Còn ống động mạch (PDA): là vấn đề về tim mạch xảy ra ở vùng nối thông giữa 2 mạch máu lớn gần tim (còn gọi là ống động mạch). Nếu ống này không đóng đúng lúc sau sinh, trẻ có thể gặp vấn đề về hô hấp hoặc suy tim. Suy tim là tình trạng hoạt động tim không thể tống đủ máu đi nuôi toàn bộ cơ thể.
  • Viêm ruột hoại tử (NEC): là vấn đề ở ruột của trẻ, làm thay đổi tiêu hóa, bụng căng lên và tiêu chảy. Tình trạng này thường xảy ra 2-3 tuần sau sinh.
  • Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (ROP): là sự phát triển bất thường các mạch máu ở mắt, có thể dẫn tới mù mắt.
  • Vàng da: là hiện tượng mắt và da trẻ có màu vàng. Trẻ bị vàng da do gan chưa phát triển đầy đủ hoặc hoạt động chưa tốt.
  • Thiếu máu: là khi trẻ không có đủ hồng cầu trưởng thành để vận chuyển oxy khắp cơ thể.
  • Loạn sản phế quản – phổi (BPD): có thể gặp ở trẻ sinh non cũng như trẻ được điều trị bằng máy thở. Trẻ bị loạn sản phế quản – phổi đôi khi tăng lượng dịch trong phổi, gây hại và tổn thương cho phổi.
  • Nhiễm trùng: Trẻ sinh non thường gặp khó khăn trong việc chống lại các mầm bệnh, vì hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Nhiễm trùng xảy ra ở trẻ sinh non bao gồm: viêm phổi, nhiễm trùng phổi; nhiễm độc, nhiễm trùng huyết và viêm màng não, nhiễm trùng dịch não tủy.

Cách chăm sóc tốt nhất cho trẻ sinh non?

Trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ. Trẻ có thể xuất viện nếu đảm bảo sức khỏe, hoặc cần ở lại NICU để chăm sóc đặc biệt. Trẻ chắc chắn được xuất viện khi:

  • Cân nặng trên 1800 gram (> 1,8 kg).
  • Có thể tự điều hòa thân nhiệt, không cần nằm lồng ấp. Lồng ấp là vật kín, giúp giữ thân nhiệt cho trẻ sinh non.
  • Có thể bú hoặc uống sữa bình.
  • Cân nặng tăng đều (14 gram đến 28 gram).
  • Tự thở được.

Trẻ có thể cần các thiết bị đặc biệt, điều trị hoặc sử dụng thuốc sau khi xuất viện. Bác sĩ sẽ hướng dẫn sản phụ chăm sóc trẻ như thế nào, hoặc có thể giúp sản phụ tìm nhóm hỗ trợ và nguồn lực khác xung quanh nơi ở, để giúp sản phụ chăm sóc trẻ.

Xem thêm bài Cách chăm sóc trẻ sinh non

Tài liệu tham khảo

http://www.marchofdimes.org/complications/premature-babies.aspx

Biên dịch - Hiệu đính

Phan Thị Ngọc Hà - Ths. BS. Nguyễn Hoàng Long
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Một số câu hỏi về phá thai

(87)
Phá thai là gì? Phá thai là một cách để kết thúc quá trình mang thai. Nó cũng được gọi là “Chấm dứt thai kỳ”. Phá thai trong đại dịch toàn cầu COVID-19 ... [xem thêm]

Chụp cản quang tử cung vòi trứng

(56)
Chụp cản quang tử cung vòi trứng (HSG) là gì? Chụp cản quang tử cung vòi trứng (HSG) là một thủ thuật X-quang được sử dụng để quan sát bên trong tử cung và ... [xem thêm]

Nguy cơ khi sinh con muộn

(53)
Tại sao cần quan tâm đến vấn đề sinh con muộn? Mang thai sau 35 tuổi có thể có nhiều khó khăn và nguy cơ cho cả mẹ và bé. Tuổi tác ảnh hưởng như thế nào ... [xem thêm]

5 kiểu cơn co tử cung trong thai kỳ và những điều sản phụ cần biết

(73)
Biên dịch: Vân Trần Hiệu đính: BS Lê Hữu Thắng Những cơn co tử cung có liên quan đến sự co thắt và dày lên của cơ tử cung. Cơn đau hay cơn co thắt ... [xem thêm]

Chuyển dạ sinh non và sinh non

(87)
Chuyển dạ sinh non là gì? Chuyển dạ sinh non là sự co bóp có chu kỳ của tử cung tạo ra một số biến đổi ở cổ tử cung, xảy ra trước 37 tuần của thai kỳ. ... [xem thêm]

Bài 30 – Mẹ bầu giận dữ và em bé trong bụng

(60)
Khi tìm hiểu về trầm cảm trong thai kỳ và sau sinh, mình tự hỏi “đang mang thai mà mình giận dữ, bực tức…vậy em bé có “biết” không ta?” – chắc biết ... [xem thêm]

Lựa chọn phương pháp ngừa thai sau sinh

(83)
Tại sao phải ngừa thai sau sinh? Nếu bạn không dùng biện pháp ngừa thai nào sau sinh, bạn có khả năng có thai lại rất sớm. Sử dụng một phương pháp ngừa thai ... [xem thêm]

Lựa chọn mang thai: Nuôi con, cho nhận con nuôi, và phá thai

(64)
Tôi nên làm gì khi biết mình đang có thai? Có ba lựa chọn dành cho bạn nếu bạn đang có thai: Sinh và nuôi em bé Sinh em bé và gửi em bé làm con nuôi Chấm dứt thai ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN