Những xét nghiệm cần làm khi nghi ngờ mình mắc bệnh herpes

(3.6) - 39 đánh giá

Bạn đang gặp rắc rối với các nốt mụn nước xung quanh môi, miệng? Tình trạng nổi mụn rộp ở bộ phận sinh dục khiến bạn khó chịu? Đây đều là những biểu hiện đặc trưng của bệnh herpes. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề sức khỏe này cũng như cách khắc phục những triệu chứng trên, mời bạn đọc tiếp bài viết sau.

Tìm hiểu chung

Bệnh herpes là gì?

Bệnh herpes đề cập đến tình trạng nhiễm virus cùng tên, đồng thời mang tính lây truyền cao. Người bệnh có thể bị mụn rộp ở bộ phận sinh dục hay mụn nước ở môi, miệng. Nếu không sớm được điều trị, tình trạng này có thể kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng như các vấn đề ở bàng quang, trực tràng, tạo cơ hội cho các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phát sinh…

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh herpes là gì?

Bệnh herpes miệng thường không có triệu chứng và đa số những người bị nhiễm HSV-1 đều không biết họ bị bệnh. Các triệu chứng herpes miệng thường bao gồm:

  • Mụn nước gây đau hoặc lở loét xuất hiện ở trong hoặc xung quanh miệng
  • Ngứa ran, ngứa hoặc nóng rát xung quanh miệng trước khi xuất hiện các vết lở loét
  • Sau khi lây nhiễm, các mụn nước hoặc loét có thể tái phát theo từng đợt. Tần số tái phát ở mỗi người rất khác nhau.

Trong khi đó, bệnh herpes sinh dục thường không có dấu hiệu, triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ khó nhận biết được. Hầu hết người bệnh cũng không biết họ bị nhiễm trùng. Thông thường, khoảng 10-20% người bị HSV-2 đã nhiễm herpes sinh dục trước đó.

Khi các triệu chứng xuất hiện, người bị nhiễm herpes sinh dục chắc chắn sẽ có một nhiều vết loét ở bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc bị lở loét. Ngoài vết loét, các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng herpes sinh dục mới có thể kể đến như:

  • Sốt
  • Đau nhức cơ thể
  • Sưng các hạch bạch huyết.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh herpes?

Virus herpes simplex là virus lây nhiễm trực tiếp và gây ra bệnh lý này.

Virus herpes là gì?

Virus herpes simplex, còn được gọi là herpes, được phân thành hai loại gồm:

  • Herpes loại 1 (HSV-1 hoặc herpes miệng): gây lở loét xung quanh miệng và môi (đôi khi được gọi là mụn nước hoặc vết loét lạnh)
  • Herpes loại 2 (HSV-2 hoặc herpes sinh dục): gây ra vết loét xung quanh bộ phận sinh dục và trực tràng. Các vết lở, loét cũng có thể hình thành ở những vị trí khác, thường từ thắt lưng trở xuống.

Mặt khác, đôi khi HSV-1 cũng có khả năng gây ra mụn rộp sinh dục, nhưng hầu hết các trường hợp herpes sinh dục do herpes loại 2 gây ra. Hiếm gặp hơn, virus herpes còn có thể gây viêm não, viêm não herpes ở trẻ sơ sinh.

Trẻ em thường sẽ nhiễm HSV-1 khi tiếp xúc với một người trưởng thành bị nhiễm bệnh và sẽ luôn nhiễm virus nếu không được điều trị.

Bạn có thể bị nhiễm HSV-1 nếu dùng chung các dụng cụ ăn uống hoặc hôn môi với người bệnh. Virus này lây lan nhanh hơn khi một người bị nhiễm virus đã phát bệnh. Ngoài ra, bạn có thể bị bệnh herpes sinh dục do HSV-1 nếu có vết loét lạnh và hoạt động tình dục trong thời gian đó. Bạn cũng lưu ý rằng HSV-2 lây nhiễm đường quan hệ tình dục nên hãy cẩn trọng để tránh bị nhiễm bệnh.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh herpes?

Theo khảo sát của WHO, ước tính cả thế giới có khoảng 3,7 tỷ người dưới 50 tuổi (67%) bị nhiễm HSV-1 và khoảng 417 triệu người ở độ tuổi 15-49 (11%) bị nhiễm HSV-2.

Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm virus herpes simplex, bất kể tuổi tác. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh herpes?

Nguy cơ của bạn được xác định gần như hoàn toàn dựa trên sự tiếp xúc với các nhiễm trùng. Bạn sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao nếu quan hệ tình dục không an toàn, tức là không sử dụng các biện pháp bảo vệ (ví dụ như bao cao su). Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh HVS-2, có thể kể đến như:

  • Có nhiều bạn tình
  • Là nữ
  • Đã bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) (Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự liên hệ của bệnh herpes và STI)
  • Hệ miễn dịch bị suy yếu
  • Nếu đang phát bệnh herpes sinh dục khi sinh con, cả 2 loại HSV có thể tiếp xúc với con của bạn và bé rất có nguy cơ bị các biến chứng nghiêm trọng.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh herpes?

Bác sĩ thường chẩn đoán loại virus này dựa vào các khám nghiệm lâm sàng. Họ có thể kiểm tra các vết loét trên cơ thể và hỏi về một số triệu chứng hiện tại cũng như yêu cầu bạn xét nghiệm HSV (cấy herpes) để xác định bạn có vết loét trên bộ phận sinh dục hay không.

Xét nghiệm herpes được tiến hành nhằm phát hiện herpes simplex virus (HSV). Theo đó, việc nhiễm HSV có thể gây các mụn nước nhỏ giống mụn rộp trên da hoặc các mô liên kết như cổ họng, mũi, miệng, hậu môn, trực tràng hoặc âm đạo khiến bạn đau đớn. Nhiễm herpes có thể chỉ gây một bóng nước nhỏ nhưng trong nhiều trường hợp sẽ gây nhiều triệu chứng hơn.

Các xét nghiệm bao gồm:

Sau khi bạn nhiễm HSV, virus sẽ ở lại trong cơ thể bạn trọn đời. Nó trú ẩn ở các hạch thần kinh và gây ra các đợt bộc phát bệnh (khi có triệu chứng trên cơ thể). Các đợt bùng phát có yếu tố khởi phát là căng thẳng, suy kiệt, nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, cảm cúm. Thuốc có thể giảm triệu chứng và giảm thời gian bệnh nhưng thuốc không thể diệt hết virus.

Xét nghiệm còn được dùng để tìm virus ở người không có triệu chứng. Đối với người đang có đợt bộc phát, xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ phân biệt mụn rộp này là do bệnh nhân mới nhiễm hay tái phát.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh herpes?

Mặc dù không có cách chữa bệnh herpes nhưng một số phương pháp điều trị có thể làm giảm các triệu chứng. Thuốc có thể làm giảm các cơn đau, rút ngắn thời gian lành bệnh và giảm số lượng đợt bùng phát sau đó. Các bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc như Famvir, Zovirax và Valtrex để làm giảm các triệu chứng. Bạn nên tắm nước ấm nếu bị bệnh vì như thế có thể giúp điều trị cơn đau ở vết loét sinh dục.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh herpes?

Một số lời khuyên dưới đây có thể giúp bạn ngăn ngừa nhiễm virus herpes simplex:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh247.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Kiểm soát cơn thèm ngọt ở bé từ điều đơn giản

(86)
Ăn nhiều đường là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu bạn thừa cân, bạn có thể có nguy cơ cao tử vong vì bệnh tim. ... [xem thêm]

5 xét nghiệm mà mọi phụ nữ nên làm khi khám tổng quát

(17)
Khám tổng quát định kì là điều cần thiết cho phụ nữ để phát hiện và điều trị những bệnh như ung thư, đái tháo đường hay loãng xương. Các xét nghiệm ... [xem thêm]

8 tuần

(47)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Giai đoạn này, kích thước não của bé sẽ tăng dần lên. Trong ba tháng đầu tiên, não bé có thể tăng khoảng 5 ... [xem thêm]

Cảnh báo: thụt rửa âm đạo gây ung thư cổ tử cung

(89)
Ngày nay, hầu hết các tiệm thuốc tây đều có bán các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ dưới dạng chai rất tiện lợi cho người sử dụng xịt vào bên trong âm ... [xem thêm]

Thuốc Tanakan hỗ trợ suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi

(17)
Thuốc Tanakan® chứa chiết xuất từ Ginkgo biloba (cây bạch quả). Bạn có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh về thần kinh và giúp tăng cường ... [xem thêm]

Cách tăng cân hiệu quả cho nam giới trông cuốn hút hơn

(14)
Nếu các nàng thường ăn kiêng giảm cân để có vóc dáng thon thả, nữ tính thì các chàng lại sẵn sàng luyện tập toát mồ hôi để tăng cân và lên cơ bắp ... [xem thêm]

Trà xanh ảnh hưởng đến khả năng mang thai như thế nào?

(81)
Nếu bạn thích uống trà xanh, một hoặc hai cốc trà xanh mỗi ngày sẽ không gây hại gì cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai, ... [xem thêm]

11 cách giảm đau khi mọc răng khôn hiệu quả tại nhà

(84)
Ngày bé, chắc hẳn chúng ta rất sợ đến nha sĩ để nhổ đi chiếc răng sâu của mình. Nhưng khi trưởng thành, răng khôn lại trở thành nỗi ám ảnh vì nhiều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN