Nội soi ổ bụng và chụp cản quang

(4.48) - 18 đánh giá

Định nghĩa

Nội soi ổ bụng và chụp cản quang là gì?

Nội soi ổ bụng và chụp cản quang là một thủ thuật được sử dụng để tìm ra lý do tại sao bạn khó có thai. Chụp cản quang sẽ cho thấy xem vòi trứng của bạn có bị tắc nghẽn không. Nội soi ổ bụng sẽ giúp tìm ra xem bạn có bị lạc nội mạc tử cung (sự di chuyển của nội mạc tử cung đến một nơi khác ngoài buồng tử cung bạn), nhiễm trùng vùng chậu, dính thành bụng, nang buồng trứng hay u xơ hay không. Với một số phụ nữ, có thể thực hiện các tiểu phẫu cùng với lúc làm thủ thuật này.

Khi nào bạn nên thực hiện nội soi ổ bụng và chụp cản quang?

Nội soi ổ bụng và chụp cản quang có thể giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân vô sinh của bạn. Hãy thảo luận với bác sĩ của bạn để xem thủ thuật này có phù hợp với bạn hay không.

Thận trọng/cảnh báo

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện nội soi ổ bụng và chụp cản quang?

Bạn có thể thực hiện các phương pháp khác thay thế cho nội soi ổ bụng và chụp cản quang. Thông thường chụp X-quang hoặc siêu âm cũng có thể cho biết vòi trứng của bạn có bị tắc nghẽn hay không.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Bạn nên làm gì trước khi thực hiện nội soi ổ bụng và chụp cản quang?

Bạn sẽ được chỉ dẫn cụ thể để chuẩn bị cho phẫu thuật, bao gồm việc liệu bạn có thể ăn vài tiếng trước phẫu thuật được không. Trong hầu hết trường hợp, bạn nên nhịn ăn khoảng 6 tiếng trước đó. Bạn có thể dùng đồ uống, chẳng hạn như cà phê một vài tiếng trước phẫu thuật.

Bạn phải thảo luận với bác sĩ về các loại thuốc bạn sử dụng gần đây, tình trạng dị ứng hoặc các bệnh lý khác mà bạn mắc phải. Điều quan trọng là phải tuân thủ các hướng dẫn về thời điểm nhịn ăn uống trước khi phẫu thuật.

Quy trình thực hiện nội soi ổ bụng và chụp cản quang là gì?

Phẫu thuật này thường được thực hiện dưới hình thức gây mê và mất khoảng 15 phút. Bác sĩ phụ khoa sẽ rạch vài đường mổ nhỏ trên bụng của bạn. Họ sẽ đưa dụng cụ cùng với đèn soi vào bụng bạn để thực hiện thủ thuật. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc cản quang vào để thuốc đi qua vòi trứng.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện nội soi ổ bụng và chụp cản quang?

Bác sĩ sẽ nói với bạn họ tìm thấy gì qua nội soi ổ bụng và chụp cản quang và thảo luận với bạn các phương pháp điều trị hoặc theo dõi mà bạn cần. Bạn có thể về nhà trong cùng ngày và nên nghỉ ngơi trong một đến hai ngày cũng như dùng thuốc giảm đau nếu cần. Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được những bài tập thể dục phù hợp cho mình.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Biến chứng

Liệu có biến chứng nào có thể xảy ra hay không?

Như bất kỳ phẫu thuật nào khác, nội soi ổ bụng và chụp cản quang cũng sẽ có một số nguy cơ nhất định. Bạn nên trao đổi với các bác sĩ phẫu thuật để được giải thích xem các nguy cơ này sẽ tác động như thế nào đến sức khỏe của bạn.

Biến chứng có thể xảy ra với mọi phẫu thuật là phản ứng không mong muốn với thuốc gây mê, chảy máu nhiều hoặc tạo cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch sâu).

Riêng với nội soi ổ bụng và chụp cản quang, bạn còn có thể bị các biến chứng sau:

  • Tổn thương các cấu trúc, chẳng hạn như ruột, bàng quang hoặc mạch máu.
  • Thoát vị vết mổ (tình trạng nội tạng bên trong ổ bụng bị trồi ra qua vết mổ của bạn).
  • Tràn khí dưới da (hiện tượng các bong bóng khí tích tụ trong mô dưới da của bạn).
  • Không tìm ra được nguyên nhân gây bệnh.
  • Thủ thuật thất bại.
  • Nhiễm trùng cơ quan sinh dục nữ hoặc bàng quang.

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc phải biến chứng bằng cách cẩn thận làm theo hướng dẫn của bác sĩ để chuẩn bị cho phẫu thuật, chẳng hạn như nhịn đói và ngưng một số thuốc nhất định.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch

(24)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật giãn tĩnh mạch là gì?Phẫu thuật giãn tĩnh mạch là loại phẫu thuật nhằm điều trị những tĩnh mạch bị giãn gây khó chịu cho ... [xem thêm]

Cắt bỏ tuyến dưới hàm

(76)
Tìm hiểu chungCắt bỏ tuyến dưới hàm là gì ?Tuyến dưới hàm là hai tuyến nước bọt nằm hai bên ở phía dưới xương hàm dưới của bạn. Mỗi tuyến nước ... [xem thêm]

Chèn băng nâng đỡ âm đạo

(96)
Tìm hiểu chungChèn băng nâng đỡ âm đạo là gì?Chèn băng nâng đỡ âm đạo là loại phẫu thuật được dùng để chữa các bệnh như sa tử cung hoặc són ... [xem thêm]

Cắt bỏ tuyến cận giáp

(74)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật cắt bỏ tuyến cận giáp là gì?Hầu hết mọi người đều có 4 tuyến cận giáp, các tuyến này thường nằm ở cổ và có vai trò kiểm ... [xem thêm]

Nội soi ổ bụng chẩn đoán

(50)
Định nghĩaNội soi ổ bụng chẩn đoán là gì?Nội soi ổ bụng chẩn đoán là dạng phẫu thuật nội soi được dùng để quan sát các cơ quan vùng bụng và vùng ... [xem thêm]

Cắt bỏ tử cung qua đường mở bụng

(43)
Tìm hiểu chungCắt bỏ tử cung qua đường mở bụng là gì?Phẫu thuật cắt bỏ tử cung qua đường mở bụng là một loại phẫu thuật dùng để cắt toàn bộ hay ... [xem thêm]

Cắt bỏ sang thương da lành tính

(46)
Tìm hiểu chungSang thương ở da là gì?Sang thương da là những khối mô ở da phát triển bất thường nằm trên bề mặt hay ngay dưới da. Ví dụ của sang thương da ... [xem thêm]

Tạo hình mũi

(49)
Tìm hiểu chungTạo hình mũi là gì?Tạo hình mũi là một loại phẫu thuật để cải thiện diện mạo mũi và cải thiện khả năng thở bằng mũi của bạn. Phẫu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN