Phân trẻ sơ sinh có màu xanh có nên lo lắng hay không?

(3.6) - 46 đánh giá

Hiện tượng phân trẻ sơ sinh có màu xanh không phải là tình trạng nghiêm trọng nhưng lại có thể ẩn chứa một vài dấu hiệu sức khỏe.

Bạn có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh thông qua phân. Do đó, không ít bố mẹ cảm thấy lo lắng khi thấy phân trẻ sơ sinh có màu xanh thay vì vàng. Vậy điều này có ý nghĩa gì? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Màu phân của trẻ sơ sinh

Loại phân đầu tiên trong đời của bé thải ra thường mang màu đen (phân su). Khi bé được cho bú sữa mẹ đều đặn, vào khoảng ngày thứ ba, phân của con sẽ đổi thành màu xanh đậm. Đến ngày thứ 5 hoặc hơn, màu phân lại thay đổi một lần nữa thành màu vàng và có kết cấu khá đặc.

Nguyên nhân khiến phân trẻ sơ sinh có màu xanh

Phân trẻ sơ sinh có màu xanh lá hoặc nâu được xem là tình trạng bình thường. Bạn không cần quá lo lắng nếu thấy bé vẫn tăng cân đều đặn cũng như khỏe mạnh. Nguyên nhân gây ra tình trạng phân có màu xanh có thể xuất phát từ:

  • Bụng khó chịu: Khi bé bị ốm có thể gây ra sự thay đổi màu sắc trong phân và kéo dài hàng tuần. Cách tốt nhất để giúp con yêu phục hồi là bú sữa mẹ.
  • Thừa dinh dưỡng: Nếu bạn sản xuất nhiều sữa và bé bú được sữa đầu có nhiều đường, ít chất béo có thể khiến ruột của con hoạt động quá mức và làm cho phân bị lỏng hoặc chuyển sang màu xanh.
  • Vàng da: Một số trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh vàng da do gan của bé vẫn chưa trưởng thành và không thể xử lý bilirubin mà cơ thể sản xuất, từ đó khiến phân hiện màu bất thường. Hiện tượng này khá bình thường và sẽ biến mất sau một hoặc hai tuần.
  • Con bú không hiệu quả: Nếu vào ngày thứ 5 trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, phân của trẻ sơ sinh có màu xanh lá cây thay vì màu vàng, đây có thể là dấu hiệu cho thấy em bé không đủ sức để hút hết lượng sữa cuối có trong bầu sữa, nên bú sữa có nhiều đường và ít chất béo.
  • Mẹ ăn thức ăn có màu xanh: Nếu mẹ đã ăn nhiều rau xanh hoặc một thứ gì đó có màu xanh lá cây thì tã của em bé có thể có màu xanh lá cây. Đây không phải là vấn đề nghiêm trọng trừ khi con yêu có hiện tượng mệt mỏi và khó chịu hoặc có vẻ bị đau bụng. Trong trường hợp này, bạn hãy nhờ chuyên gia tư vấn để thay đổi chế độ ăn uống phù hợp hơn.
  • Nhạy cảm với thức ăn hoặc thuốc: Khi một đứa trẻ nhạy cảm hoặc dị ứng với một loại thuốc bạn đang dùng hay thực phẩm trong chế độ ăn uống của bạn, con sẽ thải ra phân xanh hoặc nhầy

Dị ứng thức ăn thường xảy ra ở những gia đình có người mắc bệnh này. Khi xác định đây là nguyên nhân, bên cạnh việc phân trẻ sơ sinh có màu xanh, bé có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như vấn đề về da (chàm, phát ban, mảng da khô), đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy hoặc các vấn đề về hô hấp (nghẹt mũi, chảy nước mũi, thở khò khè, ho).

Biện pháp cải thiện và ngăn ngừa phân bé có màu xanh

Để cải thiện tình trạng bé yêu đi ngoài có màu phân xanh, bạn có thể tham khảo một số cách như sau:

  • Cho con bú mẹ hoàn toàn, ngoài ra con nên được bú cạn 1 bên bầu ngực của mẹ trước khi chuyển sang bầu ngực còn lại để nhận được đầy đủ sữa đầu và sữa cuối
  • Ăn bắp cải: Nếu lượng sữa của bạn hiện tại của bạn quá dồi dào và lo lắng bé bú vào sẽ thải phân màu xanh, hãy thử nghĩ đến bắp cải nhé. Bắp cải được biết là làm có thể làm giảm nguồn cung cấp sữa. Do vậy, bạn có thể đắp một ít bắp cải ướp lạnh lên núm vú trong khoảng 30 phút, không quá ba lần một ngày để kiểm soát phần nào lượng sữa tiết ra.

Một số biện pháp mà mẹ có thể làm để giúp ngăn ngừa tình trẻ sơ sinh đi phân màu xanh:

  • Xác định bé bị dị ứng thực phẩm nào, từ đó tránh không tiêu thụ chúng
  • Tránh cho con bạn uống sữa bò nhằm hạn chế nguy cơ bé bị quá tải lactose
  • Tránh ăn quá nhiều rau lá xanh, vì chúng có thể gây ra phân có màu xanh ở trẻ sơ sinh khi bé bú mẹ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 việc con phải biết làm trước khi bước qua tuổi 13

(57)
Ngày nay, có nhiều trẻ nhỏ rất phung phí tiền bạc của bố mẹ bằng cách mè nheo để bố mẹ mua những món đồ chơi cho mình. Do đó, nếu bạn không dạy con ... [xem thêm]

7 loại thực phẩm cần tránh trong năm đầu đời của bé

(76)
Trong năm đầu tiên của cuộc đời, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn toàn phát triển, vì thế bạn cần hết sức cẩn thận khi cho con ăn. Hãy tham khảo bảy ... [xem thêm]

Làm sao để dùng mỹ phẩm mà không gây hại cho da?

(90)
Mỹ phẩm có thể được ví như một “bửu bối” làm đẹp giúp đôi mắt nhỏ xíu trở nên to tròn, làn da xanh xao trở nên hồng hào hay đôi môi tái nhợt bỗng ... [xem thêm]

6 cách giảm nguy cơ mắc bệnh tim

(92)
Bạn có thể ngăn ngừa cơn đau tim và đột quỵ khi bị tiểu đường bằng cách thay đổi lối sống. Ở những người dưới 75 tuổi, 1/4 số ca tử vong do bệnh ... [xem thêm]

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)

(26)
Tìm hiểu chungRối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) là bệnh gì?Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) là tình trạng tâm thần không ổn định bao gồm ... [xem thêm]

Cho con bú sữa mẹ giúp giảm nguy cơ ung thư vú

(91)
Hầu hết các mẹ đều quan tâm đến việc làm sao để có đủ sữa mẹ cho con phát triển tốt. Đôi khi, bạn thắc mắc không biết những thực phẩm mà mình ăn ... [xem thêm]

Bạn có biết làm thế nào để phục hồi thể lực hiệu quả?

(53)
Thực tế, phục hồi thể lực tốt là một trong nhiều yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả của việc chăm chỉ rèn luyện thể chất.Ngày nay, không ít người xem ... [xem thêm]

46 tuần

(46)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tuần thứ 46, con bạn có thể có khả năng:Biết vỗ tay hay vẫy chào tạm biệt;Bước đi trong khi vịn vào ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN