Phòng tránh tình trạng ngộ độc hóa chất ở trẻ nhỏ

(3.85) - 17 đánh giá

Ngộ độc hóa chất ở trẻ nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Bạn cần biết được những mối nguy từ hóa chất có trong nhà mình để phòng ngừa cho bé.

Phân bón, chất chống đông, đồ trang điểm, thuốc… là những vật dụng luôn tiềm ẩn những nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Nếu bạn không bảo quản cẩn thận, trẻ có thể uống nhầm nó bất cứ khi nào. Để phòng tránh ngộ độc hóa chất ở trẻ, bạn cần trang bị cho mình những thông tin cơ bản về vấn đề này.

Ngộ độc hóa chất ở trẻ do thuốc

  • Để các loại thuốc – theo toa và không theo toa – ngoài tầm với của trẻ nhỏ. Ngay cả những vật dụng tưởng chừng như vô hại như nước súc miệng cũng có thể gây ngộ độc hóa chất ở trẻ nếu chẳng may con uống phải. Để thuốc ở trên cao cũng chưa chắc an toàn vì trẻ có thể leo lên và lấy được. Do đó, tốt nhất bạn nên để trong tủ thuốc và khóa lại.
  • Hãy chắc chắn rằng túi xách của bạn và người thân nếu có các vật dụng chứa hóa chất thì phải luôn cách xa tầm với của trẻ.
  • Bảo quản thuốc viên và thuốc nước ở trong bao bì của nhà sản xuất.
  • Ghi lại số lượng thuốc còn lại trong hộp.
  • Bạn phải biết được trong nhà mình và nhà người thân có những loại thuốc gì.
  • Không bao giờ chuẩn bị hoặc cho trẻ uống thuốc trong bóng tối bởi bạn có thể cho trẻ uống lộn hoặc uống sai liều lượng.
  • Không bao giờ để vitamin, aspirin hoặc các loại thuốc khác trên bếp, bàn ăn, bàn cạnh giường ngủ hoặc tủ quần áo.
  • Không bao giờ nói với trẻ rằng thuốc có vị như kẹo.

Chất tẩy rửa và các sản phẩm hóa chất khác

  • Không bao giờ bảo quản các chất tẩy rửa bằng các chai nước ngọt hoặc những chai, lọ đã từng được sử dụng để bảo quản thực phẩm.
  • Không bao giờ để thuốc diệt côn trùng hoặc thuốc diệt chuột lên sàn nhà. Không xịt thuốc diệt côn trùng lên đồ đạc hoặc nệm.
  • Bảo quản các hóa chất tẩy rửa ở trong tủ có khóa. Viên nước giặt thường nguy hiểm với trẻ nhỏ hơn các loại xà phòng khác. Do đó, nếu bạn có con dưới 6 tuổi, hãy cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.
  • Bảo quản chất tẩy rửa và bình xịt côn trùng trong 1 chiếc tủ khóa cách xa tầm với của trẻ.
  • Không để vật dụng vệ sinh nhà cửa như bột giặt, nước giặt hoặc viên giặt dưới bồn rửa chén hoặc trong tủ không khóa.
  • Khóa kỹ các tủ có chứa chất gây hại.
  • Những hóa chất làm vườn nguy hiểm nên được đặt ở một khu vực an toàn có khóa, ngoài tầm với của trẻ. Đảm bảo rằng chúng được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
  • Khi vệ sinh nhà cửa, đừng để trẻ ở gần chai, xô đựng mà không có sự giám sát.

Cồn

  • Không để đồ uống có cồn ở nơi trẻ có thể tiếp cận được, đặc biệt là ở trong các bữa tiệc. Vệ sinh nhà ngay sau khi có tiệc.
  • Bảo quản chất có cồn ở trong tủ có khóa và cách xa tầm với của trẻ.
  • Để nước súc miệng ngoài tầm với của trẻ nhỏ vì thông thường nước súc miệng có chứa rất nhiều cồn.

Sơn chì

Nôi, nệm, ghế, đồ chơi được sơn màu… cũng có thể có chứa chì và gây ngộ độc hóa chất ở trẻ.

Các vật dụng khác

Không bao giờ để mỹ phẩm và các đồ dùng vệ sinh cá nhân trong tầm với của trẻ. Đặc biệt thận trọng với nước hoa, thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay và chất tẩy sơn móng.

Để trẻ cách xa các loại cây được trồng trong nhà hoặc trong sân vì có thể gây độc hại. Chỉ trồng những loại cây không chứa độc tố. Một số loại cây có độc như cây dương lá kim, cây anh đào, hoa lily…

Vứt bỏ các viên pin đã sử dụng đúng nơi và để chúng xa tầm tay của trẻ.

Bạn cần làm gì để xử lý trường hợp ngộ độc hóa chất ở trẻ?

Bạn nên:

  • Học cách hồi sức tim phổi (CPR) và thủ thuật Heimlich để sơ cứu hóc dị vật.
  • Luôn để sẵn các số điện thoại:

♣ Số cấp cứu: 115

♣ Số điện thoại bác sĩ của trẻ

♣ Số điện thoại nơi làm việc và số điện thoại di động của cha mẹ

♣ Số của người thân hoặc hàng xóm gần đó

  • Chuẩn bị sẵn một bộ dụng cụ sơ cấp cứu và có hướng dẫn ở bên trong.

Quan sát các vật dụng xung quanh và cân nhắc xem cái gì có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Việc bảo vệ trẻ tránh khỏi hoàn toàn các hóa chất độc hại là điều không dễ. Nếu bạn không loại hết những nguy cơ trong ngôi nhà của mình, hãy để các hóa chất ở một phòng nào đó và khóa lại. Tuy nhiên, tốt hơn hết, bạn vẫn nên quan sát cẩn thận bé cưng của mình.

Dù bé cưng nhà bạn đang ở độ tuổi sơ sinh, trẻ mới tập đi hay trong độ tuổi đi học, bạn phải đảm bảo rằng nhà là nơi an toàn để trẻ khám phá và học hỏi thế giới xung quanh và không có những tai nạn đáng tiếc xảy ra do ngộ độc hóa chất ở trẻ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm thế nào để con nhỏ bớt bám mẹ?

(20)
Khi không có bố mẹ ở bên cạnh, các bé sẽ phản ứng nhiều cách khác nhau. Một vài bé sẽ khóc và sợ hãi hoặc sẽ trở nên hoảng loạn trong chốc lát khi ... [xem thêm]

Truy tìm nguyên nhân khiến bé khóc khi bú mẹ

(27)
Sau khi sinh là giai đoạn khó khăn với các sản phụ vì cơ thể vẫn chưa hồi phục mà phải chăm con, cho con bú. Đặc biệt, bé khóc khi bú mẹ càng gây căng ... [xem thêm]

Bạn không nên ăn gì trước và sau khi tập gym?

(62)
Nếu không biết tránh ăn gì khi tập gym, kết quả rèn luyện thể chất của bạn có thể chẳng được như ý mặc dù chăm chỉ học theo huấn luyện viên và hì ... [xem thêm]

9 cách “giải thoát” chị em khỏi tình trạng nhiễm nấm vùng kín

(19)
Nhiễm nấm vùng kín hay nhiễm trùng nấm men là vấn đề chẳng mấy xa lạ với hội chị em phụ nữ. Tuy không quá nguy hiểm nhưng tình trạng này gây nên khá ... [xem thêm]

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh suy tuyến giáp

(62)
Dấu hiệu suy tuyến giáp thường biểu hiện qua những triệu chứng quen thuộc. Việc nhận biết sớm những dấu hiệu này sẽ giúp bạn sớm phát hiện bệnh để ... [xem thêm]

Viêm tai giữa ứ dịch: Hiểu rõ về việc phòng ngừa và điều trị

(93)
Việc điều trị viêm tai giữa ứ dịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tình trạng sức khỏe của từng trẻ. Bệnh hiếm khi gây ảnh hưởng đến thính lực ... [xem thêm]

Trẻ ngủ ngáy: Ba mẹ có cần phải lo lắng hay không?

(19)
Trẻ ngủ ngáy tưởng chừng như là hiện tượng bình thường nhưng có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của con yêu nếu bố mẹ không quan tấm đúng ... [xem thêm]

Mối quan hệ giữa dị dạng mạch dạng hang và đột quỵ

(32)
Bệnh thoái hóa mạch máu não dạng bột là gì?Mặc dù sự tích tụ protein dạng bột trong não đã được mô tả ban đầu vào năm 1907, nhưng phải đến nhiều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN