Ra máu khi mang thai có nguy hiểm cho mẹ bầu?

(4.26) - 92 đánh giá

Khoảng 20% mẹ bầu trải qua hiện tượng ra máu khi mang thai tại một vài thời điểm. Tuy nhiên, đừng nên lo lắng quá bởi có những phụ nữ đã trải qua triệu chứng này và họ vẫn có một thai kỳ rất bình thường, khỏe mạnh.

Bạn có thể sẽ trải qua hiện tượng ra máu khi mang thai 3 tháng đầu của thai kỳ. Thông thường, máu sẽ ra rất ít, kéo dài trong khoảng từ vài giờ cho đến vài ngày. Khi không rõ lý do vì sao mình lại bị có thai ra máu, nhiều mẹ bầu tỏ ra lo lắng rất nhiều.

Tuy nhiên, cách tốt nhất để vượt qua điều này là tự tìm hiểu về nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục để có thể tận hưởng thai kỳ một cách khỏe mạnh nhất.

Nguyên nhân gây ra máu khi mang thai?

Không phải lúc nào cũng có thể xác định được lý do của hiện tượng ra máu khi mang thai. Tuy nhiên, đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

Quan hệ tình dục khiến bạn bị ra máu khi mang thai

Phụ nữ mang thai có thể trải qua việc ra máu sau khi quan hệ trong thai kỳ nếu cổ tử cung của họ bị kích thích. Trong suốt thai kỳ, lượng máu cung cấp cho vùng xương chậu tăng lên. Nếu quan hệ tình dục trong thời gian này cũng có thể phá vỡ những mạch máu nhỏ và dẫn đến việc bị ra máu nhẹ.

Nhiễm trùng làm cho có thai ra máu

Những căn bệnh không liên quan đến việc mang thai như nhiễm trùng cổ tử cung, nhiễm trùng âm đạo hay nhiễm trùng qua đường tình dục (STI) cũng có thể gây ra việc chảy máu khi mang thai. Những tình trạng này có thể làm cho cổ tử cung bị kích thích và sau đó dẫn đến chảy máu.

Sảy thai hoặc thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng em bé bắt đầu phát triển bên ngoài tử cung của người mẹ. Chảy máu, đặc biệt nếu theo sau đó là đau bụng hay chuột rút, có thể là dấu hiệu thông báo sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Việc mang thai ngoài tử cung có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Bạn nên đến ngay và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu gặp phải tình trạng chảy máu âm đạo cùng với đau bụng hoặc chuột rút.

Ngoài ra, nguyên nhân gây nên hiện tượng ra máu khi mang thai còn có thể là do:

  • Vỡ tử cung
  • Nhau tiền đạo
  • Thai ngoài tử cung
  • Polyp trên cổ tử cung
  • Cổ tử cung trở nên nhạy cảm
  • Nhiễm trùng cổ tử cung hoặc âm đạo
  • Hormone quy định chu kỳ kinh nguyệt gây ra chảy máu
  • Trứng đã được thụ tinh bám vào thành tử cung, gây chảy máu
  • Rối loạn di truyền như Von Willebrand, có thể khiến máu trở nên khó đông
  • U xơ, xuất hiện ở thành tử cung. Thỉnh thoảng, nhau thai có thể bám chặt vào u xơ.

Ra máu khi mang thai, bà bầu nên làm gì?

Ra máu khi mang thai có thể là dấu hiệu những vấn đề nghiêm trọng hơn. Vì thế, bạn nên quan sát cẩn thận xem mình có thai ra máu nhiều hay ít? Máu có màu gì? Sau đó bạn hãy đến bác sĩ chuyên khoa và nói cho họ biết về tình trạng của mình sớm nhất có thể. Bạn cũng có thể phải cần đến siêu âm để biết nguyên nhân của việc chảy máu.

Để đối phó với hiện tượng có thai ra máy và tiếp tục một thai kỳ khỏe mạnh, bác sĩ có thể sẽ khuyến khích bạn:

  • Nếu quá đau, bạn nên chỉ nên uống nước ấm hoặc ăn cháo
  • Năng nghỉ ngơi trên giường hoặc ngủ trưa nhiều hơn
  • Hạn chế hoạt động thể chất nặng nhọc
  • Gác cao chân của bạn lên khi có thể
  • Không hoạt động chân quá nhiều
  • Tránh nâng vật trên 5 kg.

Hãy nhớ rằng, đa số phụ nữ bị ra ít máu khi mang thai đều có thể có một thai kỳ bình thường và khỏe mạnh. Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn nên đi khám bác sĩ. Hãy thảo luận về các triệu chứng chảy máu của bạn với bác sĩ để đảm bảo chắc chắn rằng hiện tượng là bình thường.

Khi nào mẹ bầu nên đi khám bác sĩ?

Nếu có thai ra máu màu hơi nâu và chỉ là một đốm đỏ, bạn không cần quá lo lắng. Tuy vậy bạn cũng nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn kĩ càng hơn.

Bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi bị ra máu và bị đau, thậm chí khi bạn đã ngưng chảy máu. Bạn có thể cần đến bệnh viện để được thăm khám và kiểm tra. Bác sĩ có thể kiểm tra âm đạo của bạn, thực hiện siêu âm, xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá nồng độ hormone trong cơ thể, từ đó tìm ra nguyên nhân của hiện tượng ra máu cũng như phương hướng giải quyết tốt nhất.

Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn thắc mắc về vấn đề này, hãy hỏi xin ý kiến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia phụ khoa để được tư vấn và giải đáp kịp thời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều bạn cần biết khi thử thai tại nhà

(49)
Kết quả thử thai là điều mà các mẹ bầu quan tâm nhất, nhưng việc mua các dụng cụ thử thai, sử dụng như thế nào, làm thế nào để đọc được kết quả. ... [xem thêm]

Nguy cơ bị nghiện opioid khi dùng thuốc giảm đau

(73)
Các loại thuốc giảm đau nhóm opioid là giải pháp giúp bạn giảm đau hiệu quả tức thời, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây nghiện opioid. Liệu bạn có thể ngăn ... [xem thêm]

Chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quang

(66)
Tên kỹ thuật y tế: Chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quangBộ phận cơ thể/mẫu thử: Thực quản, dạ dày, tá tràng/ X-quang có chất cản quangTìm hiểu ... [xem thêm]

Tìm hiểu về bệnh bạch cầu ở trẻ em

(54)
Ung thư máu là một căn bệnh nguy hiểm và thường được phát hiện chậm do các triệu chứng không xuất hiện sớm. Nếu vậy, ung thư máu có chữa được ... [xem thêm]

Bị đau ruột thừa nên ăn gì là thích hợp nhất?

(24)
Viêm ruột thừa là loại bệnh không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, việc tìm hiểu bị đau ruột thừa nên ăn gì sau phẫu thuật sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải ... [xem thêm]

Bệnh ho gà ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

(62)
Việc trẻ sơ sinh bị ho, ho khan, thở khò khè hoặc ho có đờm… khiến bạn lo lắng không yên? Thực tế, trẻ sơ sinh bị ho có nhiều nguyên nhân. Do đó, bạn ... [xem thêm]

7 thứ không thể thiếu khi bạn du lịch ngày đèn đỏ

(41)
Bạn có thể cảm thấy bối rối khi kinh nguyệt ghé thăm đúng lúc đang chuẩn bị hành lý đi du lịch xa. Làm sao để bạn có thể tận hưởng chuyến đi khi du ... [xem thêm]

Tác dụng của dầu óc chó có gì tốt mà lại được ưa chuộng?

(35)
Dầu óc chó không những thơm ngon, dễ dùng mà còn giàu axit béo omega-3 vốn nổi tiếng tốt cho sức khỏe tim mạch cùng các tác dụng khác.Hạt quả óc chó là một ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN