Rửa tay đúng cách vào mùa cúm

(4.5) - 29 đánh giá

Cúm là căn bệnh không còn xa lạ với chúng ta, khi mỗi năm mỗi người đều bị ít nhất một lần. Có rất nhiều biện pháp phòng bệnh, nhưng đối với những người bận rộn, rửa tay đúng cách là cách tốt nhất.

Hàng ngày, bàn tay của chúng ta tiếp xúc với những vật “lạ” mà không hề biết chúng có chứa những vi khuẩn gì. Chưa dừng lại ở đó, vi khuẩn cúm có thể tồn tại trên tay và khi bạn tiếp xúc tay với tay, các vi trùng này sẽ lan truyền qua nhau.

Vì vậy, cho dù bạn dùng xà phòng hay các chất khử trùng tay khác thì hãy đảm bảo luôn giữ tay mình được sạch sẽ và không có mầm bệnh, điều đó giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh cúm.

Mặc dù không thể chống lại việc nhiễm bệnh cúm, nhưng tiêm phòng vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi nó. Những việc như vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay… cũng rất cần thiết để giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc lây truyền vi trùng cho người khác.

Virus gây cảm lạnh thông thường và cúm thường lây lan rất dễ dàng. Tiếp xúc cá nhân như bắt tay hoặc chạm vào bề mặt bị ô nhiễm như tay nắm cửa có thể khiến vi trùng tích tụ trên tay bạn. Bằng cách chạm vào mắt, mũi và miệng, cứ như thế chúng sẽ tồn tại khắp cơ thể bạn và rồi bạn có thể tự lây nhiễm. Đó là lý do tại sao việc rửa tay lại quan trọng như thế.

Rửa tay là cách tốt nhất để ngăn ngừa cảm lạnh cũng như các bệnh về đường hô hấp và bệnh truyền nhiễm khác lây truyền qua đường miệng, tay, mũi, mắt. Xà phòng đóng vai trò như một phương tiện để bẫy các vi khuẩn. Sau đó, nó sẽ bị trôi theo nước và không còn tồn tại trên tay bạn nữa.

Làm sao để rửa tay đúng cách?

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyên bạn nên rửa tay thường xuyên và ít nhất 20 giây mỗi lần rửa. Khi xát xà phòng trên bàn tay mình, bạn hãy chắc chắn là đã chà xát hai mu bàn tay, giữa các ngón tay và dưới móng tay.

Đừng lo lắng về việc rửa tay bằng nước nóng. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Người tiêu dùng Quốc tế, hầu hết mọi người đều tin rằng sử dụng nước nóng có hiệu quả hơn so với rửa bằng nước ở nhiệt độ phòng hoặc nước lạnh. Tuy nhiên lại không có bằng chứng chứng minh điều này.

Không có nhiệt độ nhất định nào cho việc rửa tay. Nếu tay bạn thực sự bẩn và dính dầu mỡ, việc sử dụng nước ấm hoặc hơi nóng sẽ hiệu quả hơn so với dùng xà phòng và nước thường để tẩy bụi bẩn, dầu mỡ. Nhưng nếu có thể, hãy vừa dùng nước ấm để tẩy rửa đồng thời rửa lại bằng xà phòng, vì việc này giúp làm sạch kỹ hơn.

Việc sử dụng xà phòng nào cũng không quan trọng, miễn là loại xà phòng bạn đang dùng có thể tạo bọt và diệt khuẩn tốt.

Vệ sinh tay và những điều bạn cần biết

Nếu bạn đang ở một nơi không có xà phòng để rửa tay, hãy dùng các loại sản phẩm rửa tay khô như cồn hay gel rửa tay.

Theo CDC, chất khử trùng có nồng độ cồn từ 60% đến 95% có hiệu quả diệt vi trùng cao hơn so với những loại có nồng độ cồn thấp hơn hoặc chất khử trùng không chứa cồn. Vì vậy, hãy luôn sắm cho mình một chai khử trùng tay với độ cồn từ 60% để thay thế xà phòng khi bạn đến một nơi không có nước.

Sử dụng chất khử trùng để rửa tay đúng cách là khi bạn bôi nó vào lòng bàn tay và chà xát khắp bề mặt của cả hai tay cho đến khi chúng khô đi. Mặc dù chất khử trùng tay chứa cồn có thể vô hiệu hóa nhiều loại vi khuẩn khi được sử dụng đúng cách, nhưng chúng sẽ không hiệu quả nếu bạn không sử dụng đủ lượng hoặc lau khô chúng trước khi chúng kịp khô.

Tuy nhiên, CDC chỉ ra rằng xà phòng và nước có hiệu quả hơn chất khử trùng tay trong việc loại bỏ hoặc vô hiệu hóa một số loại vi trùng như virus noro (loại virus gây viêm dạ dày và đường ruột).

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Rửa tay 6 bước theo chuẩn WHO

Bạn nên rửa tay khi nào?

Cách tốt nhất là bạn luôn rửa tay thường xuyên hoặc ngay sau khi tiếp xúc với các đồ vật, động vật hay thậm chí là người khác. Nếu bạn không có thời gian cho việc đó thì hãy rửa tay vào những thời điểm nhất định như:

  • Trước và sau khi chuẩn bị hoặc xử lý thực phẩm
  • Trước khi ăn
  • Sau khi thay tã
  • Sau khi sử dụng phòng tắm
  • Sau khi hắt hơi, ho hoặc xì mũi
  • Sau khi chạm vào động vật hoặc chất thải động vật
  • Sau khi xử lý rác
  • Trước và sau khi điều trị vết thương
  • Trước và sau khi chăm sóc người bệnh

Cúm là căn bệnh thông thường và có thể không đáng lo, nhưng nó lại khiến bạn khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn. Vì vậy, hãy luôn giữ cho đôi tay mình sạch sẽ bằng các cách xử lý trên. Việc này không chiếm bao nhiêu thời gian của bạn, mà lại giúp bạn đỡ tốn thời gian cho việc điều trị bệnh cúm (nếu chẳng may mắc phải) rất nhiều.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 bí quyết ngăn ngừa bệnh tiêu hóa cho người bận rộn

(53)
Liệu bạn có hay ôm đồm quá nhiều việc nên lúc nào cũng ăn vội vàng cho qua bữa? Nếu có thì đã đến lúc bạn nên điều chỉnh thói quen ăn uống để ngăn ... [xem thêm]

Rụng tóc không còn là mối lo nhờ mesotherapy

(85)
Tìm hiểu chungRụng tóc là bệnh gì?Rụng tóc là một rối loạn xảy ra khi số lượng tóc rụng đi nhiều hơn số tóc mọc. Trong một số trường hợp, tóc không ... [xem thêm]

Những điều bạn cần lưu ý về quan hệ tình dục bằng miệng

(82)
Quan hệ bằng miệng được coi là kiểu quan hệ tình dục đem lại cho chàng và nàng nhiều khoái cảm nhất trong chuyện chăn gối. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại một ... [xem thêm]

9 nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều sau khi kết hôn

(90)
Nếu biết được những nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều sau khi kết hôn, bạn sẽ tìm được cách khắc phục tình trạng để dễ dàng thụ thai hơn. Kinh ... [xem thêm]

Tự cứu mình khi bị rối loạn nhận thức do đột quỵ thuở nhỏ

(46)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Nguy cơ mất thị lực ở người đái tháo đường

(46)
Bệnh về mắt có thể gây suy giảm thị lực. Một số các nguyên nhân gây ra suy giảm thị lực bao gồm: tiểu đường, thoái hóa điểm vàng, glaucoma hoặc tổn ... [xem thêm]

Các bài tập giúp phục hồi di chứng tai biến mạch máu não

(49)
Việc gặp phải các di chứng tai biến mạch máu não làm ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống và sức khỏe người bệnh. Do đó, người bị tai biến cần được ... [xem thêm]

7 loại thức ăn giúp các chàng có cơ bắp săn chắc

(81)
Cơ bắp săn chắc luôn khiến bạn trông thật khỏe khoắn và mạnh mẽ trong mắt các nàng. Bên cạnh việc chăm chỉ đến phòng gym, bạn cũng cần lưu ý đến chế ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN