Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ và những điều cần lưu ý

(3.83) - 72 đánh giá

Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu kể từ khi chào đời sẽ giúp bé hình thành lớp phòng ngự hoàn hảo trước chủng vi sinh vật gây bệnh này.

Ngày nay, viêm gan B hay viêm gan siêu vi B có thể phát sinh ở bất kỳ độ tuổi nào. Đặc biệt, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Điều này có thể giải thích bởi lúc này, hệ miễn dịch của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển, chưa đủ khả năng chống lại virus viêm gan B.

Do đó, để bảo vệ trẻ trước căn bệnh nguy hiểm trên, chích ngừa viêm gan B là lựa chọn lý tưởng nhất. Tuy nhiên, bạn đã nắm rõ những điểm lưu ý khi cho trẻ tiêm phòng chưa?

Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh có cần thiết hay không?

Theo thống kê từ nhiều nhà nghiên cứu, gần 1/3 dân số thế giới nhiễm virus viêm gan B. Trong đó, ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh viêm gan siêu vi B là 10 – 20% với hai đối tượng chiếm phần lớn gồm:

  • Phụ nữ mang thai: 10 – 16%
  • Trẻ nhỏ: 2 – 6%

Bên cạnh đó, hiện nay, các nhà khoa học hàng đầu vẫn chưa điều chế được loại thuốc đặc trị dành riêng cho viêm gan siêu vi B. Mặt khác, một trong những con đường lây nhiễm phổ biến nhất của chủng virus trên là lây từ mẹ sang bé. Chính vì vậy, trẻ sơ sinh sẽ cần được tiêm phòng viêm gan B càng sớm càng tốt, tốt nhất là 24 giờ kể từ khi chào đời.

Virus viêm gan B có thể lây nhiễm từ mẹ sang bé

Vì sao trẻ sơ sinh cần tiêm phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ từ lúc chào đời?

Vắc xin là một loại chế phẩm sinh học mang độc tố. Do đó, nhiều bố mẹ sẽ lo lắng liệu đứa con mới chào đời của mình có gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào sau khi tiêm phòng viêm gan B không.

Thực tế, một số kết quả nghiên cứu cho thấy, đến 90% trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan B sẽ phát triển nhiều bệnh về gan mãn tính như xơ gan, suy gan hay thậm chí là ung thư gan. Trong đó, tỷ lệ tử vong chiếm khoảng 25%.

Do đó, theo khuyến nghị từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu tiên có khả năng lớn ngăn chặn nguy cơ nhiễm virus từ mẹ ở bé. Tỷ lệ thành công có thể lên đến 85 – 90%. Nếu tiến hành trễ hơn, con số này sẽ giảm dần theo thời gian.

Ngoài ra, liệu pháp này còn giúp bảo vệ trẻ khỏi những rủi ro bị chủng vi sinh vật này tấn công từ môi trường xung quanh.

Trẻ sơ sinh có thể tiêm phòng viêm gan siêu vi B lại vào lúc khác không?

Trong trường hợp trẻ sơ sinh không được tiêm phòng viêm gan B trong 24 giờ kể từ khi chào đời vì một số nguyên nhân, chẳng hạn như không đủ điều kiện chống đỡ với thành phần vắc xin, bố mẹ sẽ cần đưa bé đi tiêm ngừa bổ sung trong vòng bảy ngày kế tiếp ngay khi có thể.

Sau giai đoạn trên, một mũi vắc xin viêm gan B đơn sẽ không còn khả năng tạo thành lớp phòng ngự bảo vệ trẻ. Lúc này, bạn và bé sẽ cần đợi 2 tháng sau để bắt đầu tiêm 3 mũi vắc xin tổng hợp, bao gồm những bệnh như:

  • Bệnh bạch hầu
  • Ho gà
  • Uốn ván
  • Viêm gan B
  • Viêm phổi hoặc viêm màng não mủ do Hib

Thông thường, các mũi sẽ được tiêm cách nhau một tháng.

Bố mẹ cần lưu ý gì khi tiêm phòng viêm gan B cho trẻ?

Bố mẹ cần lưu ý gì khi tiêm phòng viêm gan B cho bé?

Khi vừa chào đời, sức đề kháng của trẻ vẫn còn rất yếu do các tế bào bạch cầu vẫn chưa đủ khả năng hoạt động hết năng lực. Thêm vào đó, vắc xin viêm gan B còn có độc tính do chứa kháng nguyên trên bề mặt virus làm thành phần chính. Vì vậy, bác sĩ cũng như bố mẹ sẽ cần theo dõi bé trong vòng 1 – 2 ngày sau khi tiêm phòng viêm gan B cho trẻ.

Mặc dù loại chế phẩm sinh học này đã được công nhận an toàn đối với trẻ sơ sinh, nhưng trong một số trường hợp hy hữu, bé vẫn có nguy cơ xảy ra các phản ứng như:

  • Khóc nhiều do vị trí tiêm phát đau và sưng đỏ
  • Thân nhiệt có xu hướng tăng nhẹ (khoảng 37,7ºC)
  • Sốc phản vệ

Thực tế, tỷ lệ những phản ứng trên xảy ra rất thấp. Đồng thời, trong khoảng thời gian này, cả mẹ và bé vẫn còn đang được chăm sóc ở bệnh viện. Vì vậy, nếu bất kỳ biến cố nào phát sinh, các bác sĩ sẽ nhanh chóng có biện pháp xử lý kịp thời.

Những điều kiện cần thiết để trẻ sơ sinh được tiêm phòng viêm gan B trong 24 giờ đầu kể từ khi chào đời

Thể chất khỏe mạnh cũng như tình trạng sức khỏe ổn định là yếu tố hàng đầu của cả người trưởng thành và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, trước khi tiêm bất kỳ mũi vắc xin nào.

Ngoài ra, trong trường hợp này, bé còn cần đáp ứng các yêu cầu dưới đây, bao gồm:

  • Nhịp thở ổn định
  • Không có những triệu chứng suy nhược cơ thể hay mắc bệnh bẩm sinh, chẳng hạn như da tái nhợt hoặc tái xanh
  • Bú sữa mẹ bình thường

Ngược lại, nếu rơi vào bất kỳ trường hợp nào dưới đây, trẻ sơ sinh sẽ không thể được tiêm phòng viêm gan B trong 24 giờ đầu kể từ lúc chào đời:

  • Dị tật bẩm sinh
  • Cơ thể ốm yếu
  • Thân nhiệt tăng cao

Ngoài ra, đối với tình huống sinh non (thiếu tháng) hay cân nặng thấp, trẻ sẽ cần được giám sát một thời gian trước khi bác sĩ chấp thuận để trẻ tiêm vắc xin.

Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh ngay từ đầu là cách tốt nhất để bảo vệ bé khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên, lúc này trẻ còn rất yếu do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Vì vậy, bạn nhớ tìm hiểu kỹ những điều cần làm trước và sau khi bé tiêm chủng để đảm bảo an toàn cho con nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 điều ba mẹ cần chuẩn bị cho con vào lớp 1

(57)
Vì sao trẻ không muốn đi học? Đây là câu hỏi khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Muốn biết câu trả lời, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này ... [xem thêm]

Tầm quan trọng của kỹ năng vận động tinh ở trẻ nhỏ

(29)
Kỹ năng vận động tinh là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà trẻ cần phải thành thạo để có thể hoạt động linh hoạt nhất.Trẻ em phát triển các ... [xem thêm]

“Bữa tối 30 phút” chuẩn cho bé và cả nhà

(76)
Đã bao lần bạn rời văn phòng trễ và hối hả về nhà, trong đầu không biết làm sao chuẩn bị kịp bữa tối cho con? Rồi lại còn phải đón con, chạy vội ra ... [xem thêm]

5 bài tập giảm mỡ bạn nên lưu ý khi tập

(63)
Một số bài tập giảm mỡ bạn thường nghĩ là hiệu quả nhưng đôi khi lại có tác dụng ngược khiến cơ thể càng trông đầy đặn hơn. Nếu bạn đang tìm ... [xem thêm]

Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung khi mang thai có an toàn không?

(87)
Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung được nhiều phụ nữ lựa chon khi mang thai nhằm phát hiện ra các bệnh lý nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.Mang thai không làm ... [xem thêm]

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà dành cho chị em

(31)
Khi bị trĩ, bạn sẽ cảm thấy khó chịu vì sự sưng đau ở vùng hậu môn. Nếu chỉ bị trĩ ở mức độ nhẹ, bạn có thể thử các cách chữa bệnh trĩ tại ... [xem thêm]

Chuẩn bị tinh thần cho người chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ

(86)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Chế độ ăn cho người mới tập gym

(74)
Những người mới tập gym nên biết cách xây dựng cho mình bữa ăn khoa học để tăng cường hiệu quả tập luyện. Vậy chế độ ăn cho người mới tập gym như ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN