Sơ cứu hoá chất văng vào mắt

(3.89) - 92 đánh giá

Nếu hóa chất văng vào mắt của bạn, hãy thực hiện những bước sau đây ngay lập tức:

Rửa mắt bằng nước sạch

Dùng vòi nước sạch và ấm để rửa trong ít nhất trong 20 phút, và dùng bất cứ biện pháp nào nhanh nhất có được:

  • Chạy vào phòng tắm, mở vòi nước ấm chảy nhẹ lên vùng trán ngay trên mắt bị tổn thương hoặc chảy lên sống mũi nếu cả 2 mắt đều bị dính hóa chất. Nhớ mở to mắt khi rửa.
  • Cúi đầu xuống, nghiêng một bên. Mở vòi nước chảy nhẹ qua mắt.
  • Có thể cho trẻ nhỏ nằm ngửa trên chậu tắm, bồn tắm hoặc bồn rửa, cho nước chảy nhẹ lên vùng trán ngay trên mắt bị tổn thương hoặc chảy lên sống mũi nếu cả 2 mắt đều bị ảnh hưởng.

Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch

Việc đầu tiên của bạn là lấy hóa chất ra khỏi mắt, việc tiếp theo là phải rửa sạch hóa chất dính ở tay. Rửa thật kỹ đến khi tay bạn không còn dính hóa chất hoặc xà phòng.

Gỡ bỏ kính áp tròng

Nếu kính áp tròng (hay kính sát tròng) không rơi ra khi bạn rửa mắt, hãy lấy nó ra.

Chú ý

  • Không dụi mắt – việc này có thể làm mắt bị tổn thương nặng hơn.
  • Chỉ được rửa mắt bằng nước sạch hoặc dung dịch nước muối sinh lý rửa kính áp tròng. Không được dùng thuốc nhỏ mắt khi không có chỉ định của bác sĩ.

Tìm kiếm hỗ trợ y tế khẩn cấp

Sau khi thực hiện những bước trên, hãy gọi cho đội cấp cứu nếu cần, gọi 115 hoặc số khẩn cấp tại địa phương bạn. Nhớ mang theo lọ hóa chất hoặc nhãn của hóa chất đến phòng cấp cứu. Hãy đeo kính mát, nếu có, vì mắt của bạn sẽ nhạy cảm với ánh sáng.

Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-eye-emergency/basics/ART-20056647

Biên dịch - Hiệu đính

Ths.BS. Trần Thị Kim Vân - BS.TS. Phạm Nguyên Quý
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sơ cứu khi bị bọ ve cắn

(100)
Một vài loại bọ ve có thể truyền vi khuẩn gây các loại bệnh như Lyme, sốt phát ban Rocky Mountain… Nguy cơ bị mắc bệnh còn tùy thuộc vào nơi bạn sống hay ... [xem thêm]

Sơ cứu trẻ bị chó cắn

(19)
Chó cắn hoặc cào rách da có thể gây nhiễm trùng. Một vài vết cắn cần khâu lại trong khi một số thì tự lành. Hiếm gặp hơn, vết cắn từ những con chó ... [xem thêm]

Sơ cứu trầy xước giác mạc

(31)
Những tổn thương phổ biến nhất ở mắt thường liên quan đến giác mạc – “cửa sổ” bảo vệ trong suốt nằm ở phía trước của mắt. Việc tiếp xúc ... [xem thêm]

Sơ cứu khi bị bỏng

(69)
Để phân biệt bỏng nhẹ với bỏng nặng, bước đầu tiên là xác định vùng da (mô) bị ảnh hưởng. Có 3 mức độ bỏng: bỏng độ 1, bỏng độ 2 và bỏng ... [xem thêm]

Sơ cứu sốc

(17)
Sốc có thể do chấn thương, say nắng, mất máu, phản ứng dị ứng, nhiễm trùng nặng, ngộ độc, bỏng nặng hoặc các nguyên nhân khác. Khi một người bị sốc, ... [xem thêm]

Sơ cứu bỏng do điện giật

(81)
Bỏng do điện giật có thể biểu hiện có hoặc không ở ngoài da nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da. Dòng điện mạnh chạy qua cơ ... [xem thêm]

Hộp sơ cứu thiết yếu

(80)
Vì sao tôi cần trang bị một hộp sơ cứu? Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như ... [xem thêm]

Sơ cứu khi có vật lạ trong mũi

(93)
Nếu có vật lạ (dị vật, ngoại vật) trong mũi Sơ cứu khi có vật lạ trong mũi Hãy: Không chọc tìm vật bị kẹt bằng tăm bông hoặc dụng cụ khác. Không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN