Sơ cứu da bị phồng rộp

(4.34) - 22 đánh giá

Hình minh họa da bị phồng rộp

Cố gắng không làm vỡ các bọng nước. Lớp da lành bao phủ chỗ phồng rộp có tác dụng như một hàng rào bảo vệ tự nhiên chống lại vi khuẩn, giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Băng bóng nước nhỏ bằng một miếng băng dính, và băng bóng nước lớn hơn bằng một miếng gạc xốp với miếng nhựa phủ có lổ, nhằm hút ẩm và giúp vết thương thoáng khí. Nếu bạn bị dị ứng với chất keo ở một số băng dính, hãy dùng băng giấy.

Không chích bóng nước trừ khi nó quá đau và khiến bạn không di chuyển hay không sử dụng tay được. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc tuần hoàn máu kém, hãy báo với bác sĩ trước khi tự chữa trị.

Cách dẫn lưu một bóng nước

Để làm giảm đau do phồng rộp có thể dẫn lưu dịch nhưng vẫn giữ cho lớp da bên trên nguyên vẹn, bằng cách:

  • Rửa sạch tay và bóng nước bằng xà phòng và nước ấm.
  • Lau bóng nước bằng dung dịch iod hoặc cồn sát trùng.
  • Sử dụng một cây kim đầu nhọn đã tiệt trùng hoặc lau bằng cồn.
  • Dùng kim châm vào chỗ phồng rộp ở những điểm quanh rìa bóng nước, cho dịch chảy ra nhưng vẫn giữ lớp da phía trên nguyên vẹn.
  • Bôi thuốc mỡ kháng sinh vào bóng nước và băng lại bằng băng cá nhân hoặc gạc.
  • Cắt bỏ phần da chết sau vài ngày, dùng kẹp nhíp và kéo đã lau bằng cồn sát trùng. Bôi thêm thuốc mỡ kháng sinh và dán thêm băng.

Hãy báo với bác sĩ nếu bạn thấy những dấu hiệu nhiễm trùng quanh chỗ phồng rộp như có mủ, ửng đỏ hoặc da nóng lên.

Phòng ngừa phồng rộp

Để da tránh bị phồng rộp, hãy sử dụng găng tay, vớ, băng cá nhân cho những vùng tiếp xúc hay bị chà sát. Một số loại vớ thể thao đặc biệt có thêm miếng đệm lót ở những vùng quan trọng. Bạn cũng có thể thử lót một miếng nhung trong giày ở nơi có thể bị cọ xát, ví dụ như gót chân.

Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-blisters/basics/ART-20056691

Biên dịch - Hiệu đính

Đỗ Kỳ Lâm - Ths.BS. Trần Thị Kim Vân
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sơ cứu bỏng do điện giật

(81)
Bỏng do điện giật có thể biểu hiện có hoặc không ở ngoài da nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da. Dòng điện mạnh chạy qua cơ ... [xem thêm]

Sơ cứu rắn cắn

(20)
Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể ... [xem thêm]

Sơ cứu khi bị điện giật

(39)
Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc vào loại dòng điện (một chiều hay xoay chiều), cường độ điện thế, vị trí dòng điện đi vào và ra khỏi cơ ... [xem thêm]

Sơ cứu vết động vật cắn

(23)
Sơ cứu vết động vật cắn Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông Những vết ... [xem thêm]

Sơ cứu chảy máu nghiêm trọng

(49)
Nếu có thể, hãy rửa tay và đeo găng trước khi bạn tiến hành cầm máu để tránh nhiễm trùng. Nếu vết thương ở bụng làm các cơ quan thoát ra bên ngoài, ... [xem thêm]

Sơ cứu trật khớp

(28)
Trật khớp là tổn thương do đầu xương bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường. Nguyên nhân trật khớp thường do các chấn thương như té ngã, tai nạn giao thông, ... [xem thêm]

Sơ cứu chấn thương mắt trong dịp Tết

(16)
Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ ... [xem thêm]

Sơ cứu bỏng nắng

(40)
Triệu chứng bỏng nắng Triệu chứng của bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ sau tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Do ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN