Sơ cứu rắn cắn

(3.56) - 20 đánh giá

Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.

Tất cả các loài rắn độc được tìm thấy ở Bắc Mỹ (trừ rắn san hô) đều có mắt hình khe và được gọi là rắn hố. Đầu của chúng có hình tam giác, với một lõm (hố) ở đường giữa mắt và lỗ mũi ở mỗi bên đầu.

Sơ cứu rắn cắn

Vài điểm đặc trưng của một số loài rắn độc

Rắn chuông

Rắn chuông có các vòng ở cuối đuôi rung lách cách.

Rắn hổ mang nước

Rắn hổ mang nước miệng có 1 đường trắng như bông.

Rắn san hô

Rắn san hô có các vòng màu đỏ, màu vàng và màu đen dọc theo chiều dài của cơ thể.

Để giảm nguy cơ bị rắn cắn, tránh chạm vào bất kỳ con rắn nào. Thay vào đó, hãy từ từ đi ngược lại. Hầu hết các loài rắn đều tránh người nếu chúng có thể, và chúng chỉ cắn khi bị làm sợ hãi hoặc giật mình.

Làm gì khi bạn bị rắn cắn?

  • Giữ bình tĩnh.
  • Bất động cánh tay hoặc chân bị cắn, và giữ yên càng lâu càng tốt để chất độc không lan khắp cơ thể.
  • Gỡ bỏ đồ trang sức trước khi cơ thể bạn bắt đầu sưng lên.
  • Để vết cắn ở vị trí bằng hoặc thấp hơn tim.
  • Làm sạch vết thương nhưng đừng rửa bằng nước. Dùng vải khô sạch phủ lên vùng bị cắn.
  • Dùng nẹp để bất động vùng bị cắn, tránh nẹp chặt làm cản trở máu lưu thông.
  • Không sử dụng garô (tourniquet) hoặc chườm đá.
  • Không rạch vết thương hoặc cố gắng loại bỏ nọc độc.
  • Không uống cà phê hoặc rượu.
  • Đừng cố gắng bắt con rắn nhưng cố gắng nhớ màu sắc và hình dạng con rắn để bạn có thể mô tả nó. Điều này sẽ hỗ trợ cho việc điều trị.

Gọi 115 hoặc đến gặp bác sĩ ngay lập tức, đặc biệt khi vùng bị cắn thay đổi màu sắc, bắt đầu đau hoặc sưng lên.

Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-snake-bites/basics/ART-20056681

Biên dịch - Hiệu đính

Ths.BS. Trần Thị Kim Vân - BS.TS. Phạm Nguyên Quý
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sơ cứu ngộ độc thực phẩm tại nhà

(67)
Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích ... [xem thêm]

Các tình trạng bệnh lý và tổn thương thường gặp do thời tiết nắng nóng

(35)
Biên dịch: BS. Phan Lê Xuân Phong Hiệu đính: BS. Nguyễn Hải Nam Khởi xướng: BS. Bích Thảo Tài liệu tham khảo ... [xem thêm]

Sơ cứu bỏng do hóa chất

(67)
Sơ cứu Nếu bỏng hóa chất ở da, hãy làm theo các bước sau: Loại bỏ hóa chất gây bỏng Phủi sạch hóa chất khô còn dính trên da, sau đó rửa sạch da ... [xem thêm]

Sơ cứu da bị phồng rộp

(22)
Hình minh họa da bị phồng rộp Cố gắng không làm vỡ các bọng nước. Lớp da lành bao phủ chỗ phồng rộp có tác dụng như một hàng rào bảo vệ tự nhiên ... [xem thêm]

Sơ cứu trật khớp

(28)
Trật khớp là tổn thương do đầu xương bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường. Nguyên nhân trật khớp thường do các chấn thương như té ngã, tai nạn giao thông, ... [xem thêm]

Sơ cứu khi có vật lạ trong mũi

(93)
Nếu có vật lạ (dị vật, ngoại vật) trong mũi Sơ cứu khi có vật lạ trong mũi Hãy: Không chọc tìm vật bị kẹt bằng tăm bông hoặc dụng cụ khác. Không ... [xem thêm]

Sơ cứu hạ thân nhiệt

(34)
Khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, đặc biệt là gió lạnh buốt với độ ẩm cao hoặc ở trong môi trường lạnh, ẩm trong thời gian dài, cơ chế điều hòa của ... [xem thêm]

Sơ cứu trẻ bị chó cắn

(19)
Chó cắn hoặc cào rách da có thể gây nhiễm trùng. Một vài vết cắn cần khâu lại trong khi một số thì tự lành. Hiếm gặp hơn, vết cắn từ những con chó ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN