Sơ cứu trẻ bị chó cắn

(4.05) - 19 đánh giá

Chó cắn hoặc cào rách da có thể gây nhiễm trùng. Một vài vết cắn cần khâu lại trong khi một số thì tự lành.

Hiếm gặp hơn, vết cắn từ những con chó hoang hay chưa được tiêm phòng dại có thể gây bệnh dại – tình trạng nhiễm trùng đe dọa tính mạng.

Cần làm gì khi con bạn bị chó cắn?

  • Rửa vùng bị cắn với xà phòng và nước. Nếu vết cắn chảy máu, cần băng ép bằng gạc vô trùng hoặc quần áo sạch.

  • Khi ngưng chảy máu, bôi thuốc sát trùng vào vùng bị cắn.

  • Nếu trẻ đau, sử dụng thuốc giảm đau Acetaminophen hoặc Ibuprofen.

Đến gặp bác sĩ khi

  • Vết cắn do:

    • Chó hoang hoặc chó đi lạc.

    • Con vật chưa được tiêm dại gần đây.

    • Con vật có hành động kỳ lạ.

  • Vết cắn rách da.

  • Vết cắn ở đầu, cổ, mặt, tay, bàn tay, bàn chân hoặc gần khớp.

  • Vết cắn hoặc cào xước trở nên đỏ, nóng, sưng hoặc đau nhiều.

  • Trẻ trễ mũi tiêm hoặc không được tiêm phòng uốn ván trong vòng 5 năm nay.

Bố mẹ phải nắm những thông tin sau để khai báo với bác sĩ

  • Con gì cắn trẻ.

  • Ngày tiêm chủng vaccine dại của con vật đó, nếu biết.

  • Bất kỳ biểu hiện bất thường nào của con vật.

  • Nơi ở của con vật, nếu đã biết trước.

  • Có phải loài hoang dã hay đi lạc không hay được nuôi giữ bởi cục quản lý động vật địa phương.

  • Bảng ghi các mũi tiêm chủng của trẻ.

  • Danh sách các thuốc trẻ bị dị ứng.

Dự phòng

  • Dự phòng trẻ bị chó cắn.
  • Luôn để mắt đến con bạn khi chơi với động vật nói chung, thậm chí là thú cưng.
  • Dạy trẻ không nên chọc thú cưng, sờ vào chúng nhẹ nhàng và tránh lại gần các con thú hoang dã hay đi lạc.
Xem thêm bài viết Dạy trẻ phòng tránh chó cắn

Tài liệu tham khảo

https://kidshealth.org/en/parents/animal-bites-sheet.html?WT.ac=p-ra#catsheets

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Nguyễn Thị Thúy Hằng - BS. Nguyễn Thị Kim Tuyến
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sơ cứu ngộ độc thực phẩm tại nhà

(67)
Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích ... [xem thêm]

Trầy xước giác mạc

(80)
Trầy xước giác mạc là gì? Giác mạc là một cấu trúc trong suốt nằm ngay trước phần tròng đen của mắt. Nó có vai trò bảo vệ mắt và giúp hội tụ ánh ... [xem thêm]

Sơ cứu trật khớp

(28)
Trật khớp là tổn thương do đầu xương bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường. Nguyên nhân trật khớp thường do các chấn thương như té ngã, tai nạn giao thông, ... [xem thêm]

Sơ cứu khi bị nhện cắn

(88)
Chỉ có một vài loài nhện gây nguy hiểm cho con người. Hai loại nhện có mặt trong khu vực các bang liền kề của Hoa Kỳ (contiguous United States) thường hay gặp ... [xem thêm]

Sơ cứu bầm mắt

(66)
Sơ cứu bầm mắt Bầm mắt có thể xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện ... [xem thêm]

Sơ cứu đau đầu

(13)
Hầu hết các loại đau đầu thường nhẹ, và bạn có thể điều trị bằng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, một số đau đầu báo hiệu một vấn đề bệnh lý nguy ... [xem thêm]

Sơ cứu bỏng do điện giật

(81)
Bỏng do điện giật có thể biểu hiện có hoặc không ở ngoài da nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da. Dòng điện mạnh chạy qua cơ ... [xem thêm]

Sơ cứu say nắng

(25)
Say nắng là một trong những hội chứng liên quan đến sức nóng, bao gồm nhiều mức độ từ nhẹ là cơn chuột rút do nhiệt đến say nắng và nghiêm trọng nhất, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN