Sự thật về ảnh hưởng của quả mít với mẹ bầu

(3.92) - 71 đánh giá

Trong giai đoạn mang thai, sản phụ cần phải thận trọng với bất kỳ loại thực phẩm nào và quả mít cũng không ngoại lệ. Nhiều người cho rằng ăn mít trong thời gian mang thai dễ dẫn đến nguy cơ sẩy thai, nhưng sự thật hoàn toàn khác. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về ảnh hưởng của quả mít với sức khỏe mẹ bầu qua bài viết sau nhé!

Mít là loại trái cây quen thuộc với mỗi gia đình Việt bởi màu vàng đặc trưng và mùi vị hấp dẫn. Trong thai kỳ, các mẹ có thể ăn mít vì nhiều lợi ích mà chúng mang lại, đồng thời cũng nên lưu ý một số vấn đề khác để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Ảnh hưởng của quả mít với thai kỳ liệu có “ghê gớm” như lời đồn?

Mít là thức quả được khá nhiều người yêu chuộng, nhưng có nhiều lời đồn đoán xoay quanh ảnh hưởng của nó với thai kỳ. Cụ thể, nhiều người cho rằng vì mít có tính nóng nên bà bầu ăn nhiều có thể bị sẩy thai.

Thực tế hoàn toàn trái ngược, các chuyên gia cho rằng bà bầu hoàn toàn có thể ăn mít ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, miễn là dùng có chừng mực. Bởi loại quả này có hàm lượng đường cao, nếu dùng nhiều sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh về da tăng sinh. Hơn nữa, loại quả này cũng không thích hợp với người bị đái tháo đường, béo phì hoặc được chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Lợi ích của việc ăn mít trong thai kỳ

Những ảnh hưởng tiêu cực của quả mít đến thai phụ chỉ xảy ra nếu người đó thuộc nhóm đối tượng bị tiểu đường, dị ứng hoặc có rối loạn máu. Ngược lại, các chị em không mắc bất kỳ bệnh nào nêu trên thì việc ăn mít với số lượng vừa phải rất an toàn. Dưới đây là những tác dụng tích cực mà quả mít mang lại:

  • Hệ miễn dịch: Mít là loại thực phẩm giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể thai phụ chống lại một số bệnh thông thường một cách hiệu quả
  • Hormone: Quả mít có khả năng điều chỉnh hormone của phụ nữ trong thai kỳ. Điều này đặc biệt hữu ích bởi vì mang thai là nguyên nhân khiến cho lượng hormone trong cơ thể mẹ bầu thay đổi rất nhiều
  • Giải tỏa căng thẳng: Các nghiên cứu đã chứng minh các đặc tính của mít có khả năng chống lại cảm giác căng thẳng. Điều này có nghĩa là mít có thể giải tỏa lo âu, căng thẳng và giúp mẹ bầu có tinh thần thoải mái trong quá trình mang thai
  • Ảnh hưởng của quả mít với sự phát triển của thai nhi: Quả mít rất giàu vitamin và khoáng chất. Chúng sẽ giúp thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh. Trong mít có chứa vitamin A, loại vitamin này có lợi cho sự phát triển mắt của bé trong bụng mẹ
  • Hàm lượng muối thấp: Quả mít chứa ít muối và chất béo no nên rất tốt cho cơ thể
  • Hàm lượng chất xơ cao: Mít có hàm lượng chất xơ cao giúp tối ưu hóa việc tiêu hóa và giảm tình trạng táo bón ở mẹ bầu
  • Cung cấp năng lượng: Mít cung cấp rất nhiều năng lượng và điều này rất tốt cho những ngày các mẹ đang rơi vào tình trạng mệt mỏi nghiêm trọng
  • Huyết áp: Mít làm hạ huyết áp. Huyết áp cao là nguyên nhân gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu trong thời kỳ mang thai. Vì vậy, mít là nguồn thực phẩm cứu cánh trong những lúc như vậy
  • Các khoáng chất khác: Mít giàu canxi, magiê, sắt và beta-carotene, kẽm và rất nhiều khoáng chất khác. Tất cả các khoáng chất này đều rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi
  • Tốt cho dạ dày: Mít ngăn ngừa triệu chứng loét dạ dày và dạ dày nhạy cảm

Làm gì để hạn chế những ảnh hưởng xấu của quả mít với sức khỏe mẹ bầu?

Mít thường không bào mòn hoặc hoặc làm nhiễm khuẩn đường tiêu hóa nên việc bà bầu ăn mít trong thai kỳ không dẫn đến nhiều tác dụng phụ tiêu cực như chúng ta thường nghĩ. Tuy nhiên, nếu mẹ gặp phải một trong số những vấn đề dưới đây thì không nên sử dụng mít để đảm bảo cho sức khỏe của mình và thai nhi:

  • Nếu bị dị ứng với mít, tốt nhất nên hạn chế không sử dụng chúng trong các bữa ăn
  • Nếu mít là món khoái khẩu và các mẹ không bị dị ứng gì với loại trái cây này thì cũng cần phải tiêu thụ với số lượng vừa phải, vì việc ăn quá nhiều mít có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày cũng như việc đi ngoài bởi hàm lượng chất xơ trong mít rất cao
  • Nếu các mẹ mắc chứng rối loạn máu, ăn mít có thể làm nhanh đông máu và gây ra những triệu chứng nguy hiểm
  • Mít thậm chí có thể làm thay đổi tỷ lệ đường đối với một thai phụ mắc bệnh tiểu đường. Nếu bị tiểu đường hoặc có nguy cơ gặp chứng tiểu đường thai kỳ thì bạn không nên ăn
  • Mẹ bầu cần loại bỏ hết phần mủ mít trước khi dùng nhé

Mít nói riêng cũng như bất kỳ thực phẩm nào nói chung cần được sử dụng với lượng vừa phải. Đối với mẹ bầu, việc lưu ý những điều vừa kể trên để sử dụng mít thật hợp lý sẽ giúp mẹ có được một sức khỏe thật tốt.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sử dụng kính áp tròng chưa bao giờ là chuyện dễ dàng!

(67)
Kính áp tròng được rất nhiều người ưa chuộng nhờ sự tiện ích của đặc tính tiếp xúc trực tiếp với mắt. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy, bạn nên hết ... [xem thêm]

Hiện tượng ù tai: Triệu chứng của nhiều bệnh bạn không thể bỏ qua

(15)
Hiện tượng ù tai xảy ra khi bạn nghe thấy âm thanh lạ phát ra từ trong tai. Tình trạng ù tai không chỉ đơn giản là khiến bạn khó chịu, nghe kém, ảnh hưởng ... [xem thêm]

Điều trị các biến chứng của suy thận mạn như thế nào?

(75)
Tìm hiểu chungBệnh suy thận mạn là gì?Suy thận mạn hay còn gọi là bệnh thận mạn, là quá trình suy giảm chức năng thận dưới mức bình thường. Khi mắc ... [xem thêm]

8 lợi ích sức khỏe khi bà bầu ăn hạt sen trong thai kỳ

(84)
Hạt sen không chỉ là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng mà còn là vị thuốc dân gian với nhiều công dụng như bồi bổ cơ thể, an thần, dưỡng thai… Vì ... [xem thêm]

[Infographic] Màu nước tiểu nói lên điều gì về sức khỏe của bạn?

(91)
Tình trạng sức khỏe mỗi người thường được phản ánh qua các triệu chứng bệnh như ngứa, phát ban, sốt,… Bên cạnh đó, nước tiểu cũng là một trong ... [xem thêm]

Mất ngủ có phải là nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp?

(74)
Mối liên hệ giữa giấc ngủ và tăng huyết áp đã được hiểu rõ. Các nghiên cứu đã kiểm tra tác động của việc mất ngủ lên những người khỏe mạnh và ... [xem thêm]

Không cần thuốc, tinh dầu cũng có thể chữa cảm cúm

(20)
Cúm là một căn bệnh rất phổ biến và thường không cần đến thuốc nếu tình trạng nhẹ. Tuy nhiên, một số tinh dầu có công dụng chữa cảm cúm hiệu ... [xem thêm]

Tìm hiểu nguyên nhân bé bị đau bụng và cách phòng ngừa

(30)
Bé bị đau bụng dẫn đến quấy khóc kéo dài khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Có nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề này. Cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN