Tầm quan trọng của vitamin đối với sự phát triển của trẻ nhỏ

(3.64) - 29 đánh giá

Vitamin đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi từ 0−12. Vitamin giúp đảm bảo sự phát triển ổn định và cân bằng trong những năm đầu ở trẻ nhỏ.

Vitamin là gì?

Vitamin là một nhóm các phân tử vi sinh có thành phần hóa học khác nhau với các đặc tính hóa học và vật lý cũng khác nhau, nhưng điểm giống nhau là chúng rất cần thiết cho hoạt động sống, đặc biệt là cho sự phát triển của trẻ.

Vitamin được chia thành hai nhóm chính:

  • Vitamin tan trong nước: Vitamin B và C.
  • Các vitamin không tan trong nước bao gồm A, D, E, K, F (nhưng chúng có thể hòa tan trong dầu).

Vai trò của vitamin đối với sự phát triển của trẻ

Vitamin A, B, C, D, E, K đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng cho cơ thể và tăng khả năng đề kháng ở trẻ nhỏ.

  • Vitamin A: tốt cho thị lực, giảm nguy cơ mắc bệnh về mắt, đặc biệt là chứng quáng gà. Ngoài ra, vitamin A cũng rất cần thiết cho sự phát triển của xương và cơ quan sinh sản.
  • Vitamin B: giúp tạo ra enzyme quan trọng trong việc tăng cường khả năng chuyển hóa đường, chất béo, protein trong cơ thể. Ngoài ra, vitamin B1 cũng kích thích sự thèm ăn ở trẻ em.
  • Vitamin C: giúp phát triển và duy trì xương, răng, lợi, dây chằng, mạch máu, tăng khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm các chất độc hại cho cơ thể và chất độc do cơ thể tạo ra. Nó cũng giúp ngăn ngừa thiếu máu.
  • Vitamin D: giúp điều chỉnh và chuyển hóa canxi trong cơ thể, giúp củng cố răng khỏe mạnh.
  • Vitamin E: giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hóa, làm đẹp da, bảo vệ màng tế bào và tăng sức đề kháng, giúp loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể.
  • Vitamin K: giúp đảm bảo sự đông máu. Ngoài ra, vitamin K cũng có thể kết hợp với canxi để giúp củng cố xương chắc khỏe.

Vitamin tham gia vào sự trao đổi chất của cơ thể, bao gồm các enzyme, tổng hợp, sử dụng và chuyển hóa các chất dinh dưỡng ở tế bào và cơ thể. Việc bổ sung đầy đủ các vitamin nói chung và vitamin B nói riêng sẽ đảm bảo sự phát triển ổn định và cân bằng trong những năm đầu ở trẻ nhỏ.

Khi nào cần bổ sung vitamin cho bé?

Vitamin được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm bạn ăn hàng ngày, do đó, bạn nên bổ sung thêm rau xanh, hoa quả và trái cây trong chế độ ăn của bé. Tuy nhiên, cơ thể bé sẽ khó có được các vi chất dinh dưỡng cần thiết vì chất lượng thực phẩm giảm do quá trình trồng trọt (thuốc trừ sâu, thuốc tăng cân, phân bón…), đóng gói, vận chuyển, bảo quản kéo dài hoặc việc rửa quá nhiều hay qua quá trình chiên, xào làm giảm đáng kể hàm lượng vitamin. Đối với trẻ em bị suy dinh dưỡng và tăng trưởng chậm, việc bổ sung vitamin là điều cần thiết.

Đối với những trẻ bị béo phì đang trong chế độ ăn kiêng thì việc hấp thụ vitamin A, D, E và K sẽ kém vì chúng là những vitamin tan trong chất béo.

Tại sao phải bổ sung vitamin cho trẻ?

Thông thường, trẻ em hiếm khi chỉ thiếu một loại vitamin mà cơ thể chúng thường thiếu nhiều loại cùng một lúc. Đó là lý do cha mẹ nên bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là từ giai đoạn sơ sinh đến 12 tuổi − thời kỳ vàng để phát triển thể chất và tinh thần. Nếu trẻ không được bổ sung các vitamin cần thiết trong quãng thời gian này, việc cung cấp dinh dưỡng sau đó sẽ khó khăn hơn.

Nguồn vitamin có trong tự nhiên rất phong phú, dễ tìm. Tuy nhiên, ở trẻ kén ăn hoặc ăn uống không đủ chất, bạn nên thêm các vitamin tổng hợp và chất bổ sung có chứa lysine. Những chất này giúp bé ăn tốt hơn, ngăn ngừa sự mất nước và đẩy nhanh quá trình phục hồi bằng việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng để nâng cao hệ miễn dịch.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 mẹo thiết yếu về tình dục cho người bị tiểu đường

(87)
Tình dục cho người bị tiểu đường là một vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm. Tình trạng đường huyết có thể ảnh hưởng lớn đến cảm giác của ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện An Sinh

(60)
Bệnh viện An Sinh là một trong những cơ sở y tế có trang thiết bị cũng như cơ sở vật chất có chất lượng cao với phương châm làm hài lòng mọi khách ... [xem thêm]

Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái

(86)
Những cơn đau bụng dưới bên trái đột ngột có thể xảy ra vì nhiều lý do. Suy nghĩ đầu tiên của bạn có thể là do một vấn đề về hệ thống tiêu hóa. ... [xem thêm]

Lưu lại ngay 5 tuyệt chiêu dạy con không lười biếng

(88)
Làm cha mẹ, chẳng ai mà không muốn con cái học hành chăm chỉ, thi đâu đỗ đấy và thành công trong mọi lĩnh vực. Vì quá kỳ vọng nên không ít phụ huynh đã ... [xem thêm]

Tiểu đường thai kỳ: mối lo khi mang thai

(70)
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu, chứng tiểu đường thai kỳ cũng là mối nguy đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, ... [xem thêm]

7 cách kết thúc nỗi ám ảnh chảy nước miếng khi ngủ

(40)
Bạn đã từng thức dậy vào sáng sớm và nhìn thấy nước miếng dính khắp chiếc gối yêu quý của mình bao giờ chưa? Nếu có thì cũng đừng quá lo lắng, rất ... [xem thêm]

Nguyên nhân gây bong tróc da tay và cách điều trị

(88)
Bong tróc da tay khiến bạn khó chịu và phiền toái. Da tay bị bong tróc không những làm mất tính thẩm mỹ mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề ... [xem thêm]

Giúp bé tập đánh răng dễ dàng bằng 5 trò chơi vui nhộn

(65)
Bé cần tập chải răng đúng cách để có thể bảo vệ răng ngay từ khi còn nhỏ, bởi vì răng sữa khỏe mạnh là nền tảng cho hàm răng vĩnh viễn sau này. Bạn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN