Thai nhi 24 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(3.88) - 34 đánh giá

Sự phát triển của thai nhi 24 tuần tuổi

Thai nhi 24 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Giai đoạn 24 tuần tuổi, bé có kích thước cỡ của một trái bắp. Bé dài gần bằng một bàn chân và tăng khoảng 113g so với tuần trước.

Bé vẫn nhận oxy qua nhau thai. Nhưng một khi được sinh ra, phổi của bé sẽ bắt đầu hoạt động và nạp oxy. Trong khi chuẩn bị cho điều đó, phổi của bé sẽ phát triển khả năng sản xuất chất hoạt động bề mặt. Đây là một chất giữ các túi khí trong phổi không bị xì và gắn dính chúng lại với nhau khi chúng ta thở ra và cho phép chúng ta hít thở đúng cách.

Bởi vì tai trong – bộ phận kiểm soát sự cân bằng trong cơ thể – bây giờ đã hoàn toàn phát triển, bé 24 tuần tuổi có thể biết mình đang lộn ngược xuống hay trồi lên trong lúc di chuyển trong nước ối.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 24

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi thai nhi 24 tuần tuổi?

Xét nghiệm quan trọng trước sinh là xét nghiệm kiểm tra lượng đường glucose thường được thực hiện từ tuần 24 đến tuần 28. Xét nghiệm kiểm tra lượng đường glucose huyết sẽ giúp bác sĩ biết mẹ có bị đái tháo đường thai kỳ hay không. Đây là một dạng tiểu đường xảy ra trong quá trình mang thai và có thể gây ra vấn đề ở trẻ sơ sinh, chẳng hạn như chứng hạ đường huyết. Tiểu đường thai kỳ cũng có thể làm tăng cơ hội người phụ nữ sẽ phải sinh mổ vì nó có thể khiến thai lớn.

Trong xét nghiệm tiểu đường, mẹ sẽ được uống một loại nước đường và sau đó được tiến hành lấy máu. Nếu lượng đường trong máu quá cao, mẹ sẽ phải làm thêm các xét nghiệm khác và bác sĩ sẽ thảo luận điều này với mẹ. Tiểu đường thai kỳ thường có thể được kiểm soát bằng cách có một chế độ ăn uống theo kế hoạch, tập thể dục thường xuyên và đôi khi dùng thuốc, chẳng hạn như insulin hàng ngày.

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Bụng khi mang thai có thể bị ngứa, và nó có thể trở nên ngứa hơn theo thời gian, đặc biệt là trong giai đoạn thai nhi được 24 tuần tuổi. Đó là bởi vì khi bụng mẹ lớn lên, da sẽ bị giãn một cách nhanh chóng và mất độ ẩm, từ đó gây ngứa ngáy và khó chịu. Mẹ hãy cố gắng đừng cào xước da bởi nó sẽ chỉ làm cho mẹ cảm thấy ngứa hơn và có thể gây kích ứng da.

Kem dưỡng ẩm có thể tạm thời kiềm chế cơn ngứa, vậy nên thoa kem thường xuyên. Lotion chống ngứa chẳng hạn như calamine hoặc tắm bằng sữa yến mạch có thể giúp giảm ngứa nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu mẹ bị ngứa mà không liên quan đến việc da khô hoặc nhạy cảm hay bị vết ban trên bụng, hãy đi khám bác sĩ sớm để có thể kiểm tra kỹ hơn.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 24 tuần

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ khi thai nhi 24 tuần tuổi?

Vào khoảng thời gian thai nhi 24 tuần tuổi, tử cung của mẹ có thể bắt đầu tập luyện cho việc chuyển dạ và sinh con. Nó bắt đầu luyện tập cơ để tạo sức cho nhiệm vụ to lớn sau này. Những cơn co thắt khởi động này được gọi là cơn gò tử cung Braxton Hicks. Chúng không gây đau và giống như cảm giác bị đè ép gần đầu tử cung hoặc ở bụng dưới và háng.

Cơn gò sinh lý Braxton Hicks còn được gọi là cơn chuyển dạ giả bởi chúng rất khác các cơn co thắt khi sinh đẻ thực sự. Cơn gò Braxton Hicks xảy ra theo một lịch trình bất thường với độ dài và cường độ khác nhau trong khi co thắt sinh đẻ thật sự thường theo đúng khuôn mẫu, kéo dài trong thời gian dài hơn, mạnh mẽ hơn và gần nhau hơn. Do đó, rất dễ nhầm lẫn cơn gò Braxton Hicks với cơn co thắt sinh đẻ thật.

Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu mẹ có những cơn co thắt khiến mẹ lo ngại, đặc biệt là nếu chúng trở nên đau đớn hoặc co thắt nhiều hơn 6 lần trong một giờ. Sự khác biệt lớn nhất giữa cơn co thắt sinh đẻ thật sự và cơn gò Braxton Hicks là các hiệu ứng trên cổ tử cung của mẹ. Với cơn gò Braxton Hicks, cổ tử cung của mẹ sẽ không thay đổi trong khi ở cơn co thắt sinh đẻ thật sự, cổ tử cung bắt đầu giãn mở ra. Mẹ có thể cần đến khám bác sĩ để xác định xem những cơn co thắt nào là thật.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Tuần 24 của thai kỳ, việc đi khám bác sĩ của mẹ đã bắt đầu trở thành một thói quen tốt. Mẹ có thể dự liệu bác sĩ sẽ kiểm tra một số hạng mục như sau, mặc dù có thể có sự khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của mẹ và cách khám của bác sĩ:

  • Đo cân nặng và huyết áp
  • Kiểm tra nước tiểu để đo lượng đường và đạm
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
  • Đo kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài (cảm nhận từ bên ngoài) để xem nó tương quan như thế nào đến ngày sinh nở
  • Chiều cao của đáy vị (đỉnh của tử cung)
  • Kiểm tra độ sưng của tay và chân, kiểm tra việc giãn tĩnh mạch ở chân
  • Các triệu chứng mẹ đã trải qua, đặc biệt là những triệu chứng không bình thường
  • Chuẩn bị sẵn danh sách câu hỏi hoặc vấn đề mẹ muốn thảo luận với bác sĩ.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 24

Mẹ cần biết gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?

Mẹ bầu mang thai 24 tuần có thể dùng thuốc kháng axit miễn là không dùng hơn liều lượng được đề nghị trên nhãn thì sẽ không có vấn đề gì nghiêm trọng. Nếu mẹ uống quá nhiều thuốc kháng axit, có thể mẹ sẽ bị táo bón nhưng điều này sẽ không làm hại đến thai.

Mẹ nên hạn chế tẩy lông mặt hoặc cơ thể trong suốt quá trình thai nhi phát triển. Mặc dù không có bằng chứng cho thấy việc sử dụng thuốc tẩy lông sẽ làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ nhưng mẹ có thể giảm thiểu bất kỳ rủi ro này bằng cách rửa da bằng nước lạnh trước (để se lỗ chân lông), tẩy lông ở một nơi thoáng khí và hạn chế thời lượng sử dụng sản phẩm trên da.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh247.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Nuôi thú cưng khi mang thai: Hại nhiều hơn lợi

(13)
Nhiều người nghĩ rằng một trong những điều tuyệt vời và thú vị nhất ở cuộc sống này chính là việc sở hữu một con thú cưng. Điều này khiến cho vật ... [xem thêm]

10 tác dụng của quả su su giúp bạn khỏe đẹp hơn

(48)
Bên cạnh nguồn dinh dưỡng dồi dào, tác dụng của quả su su giúp bạn hỗ trợ hệ tiêu hóa, bồi bổ thai kỳ, chống ung thư… Không những tốt cho sức khỏe, ... [xem thêm]

Giải mã 7 ngôn ngữ cơ thể của bé và cách xử lý

(81)
Trẻ dưới một tuổi chưa biết nói nên khó giao tiếp với mẹ. Bạn có thể dựa vào ngôn ngữ cơ thể của bé, đoán điều con cần để xử lý kịp thời mong ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì khi sổ tiêm chủng của con bị mất?

(79)
Vì một lý do, bạn chẳng may làm mất sổ tiêm chủng của con và đang hoang mang không biết phải làm sao. Hãy cùng Chúng tôi tìm ra các biện pháp thích hợp để ... [xem thêm]

Mối quan hệ giữa đau nửa đầu và đột quỵ

(77)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Lật tẩy 8 thủ phạm gây nám da

(71)
Nám da là một tình trạng bệnh lý về da, gây nên các mảng nâu hay xám nâu ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, nhất là vùng mặt. Vậy bạn có thật sự biết ... [xem thêm]

Dạy trẻ cách xử lý trong những ngày đèn đỏ khi ở trường

(30)
Đối với các cô bé, khi bước vào tuổi dậy thì, kinh nguyệt là một trong những vấn đề khiến trẻ bối rối. Là cha mẹ, bạn hãy hướng dẫn cho trẻ cách ... [xem thêm]

Lãnh cảm ở phụ nữ: Làm sao để bạn ham muốn chuyện ấy?

(80)
Chứng lãnh cảm ở phụ nữ chẳng những khiến chuyện chăn gối trở thành nỗi ám ảnh mà còn là dấu hiệu cảnh báo sự rạn nứt trong mối quan hệ vợ chồng. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN