Thiếu máu? Bổ sung ngay vitamin B12 và axit folic

(4.01) - 27 đánh giá

Có nhiều yếu tố khác nhau mà có thể gây ra thiếu máu và một trong số chúng là thiếu sắt. Thiếu máu có nghĩa là bạn có ít hồng cầu hơn bình thường hoặc bạn có ít hemoglobin hơn bình thường trong mỗi hồng cầu.

Trong cả hai trường hợp, đều dẫn đến giảm lượng oxy được vận chuyển trong dòng máu. Điều này có thể để lại cho bạn các triệu chứng mệt mỏi, cáu kỉnh, chóng mặt và khó thở. Các triệu chứng khác có thể phát triển, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu.

Bạn đã biết thiếu máu do thiếu axit folic là gì?

Thiếu axit folic (folate) là một trong những nguyên nhân gây ra thiếu máu. Nguyên nhân thông thường là không ăn đủ các loại thực phẩm có chứa axit folic. Nó được điều trị dễ dàng bằng cách dùng viên uống axit folic. Phụ nữ mang thai cũng nên dùng thêm axit folic để giúp ngăn ngừa dị tật cột sống chẻ đôi và các vấn đề khác có liên quan đến em bé.

Axit folic là một loại vitamin cần thiết để tạo các tế bào mới trong cơ thể, bao gồm hồng cầu. Cơ thể không lưu trữ nhiều axit folic. Bạn cần một nguồn cung cấp tươi mới thường xuyên để giữ sức khỏe lành mạnh. Một chế độ ăn uống cân bằng bình thường có chứa đủ axit folic. Tuy nhiên, thiếu axit folic sẽ gây ra thiếu máu và các triệu chứng khác.

Những thực phẩm nào chứa axit folic?

Chúng ta cần khoảng 200 microgram axit folic mỗi ngày. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai sẽ cần đến 400 microgram, đặc biệt là trong 12 tuần thai đầu tiên. Nó thường được dùng trong dạng thuốc bổ sung, bởi vì khó có thể đáp ứng được lượng nhu cầu nếu chỉ thông qua thực phẩm.

Các nguồn axit folic tốt bao gồm:

  • Mầm cải Brussel tươi, sống hoặc nấu chín, măng tây, rau bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, đậu mùa xuân, đậu xanh, bắp cải, súp lơ, đậu bắp, rau diếp, củ cải vàng, đậu Hà Lan, đậu mầm
  • Đậu mắt đen và đậu gà nấu chín
  • Ngũ cốc ăn sáng (với axit folic bổ sung thêm vào)
  • Gan (lưu ý, phụ nữ mang thai nên tránh ăn gan)
  • Thận, men bia và các chiết xuất thịt bò

Để đảm bảo bạn đang nhận được lượng axit folic cần thiết, nên sử dụng khoảng 2–3 khẩu phần của những nguồn trên mỗi ngày.

Ngoài ra, một lượng vừa phải của axit folic cũng được tìm thấy trong các thực phẩm như trái cây tươi, các loại hạt, phô mai, sữa chua, sữa, khoai tây, bánh mì, gạo lứt, yến mạch, trứng, cá hồi và thịt bò.

Bên cạnh đó, còn có một số lưu ý quan trọng khi chế biến và sử dụng các thực phẩm có chứa axit folic bao gồm:

  • Cố gắng không nấu quá chín các loại thực phẩm có chứa axit folic. Hầm hơi, xào hoặc bỏ rau vào lò vi sóng để ngăn ngừa chúng mất quá nhiều axit folic
  • Nếu bạn đang thiếu vitamin B12, điều này có thể làm giảm sự hấp thụ axit folic và cách nó được sử dụng trong cơ thể.

Thiếu hụt vitamin B12 là gì?

Vitamin B12 rất cần thiết để tạo ra các tế bào mới trong cơ thể, chẳng hạn như nhiều tế bào hồng cầu mới được tạo ra mỗi ngày. Một chế độ ăn uống cân bằng bình thường có thể chứa đủ vitamin B12. Sự thiếu vitamin B12 sẽ dẫn đến thiếu máu và đôi khi các vấn đề khác như tổn thương thần kinh và bệnh tim.

Thiếu hụt vitamin B12 do thiếu vitamin B12 trong chế độ ăn uống là rất hiếm. Vitamin B12 được tìm thấy trong các thực phẩm như thịt, cá, phô mai, sữa và trứng. Nó thường không được tìm thấy trong thức ăn thực vật, vì vậy những người tuân theo một chế độ ăn chay hoặc có một chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng trong một thời gian dài sẽ có nguy cơ đáng kể. Thiếu hụt vitamin B12 trong một khoảng thời gian dài có thể dẫn đến thiếu máu ác tính.

Thế nào là bệnh thiếu máu ác tính?

Thông thường, khi bạn ăn thực phẩm có vitamin B12, vitamin kết hợp với một protein được gọi là yếu tố nội tại trong dạ dày. Sau đó phức hợp vitamin B12/yếu tố nội tại được hấp thụ vào cơ thể tiếp tục xuống đường ruột ở cuối của ruột non. (Yếu tố nội tại được tạo bởi các tế bào ở niêm mạc của dạ dày và cần thiết để hấp thụ vitamin B12).

Thiếu máu ác tính là nguyên nhân thường gặp nhất của thiếu hụt vitamin B12 ở Anh. Nó được phân loại như là một bệnh tự miễn. Hệ thống miễn dịch bình thường tạo ra các kháng thể để tấn công vi khuẩn, vi-rút và các mầm bệnh khác. Nếu bạn mắc một bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch sẽ tạo các kháng thể chống lại một số mô nhất định trong cơ thể của bạn. Nếu bạn bị thiếu máu ác tính, các kháng thể được hình thành chống lại yếu tố nội tại của bạn, hoặc chống lại các tế bào trong dạ dày mà sản xuất ra yếu tố nội tại. Điều này làm ngừng việc yếu tố nội tại gắn với vitamin B12, và do đó các vitamin không thể được hấp thu vào cơ thể của bạn. Nếu bạn bị thiếu máu ác tính, bạn sẽ cần tiêm vitamin B12.

Những thực phẩm nào giàu vitamin B12?

Các thực phẩm sau đây là các nguồn vitamin B12 tốt, bao gồm các thực phẩm này thường xuyên trong chế độ ăn uống sẽ giúp ngăn ngừa thiếu hụt vitamin B12:

  • Gan/pate gan (chú ý là phụ nữ mang thai nên tránh gan/pate gan)
  • Trứng
  • Phô mai
  • Sữa
  • Thịt – ví dụ như: thịt bò, thịt cừu, thịt heo nạc
  • Ngũ cốc ăn sáng
  • Marmite®
  • Sữa đậu nành, sữa gạo, sữa yến mạch
  • Sữa đậu nành
  • Chiết xuất nấm men

Nếu bạn là người ăn chay, hãy đặt mục tiêu bao gồm các thực phẩm mà được tăng cường vitamin B12 ít nhất 3 lần một ngày. Nếu các thực phẩm này không được tiêu thụ với lượng đầy đủ, Hiệp hội người ăn chay khuyến cáo nên dùng 10 microgram vitamin B12 bổ sung mỗi ngày.

Nếu bạn muốn xây dựng khẩu phần ăn hợp lý đối với tình trạng bệnh thiếu máu của bạn, hãy tìm gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được giúp đỡ và hướng dẫn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khám phá sự khác nhau giữa đau sỏi thận và đau lưng

(33)
Cơn đau sỏi thận có thể tương tự đau lưng và khiến người bệnh dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, mỗi tình trạng sẽ có một số đặc trưng để bạn có thể nhận ... [xem thêm]

Mách bạn cách làm củ kiệu ngon ngày Tết

(33)
Củ kiệu không chỉ là một món ăn truyền thống mà còn là một vị thuốc bổ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm củ kiệu ngon đúng cách.Củ kiệu ... [xem thêm]

Đừng để cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống tình dục

(89)
Biết cách đối phó với những tiêu cực làm ảnh hưởng đến đời sống tình dục không những giúp quan hệ vợ chồng không bế tắc mà còn cải thiện.Cảm xúc ... [xem thêm]

Top 5 sữa rửa mặt dịu nhẹ và siêu lành tính

(51)
Có lẽ không cần phải bàn nhiều về tầm quan trọng của bước làm sạch nói chung và sữa rửa mặt nói riêng. Nhưng để lựa chọn được một loại sữa rửa ... [xem thêm]

Giấm táo: Top 10 công dụng thần kỳ đối với sức khỏe

(90)
Giấm táo (dấm táo) là loại thực phẩm quen thuộc và phổ biến với nhiều gia đình người Việt. Giấm táo có rất nhiều công dụng và lợi ích đối với sức ... [xem thêm]

Mẹ bị viêm họng khi cho con bú phải làm sao?

(22)
Mẹ bị viêm họng khi cho con bú cần cẩn thận trong việc dùng thuốc. Nguyên do là việc sử dụng các loại thuốc này có thể gây ra những ảnh hưởng nhất ... [xem thêm]

Những ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đối với cơ thể

(87)
Tiểu đường là một nhóm bệnh ảnh hưởng đến khả năng sản sinh hoặc sử dụng insulin của cơ thể, một loại hormone giúp cơ thể chuyển hóa glucose thành ... [xem thêm]

5 điều phụ nữ nên biết để ngăn ngừa nguy cơ ung thư vú

(62)
Bạn có những dấu hiệu khác lạ ở ngực? Bạn nên đi khám sớm để ngăn ngừa nguy cơ ung thư vú hiện đang phổ biến nhất trong nhóm bệnh ung thư ở phụ nữ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN