Viêm cầu thận

(4.13) - 61 đánh giá

Viêm cầu thận đề cập đến tình trạng viêm tại cơ quan bài tiết này. Nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời, tình trạng này có nguy cơ kéo theo hàng loạt biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Tìm hiểu chung

Viêm cầu thận là bệnh gì?

Viêm cầu thận hay bệnh cầu thận là thuật ngữ đề cập đến tình trạng viêm xảy ra ở thận. Cơ quan bài tiết này có các bộ lọc nhỏ tạo thành từ các mạch máu nhỏ xíu có nhiệm vụ lọc máu và đưa các dịch, điện giải và chất thải vào nước tiểu của bạn. Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái, khả năng hoạt động của cơ quan này sẽ giảm đi đáng kể, lâu ngày dẫn đến tình trạng suy thận.

Bệnh viêm cầu thận được chia thành hai nhóm chính là viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn tính.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm cầu thận là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm cầu thận thường gặp là:

  • Nước tiểu màu hồng hoặc nâu đỏ do sự hiện diện của hồng cầu trong nước tiểu (tiểu ra máu)
  • Nước tiểu sủi bọt do có protein lẫn vào trong
  • Huyết áp cao và cholesterol cao
  • Ứ nước gây phù ở mặt, tay, chân và bụng
  • Mệt mỏi do thiếu máu hoặc suy thận
  • Béo phì
Hiện tượng nổi bọt ở nước tiểu cho thấy thận không hoạt động tốt, để một lượng protein lẫn vào dịch bài tiết này.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hoặc biểu hiện trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào về dấu hiệu viêm cầu thận, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau, thế nên tốt nhất bạn hãy thảo luận với bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân viêm cầu thận là gì?

Nguyên nhân viêm cầu thận có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như:

  • Viêm họng do liên cầu
  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Hội chứng Goodpasture
  • Thoái hóa tinh bột, xảy ra khi các protein tích tụ một cách bất thường trong các cơ quan và các mô của bạn
  • U hạt Wegener dẫn đến viêm các mạch máu
  • Viêm đa nút động mạch – một căn bệnh mà trong đó các tế bào tấn công các động mạch.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh?

Viêm cầu thận phổ biến ở các nước đang phát triển. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?

Có rất nhiều yếu tố làm bạn tăng nguy cơ bị bệnh viêm cầu thận, chẳng hạn như:

  • Sử dụng hóa chất và thuốc có hại cho thận
  • Sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroids (NSAIDs) như ibuprofen và naproxen.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bệnh viêm cầu thận có nguy hiểm không?

Một trong những vấn đề được người bệnh quan tâm hàng đầu là bệnh viêm cầu thận có nguy hiểm không. Nhìn chung, tình trạng sức khỏe này có thể không quá nguy hiểm nếu bạn sớm phát hiện và chữa trị ngay từ đầu.

Ngược lại, nếu không được điều trị hiệu quả và kịp thời, bệnh có thể kéo theo hàng loạt vấn đề nguy hiểm như tăng huyết áp, suy tim, phù phổi và tổn thương một số cơ quan, bộ phận khác.

Ngoài ra, bệnh xảy ra lâu ngày không được kiểm soát tốt có nguy cơ khiến thận bị hư hại hoàn toàn. Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái, khả năng lọc thải sẽ mất đi khiến chất thải cùng dịch dư thừa tích tụ nhanh chóng. Lúc này, người bệnh cần lọc máu khẩn cấp.

Nếu chức năng của thận không đạt được 10% so với bình thường, bạn sẽ được chẩn đoán bị bệnh thận giai đoạn cuối. Trong trường hợp này, thẩm tách theo định kỳ và ghép thận là hai lựa chọn duy nhất có thể giúp bạn tiếp tục sống.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng sức khỏe này?

Bác sĩ chẩn đoán bệnh thông qua xét nghiệm nước tiểu để đo hồng cầu trong nước tiểu của bạn. Kết quả có thể chỉ ra tổn thương ở tiểu cầu. Xét nghiệm này cũng cho thấy số lượng các tế bào bạch cầu, chỉ số thông thường về nhiễm trùng hoặc viêm và lượng protein gia tăng. Điều này có thể chỉ ra tình trạng tổn thương niệu. Các chuyên gia cũng sẽ tiến hành việc xét nghiệm máu để đo nồng độ sản phẩm thải, như creatinin và urê huyết.

Đôi khi bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh của thận như X-quang, siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan).

Một cách khác để chẩn đoán bệnh của bạn là sinh thiết thận. Bằng cách sử dụng một cây kim đặc biệt để lấy một mẫu mô thận nhỏ để kiểm tra dưới kính hiển vi, các bác sĩ có thể xác định nguyên nhân của tình trạng viêm.

Viêm cầu thận có chữa được không?

Phác đồ điều trị viêm cầu thận ở mỗi người không giống nhau vì nó phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Một trong những phương pháp điều trị thường gặp là kiểm soát huyết áp, đặc biệt khi nguyên nhân cơ bản của bệnh là chỉ số huyết áp cao hơn mức bình thường.

Nếu huyết áp của bạn không cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc điều trị tăng huyết áp, bao gồm nhóm thuốc ức chế men chuyển như captopril, lisinopril, perindopril.

Trong trường hợp cầu thận bị viêm do hệ miễn dịch tấn công, corticosteroid cũng có thể hữu ích trong việc làm giảm đáp ứng miễn dịch.

Một giải pháp điều trị viêm cầu thận khác nữa là thay huyết tương. Phương pháp này giúp loại bỏ phần chất lỏng của máu (huyết tương) và thay thế nó bằng dịch tiêm qua đường tĩnh mạch hoặc huyết tương được hiến tặng.

Lượng protein, muối và kali trong chế độ ăn uống của bạn cũng là một số yếu tố cần phải xem xét trong thời gian chữa trị.

Trong trường hợp tình trạng của bạn trở nên tồi tệ đến mức suy thận, bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật lọc máu bằng máy để lọc sạch máu. Phương pháp điều trị cuối cùng là ghép thận.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Phòng ngừa và kiểm soát tình trạng tiến triển của bệnh viêm cầu thận

Bạn sẽ có thể kiểm soát hoặc thậm chí là ngăn chặn căn bệnh này ngay từ đầu nếu áp dụng tốt các biện pháp sau:

  • Hạn chế ăn muối để ngăn chặn hoặc giảm thiểu ứ dịch, phù và cao huyết áp
  • Giảm tiêu thụ protein và kali để làm chậm sự tích tụ của các chất thải trong máu của bạn
  • Kiểm soát trọng lượng ở mức cho phép
  • Kiểm soát lượng đường trong máu nếu bạn có bệnh tiểu đường
  • Bỏ thuốc lá
  • Nhanh chóng điều trị các vấn đề nhiễm trùng có nguy cơ ảnh hưởng đến cầu thận

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vàng da

(71)
Tìm hiểu chungVàng da là bệnh gì?Vàng da hay còn gọi là “vàng mắt” hoặc “vàng củng mạc mắt”. Đây là tình trạng da và tròng trắng mắt bị xỉn vàng, ... [xem thêm]

U xương ác tính (ung thư xương tạo xương)

(60)
Tìm hiểu chungU xương ác tính (ung thư xương tạo xương) là bệnh gì?U xương ác tính còn được biết đến với tên gọi ung thư xương tạo xương, là một loại ... [xem thêm]

Xơ gan không do rượu

(38)
Tìm hiểu chungXơ gan không do rượu là bệnh gì?Gan là một cơ quan thường xuyên tiếp xúc với độc tố và những mầm bệnh, có nhiệm vụ thanh lọc máu, sản ... [xem thêm]

Viêm hạch bạch huyết

(35)
Hệ bạch huyết là một mạng lưới các cơ quan, tế bào, ống dẫn và tuyến. Các tuyến cũng được gọi là hạch và có thể xuất hiện trên khắp nơi trên cơ ... [xem thêm]

Sốt siêu vi

(74)
Tìm hiểu chung về bệnh sốt siêu viBệnh sốt siêu vi là gì?Sốt đề cập đến tình trạng nhiệt độ cơ thể cao hơn thân nhiệt bình thường (37°C), thường là ... [xem thêm]

Ung thư amidan

(21)
Tìm hiểu chungUng thư amidan là bệnh gì?Ung thư amidan là một loại ung thư bắt nguồn từ các tế bào trong amidan. Amidan là hai bộ phận có hình bầu dục ở phía ... [xem thêm]

Hội chứng đường hầm cổ tay

(82)
Hội chứng ống cổ tay do tình trạng chèn ép dây thần kinh giữa gây ra. Tình trạng này có thể gây cản trở đến cuộc sống thường ngày của người bệnh. ... [xem thêm]

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

(50)
Định nghĩaThoát vị đĩa đệm thắt lưng là bệnh gì?Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là một nhóm các triệu chứng liên quan đến bệnh lý của các đĩa sụn ở ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN