Thời điểm nào con yêu có thể ăn thịt?

(4.15) - 44 đánh giá

Thịt là nguồn chất đạm rất quan trọng không chỉ cho người lớn mà còn cho trẻ nhỏ. Vậy khi nào bạn nên cho con ăn thịt?

Những nghiên cứu khoa học về việc cho con ăn thịt

Từ 4–6 tháng tuổi, bé cưng có thể ăn thịt khi bắt đầu chế độ ăn dặm. Theo truyền thống xưa nay, nhiều bố mẹ cho bé bắt đầu ăn dặm bằng ngũ cốc hoặc hoa quả và rau củ thuần túy, nhưng theo các chuyên gia, hãy cho thịt vào chế độ ăn dặm của con. Thịt gia cầm hay thịt bò đều được.

Nếu con bú mẹ hoàn toàn và bây giờ bạn muốn thử cho bé ăn thịt, bạn hãy xay nát chúng. Thịt có chứa chất sắt và kẽm rất cần thiết cho các bé từ 4 đến 6 tháng tuổi.

Nên cho con ăn thịt như thế nào?

Mỗi bé đều có biểu đồ phát triển khác nhau. Tuy nhiên, các dấu hiệu chung cho thấy con có thể đã sẵn sàng cho thức ăn rắn là khi bé tăng gấp đôi cân nặng khi sinh và nặng ít nhất 5,9 kg, cũng như giữ đầu ổn định khi ngồi trên ghế cao. Ngoài ra, bé có thể ăn một thìa thức ăn mà không đẩy ra khỏi miệng.

Những dấu hiệu này xuất hiện sớm nhất khi con được 4 tháng. Tuy nhiên, nếu đang cho con bú, tốt nhất mẹ nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Nếu thêm thịt vào chế độ vốn dĩ chỉ có trái cây và rau quả hoặc bột của bé trước giờ, bố mẹ có thể thấy rằng con cần nhiều thời gian hơn để quen với việc ăn thịt. Nếu đúng như vậy, hãy thử trộn những thức ăn cũ mà bé ưa thích chung với thịt để giúp trẻ thích nghi với hương vị mới.

Để ngăn ngừa nghẹn khi ăn, đừng cho con ăn thịt cho đến khi bé ăn các loại thực phẩm mềm khác khác thành công và khi trẻ đã có răng. Việc tập cho các con ăn thịt nên bắt đầu với 1-2 thìa đã được xay nhuyễn. Nếu lúc đầu bé từ chối dùng thịt, hãy đợi một vài tuần rồi sau đó thử lại một lần nữa nhé!

Việc bổ sung thịt vào chế độ ăn uống của con là hết sức cần thiết vì đó là thực phẩm cung cấp dưỡng chất giúp cho bé phát triển tốt hơn. Thế nên nếu con đã có các dấu hiệu tiếp nhận các loại thức ăn rắn, bố mẹ cũng nên cân nhắc đến việc cho bé ăn thịt nhé! Thịt không phải là một loại thực phẩm khó tiêu hóa nếu có cách chế biến thích hợp.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc lập ra chế độ ăn uống của con.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ùn tắc giao thông gây hại cho sức khỏe mà bạn không hề biết!

(23)
Bạn có biết ùn tắc giao thông có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn? Khói bụi khi kẹt xe hay tác động âm thanh từ tiếng còi xe tưởng ... [xem thêm]

Nhận diện các biểu hiện của bệnh dại ở giai đoạn đầu

(90)
Bệnh dại là bệnh do một loại virus xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, đặc biệt là gây viêm trong não. Chìa khóa để chống lại virus dại là nhận ... [xem thêm]

Tràn dịch màng tinh hoàn

(93)
Tìm hiểu chungBệnh tràn dịch màng tinh hoàn là gì?Thuật ngữ này đề cập đến tình trạng dịch tích tụ trong bìu quanh tinh hoàn, có thể xảy ra ở một hoặc ... [xem thêm]

Chuối rất tốt cho phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ

(29)
Chuối nằm trong nhóm trái cây giàu dưỡng chất nhất như vitamin A, B, C, E và khoáng chất thiết yếu như sắt, kẽm, kali, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, ... [xem thêm]

7 nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị bệnh

(76)
Bạn thấy mình thường xuyên bị bệnh với tần suất hàng tháng, thậm chí hàng tuần? Những nguyên nhân khiến bạn không khỏe có thể vì ngủ nghỉ không đúng ... [xem thêm]

Ăn gì để sinh con gái theo như ý muốn?

(32)
Ăn gì để sinh con gái là câu hỏi mà không ít các cặp vợ chồng băn khoăn khi có mong muốn chào đón một cô công chúa nhỏ đến với gia đình. Chúng tôi sẽ ... [xem thêm]

8 tác dụng thú vị của tinh dầu phong lữ mà có thể bạn chưa biết

(59)
Tinh dầu phong lữ thường được sử dụng như một thành phần trong liệu pháp mùi hương vì nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ thể chất cho đến tinh thần và ... [xem thêm]

Mẹ bầu uống rượu: thai nhi mang hậu quả

(67)
Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, phụ nữ khi mang thai không nên uống bất kỳ loại rượu nào. Uống rượu khi mang thai là nguyên nhân chính gây ra các dị tật ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN