Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Tìm hiểu về hoa lương mao vàng

(4.08) - 99 đánh giá

Tên thông thường: mao lương hoa vàng

Tên khoa học: hydrastiscanadensis L.

Tác dụng

Tác dụng của thảo dược mao lương hoa vàng là gì?

Mao lương hoa vàng là một loại thảo dược, tác dụng đối với các trường hợp:

  • Cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp trên, nghẹt mũi và sốt cao;
  • Các rối loạn tiêu hóa bao gồm đau bụng, viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm đại tràng, tiêu chảy, táo bón, bệnh trĩ và đầy hơi;
  • Nhiễm trùng đường tiểu (UTIS), chảy máu sau khi sinh, rối loạn gan, ung thư, hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS), vàng da, lậu, sốt, viêm phổi, sốt rét, ho gà và chán ăn;
  • Đau, sưng âm đạo và các vấn đề về kinh nguyệt;
  • Sưng tấy, loét, nhiễm khuẩn vết mổ, ngứa, chàm, mụn trứng cá;
  • Đau nướu và miệng;
  • Viêm mắt, viêm kết mạc.

Ngoài ra, mao lương hoa vàng có thể được sử dụng cho một số chỉ định khác không được đề cập trong hướng dẫn này.

Mao lương hoa vàng chứa chất berberin có tác dụng trị vi khuẩn và nấm. Berberin cũng có các tính chất có thể hạ huyết áp và cải thiện nhịp tim không đều. Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây cho thấy berberin có thể làm giảm đường huyết và cholesterol “xấu” (LDL) trong máu.

Nếu bạn dùng thuốc bằng đường uống, cơ thể bạn sẽ khó hấp thu nhiều chất quan trọng trong mao lương hoa vàng dẫn đến không đủ nồng độ để thuốc có tác dụng. Vì vậy, vẫn chưa chứng minh được liệu việc dùng mao lương hoa vàng có lợi ích giống như berberin hay không. Bạn nên thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin về loại thảo dược này.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thông thường của thảo dược mao lương hoa vàng là gì?

Liều dùng thông thường đối với người lớn mắc bệnh:

Bạn nên dùng 250 mg đến 1g thuốc, 3 lần mỗi ngày, một số thông tin trên bao bì sản phẩm khuyến cáo dùng liều lên đến 3.420 mg/ngày.

Đối với rễ và thân rễ dạng bột, bạn nên dùng 4−6g thuốc mỗi ngày.

Đối với chất chiết xuất thảo dược lỏng, bạn nên dùng 2 ml (40 giọt) thuốc kèm với nước lọc hoặc nước trái cây, 3−5 lần mỗi ngày.

Đối với dạng thuốc dùng ngoài da, bạn có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng thảo dược trong bao bì sản phẩm.

Liều dùng của loại thảo dược này có thể khác nhau tùy theo mỗi bệnh nhân, tùy thuộc vào: tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số yếu tố khác. Việc sử dụng các loại thảo dược không phải lúc nào cũng an toàn. Vì vậy, bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ về liều lượng thảo dược thích hợp dành cho mình.

Cách dùng

Bạn nên dùng thảo dược mao lương hoa vàng như thế nào?

Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.

Bạn có thể uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn hoặc dùng để bôi ngoài da tùy thuộc vào việc bạn đang sử dụng dạng bào chế nào của thuốc.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thảo dược mao lương hoa vàng?

Khi dùng mao lương hoa vàng, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ sau:

  • Buồn nôn;
  • Lo lắng, trầm cảm, động kinh hoặc tê liệt;
  • Kích ứng da, miệng, họng và âm đạo;
  • Có thể làm cơ thể tăng nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thảo dược mao lương hoa vàng, bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng mao lương hoa vàng, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú (bởi vì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc dùng thuốc trong thời gian mang thai hoặc cho con bú);
  • Bạn đang dùng bất cứ thuốc nào khác, kể cả thuốc kê toa hoặc thuốc không kê toa;
  • Bạn bị dị ứng với mao lương hoa vàng, tá dược trong thuốc mao lương hoa vàng. Danh sách các thành phần của thuốc được in trên nhãn thuốc;
  • Bạn mắc những tình trạng bệnh khác, có thể ảnh hưởng đến việc dùng thuốc, đặc biệt là: tăng huyết áp, bệnh gan, bệnh tim;
  • Bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc, thức ăn, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật nào khác.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thảo dược mao lương hoa vàng trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, cho con bú hoặc trẻ em. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thảo dược mao lương hoa vàng có thể tương tác với thuốc nào?

Thảo dược mao lương hoa vàng có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Mặc dù một số loại thuốc không nên được sử dụng với nhau, nhưng trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng hai loại thuốc cùng nhau ngay cả khi xảy ra tương tác. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ thay đổi liều lượng hoặc biện pháp phòng ngừa khác nếu cần thiết. Bác sĩ cần biết nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào được liệt kê dưới đây. Những tương tác thuốc sau được lựa chọn dựa trên mức độ thường gặp và không bao gồm tất cả.

Loại thảo dược này có thể tương tác với các thuốc hoặc tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thảo dược.

Những thuốc có thể tương tác với thảo dược mao lương hoa vàng bao gồm:

  • Cyclosporine: mao lương hoa vàng có thể làm tăng quá mức nồng độ cyclosporin trong cơ thể;
  • Digoxin: mao lương hoa vàng có thể làm tăng nồng độ digoxin, có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc;
  • Tetracyclin: berberin có thể làm kháng sinh tetracycline hoạt động kém hiệu quả;
  • Thuốc kháng đông máu: mao lương hoa vàng và berberin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt trong thời gian bạn đang dùng thuốc kháng đông máu. Một số thuốc kháng đông máu bao gồm: warfarin (Coumadin®), clopidogrel (Plavix®), aspirin;
  • Các thuốc khác: thuốc trị ung thư, thuốc trị HIV, amitriptyline (Elavil®), cimetidin (Tagamet®), cisapride, lovastatin (Mevacor®), metoprolol (Lopressor®, Toprol XL®), olanzapine (Zyprexa®), ranitidin (Zantac®), sildenafil (Viagra®), tramadol (Ultram®), trazodone (Desyrel®), triazolam (Halcion®).

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thảo dược mao lương hoa vàng như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Dạng bào chế

Mao lương hoa vàng có những dạng và hàm lượng nào?

Mao lương hoa vàng có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén;
  • Viên nang (chứa bột rễ cây);
  • Dịch chiết xuất;
  • Cồn thuốc.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Sụn vi cá mập là thảo dược gì?

(85)
Tên thường gọi: sụn vi cá mậpTác dụngSụn vi cá mập dùng để làm gì?Sụn vi cá mập được sử dụng điều trị các bệnh như:Ung thư;Nhiễm HIV;Viêm khớp, ... [xem thêm]

Cau

(23)
Tìm hiểu chungCau dùng để làm gì?Cây cau là một loại cây được trồng phổ biến ở châu Á và một số vùng châu Phi. Hạt cau có thể được dùng làm ... [xem thêm]

Betaine Hydrochloride là thảo dược gì?

(48)
Tên thông thường: Acide Chlorhydrique de Bétaïne, Betaine, Bétaïne, Betaine Chlorhydrate, Betaine HCl, Bétaïne HCl, Betaine Hydrochloric Acid, Chlorhidrato de Betaína, Chlorhydrate de ... [xem thêm]

Axit malic

(99)
Tìm hiểu chungAxit malic dùng để làm gì?Axit malic là một hóa chất tìm thấy trong trái cây và rượu vang. Axit malic được sử dụng để điều trị chứng mệt ... [xem thêm]
Đang tải ...

Cây dầu giun là thảo dược gì?

(83)
Tên thông thường: Wormseed, Barbotine, Levant, Santonica, Santónica, Sea Wormwood, Semen Contra, SémentineTên khoa học: Artemisia cina; Chenopodium ambrosioides, Seriphidium cinumTác ... [xem thêm]

Tinh dầu gỗ hồng là thảo dược gì?

(43)
Tên thông thường: Aceite de Palo de Rosa, Aniba duckei, Aniba rosaeodora, Cayenne Rosewood Oil, Distilled Oil from Aniba Rosaeodora Wood, Essence de Bois de Rose, Huile de Bois de Rose, Rosewood ... [xem thêm]

Rễ cây Beth là thảo dược gì?

(75)
Tìm hiểu chungRễ cây beth dùng để làm gì?Rễ và lá beth được sử dụng để làm thuốc.Mặc dù còn nhiều lo ngại về sự an toàn, song nhiều phụ nữ vẫn sử ... [xem thêm]

Mexican scammony là thảo dược gì?

(22)
Tìm hiểu chungMexican scammony dùng để làm gì?Mexican scammony là một loại thảo dược, gốc được sử dụng để làm thuốc. Người ta dùng rễ cây mexican scammony ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...