Tin vui: bướu sợi tuyến vú không phải ung thư vú

(3.77) - 50 đánh giá

Bướu sợi tuyến vú là một khối u lành tính thường có dạng hình tròn hoặc dạng dài. Bướu sợi tuyến vú không phải ung thư. Nó có thể di chuyển khi bạn chạm vào hoặc ấn lên vùng da lân cận sẽ nghe độ cộm rõ rệt. Những khối u này thường không gây đau. Khối u có thể được phát hiện nếu bạn tự kiểm tra. Tuy nhiên, bạn nên đi khám để bác sĩ thực hiện các phương pháp kiểm tra để xác định khối u này là lành tính hay ác tính.

Bướu sợi tuyến vú có thể tái phát, nếu các khối u cũ đã lấy ra, bạn và bác sĩ có thể quyết định có nên phẫu thuật để loại bỏ các khối u mới hay không.

Bệnh dễ gặp ở phụ nữ trẻ đến trung niên, thậm chí ở thiếu nữ trong tuổi dậy thì. Nguyên nhân phát bệnh vẫn chưa được xác định.

Làm thế nào biết được bạn mắc bướu sợi tuyến vú?

Các triệu chứng và dấu hiệu của bướu sợi tuyến vú tương đối rõ ràng và dễ phát hiện. Bướu sợi tuyến vú thường có đặc điểm sau:

  • Hình tròn và có viền rõ ràng;
  • Có khả năng di chuyển khi chạm vào;
  • Cứng hoặc như cao su;
  • Không gây đau đớn.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Chị em phụ nữ cần làm gì để phòng ngừa bướu sợi tuyến vú?

Nguyên nhân gây ra bướu sợi tuyến vú vẫn chưa được nghiên cứu và hiểu rõ. Vì vậy, không có phương pháp cụ thể để phòng ngừa bướu sợi tuyến vú. Tuy nhiên, các phương pháp sau đây có thể giúp bạn phát hiện bướu sợi tuyến vú sớm:

  • Tự kiểm tra vú. Bạn có thể dùng tay để kiểm tra các bất thường ở vú. Thời điểm kiểm tra tốt nhất là sau chu kỳ kinh nguyệt từ 3 – 5 ngày.
  • Nếu có các bất thường ở vú, hay chu kỳ kinh nguyệt, liên hệ với bác sĩ của bạn

Bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp kiểm tra sau đây để xác định liệu bạn có mắc phải bướu sợi tuyến vú hay không như:

  • Chụp nhũ ảnh để chuẩn đoán;
  • Siêu âm ngực;
  • Chọc hút bằng kim;
  • Sinh thiết kim lấy lõi: dùng một kim lớn hơn để lấy mẫu tế bào trong khối u đem đi xét nghiệm.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hiệu quả của vận động đối với bệnh cứng khớp gối

(55)
Việc bị cứng khớp gối gây ra rất nhiều bất tiện cho người mắc phải khi thực hiện các hoạt động hằng ngày. Ngoài chế độ ăn uống, các bài tập thể ... [xem thêm]

Bệnh Chlamydia là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

(94)
Tìm hiểu chungChlamydia là bệnh gì?Chlamydia là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục bởi do vi khuẩn gọi chlamydia trachomatis gây ra. Bạn không thể ... [xem thêm]

Bạn có biết vì sao hạnh nhân tốt cho bà bầu không?

(27)
Trong thời gian mang thai, bạn thường cảm thấy đói. Lúc này, nếu có thể, bạn hãy ăn một nắm hạt hạnh nhân vì hạnh nhân tốt cho bà bầu.Hạnh nhân có chứa ... [xem thêm]

7 lý do khiến con gái khóc khi quan hệ

(74)
Những giọt nước mắt của nàng khi đang quan hệ có thể khiến các chàng bối rối không hiểu nguyên nhân. Thật ra, con gái khóc khi quan hệ không phải lúc nào ... [xem thêm]

Rối loạn nhân cách hoang tưởng

(20)
Tìm hiểu chungRối loạn nhân cách hoang tưởng là bệnh gì?Rối loạn nhân cách hoang tưởng là loại rối loạn nhân cách lập dị trong đó người bệnh thường ... [xem thêm]

Broccoli (Bông cải xanh) giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

(47)
Bổ sung Brocoli (bông cải xanh) vào bữa ăn mỗi tuần có thể bảo vệ cơ thể bạn khỏi ung thư tuyến tiền liệt. Các nhà nghiên cứu tin rằng một chất gọi là ... [xem thêm]

Khỏe đẹp từ trong ra ngoài khi bạn ăn sữa chua thường xuyên

(73)
Vì sao bạn lại khỏe đẹp khi ăn sữa chua? Tác dụng của việc ăn sữa chua là vô cùng tuyệt vời đối với sức khỏe như giúp giảm cân, tiêu hóa tốt, bổ sung ... [xem thêm]

Tinh dầu đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống của bạn?

(12)
Ngày nay, các loại tinh dầu được ưa chuộng để sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Nhiều người dùng tinh dầu để thư giãn, nhiều người sử dụng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN