Tính cách ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

(3.65) - 10 đánh giá

Tính cách không chỉ quyết định sự lựa chọn của bạn trong tình yêu và sự nghiệp mà còn là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tính cách là những đặc điểm cơ bản nhất định hình nên con người cá nhân của chúng ta. Mỗi tính cách sẽ tác động lên hành trình của mỗi một cuộc đời với những lựa chọn khác nhau: sở thích, nghề nghiệp, bạn đời… Nhiều người cho rằng tính cách chỉ là những đặc điểm riêng biệt giúp phân biệt chúng ta với người khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học còn liên kết kiểu tính cách của bạn với nguy cơ về sức khỏe mà phần lớn chúng ta đều không hề nhận ra.

Nghiên cứu do Đại học Nottingham (Anh) và Đại học California thực hiện cho thấy kiểu tính cách có thể định hình hệ miễn dịch, chính là một yếu tố quan trọng quyết định khả năng nhiễm bệnh của cơ thể. Các nhà khoa học phát hiện ra, mỗi loại tính cách sẽ có nguy cơ mắc một số bệnh cụ thể, trong khi những người khác thì lại có khả năng miễn nhiễm cao hơn đối với cùng một loại virus và nhiễm trùng.

Áp dụng các kết quả nghiên cứu này, bạn hoàn toàn có thể cải thiện những thói quen nguy hiểm và sống khỏe mạnh hơn. Bạn không cần phải thay đổi tính cách, chỉ cần lưu ý những nguy cơ liên quan và các bí quyết giúp giảm thiểu khả năng mắc bệnh.

Sau đây là 4 nhóm tính cách cơ bản với các nguy cơ bệnh tật và cách cải thiện sức khỏe tốt hơn.

1. Người hướng ngoại

Nếu bạn là người hướng ngoại, bạn thích bộc lộ bản thân một cách thẳng thắn. Bạn thường đi ra ngoài, kết nối và mở rộng mối quan hệ mới.

Bạn thật sự may mắn vì các nghiên cứu cho thấy người hướng ngoại có hệ miễn dịch rất tốt. Số lượng gen trong tế bào bạch cầu kích hoạt viêm hoạt động mạnh mẽ hơn 17% so với các nhóm tính cách khác. Những gen gây viêm này sẽ có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe lâu dài của bạn.

Nguy cơ mắc bệnh

  • Huyết áp cao
  • Tăng nguy cơ phát triển các bệnh ung thư

Cách chăm sóc sức khỏe

  • Bạn nên hạn chế đi chơi khuya và đảm bảo đủ thời gian nghỉ ngơi.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn không có chất xơ và chất dinh dưỡng như bánh, kẹo, nước ngọt, khoai tây chiên, pizza… Đây là những sản phẩm chứa nhiều tinh bột, chất béo, mỡ, đường và muối dễ dẫn đến các bệnh béo phì, tăng huyết áp…
  • Cắt giảm đường trong khẩu phần ăn hàng ngày. Theo khuyến cáo của WHO, bạn chỉ nên hấp thu khoảng 25g đường/ngày (tương đương với 6 muỗng cà phê).
  • Bổ sung các loại vitamin và chất khoáng bằng cách bổ sung thêm nhiều rau củ quả, đặc biệt là các loại lá xanh.
  • Tăng cường hấp thu chất chống oxy hóa có trong trà xanh matcha.

2. Người ôn hòa

Bạn có dễ dàng đồng ý với người khác để tránh xung đột? Việc thuyết phục bạn không có gì khó khăn? Thế thì bạn có thể được xếp vào nhóm tính cách ôn hòa rồi đấy.

Mặc dù bạn không có nhiều xung đột trong các mối quan hệ xã hội, nhưng bạn vẫn phải lưu tâm nguy cơ mắc một số căn bệnh cấp tính. Khi bạn thích làm vui lòng mọi người, bạn cũng sẽ có xu hướng nuông chiều bạn bè và người thân đến mức quên cả bản thân mình.

Nguy cơ mắc bệnh

  • Tăng nguy cơ bị stress khi bạn luôn cố gắng chấp nhận những điều mà bạn không nhất thiết phải đồng ý.
  • Dễ bị tăng cân dẫn đến béo phì vì thói quen hào phóng với mọi người, kể cả chuyện ăn uống.
  • Có nhiều khả năng bị bệnh tiểu đường.

Cách chăm sóc sức khỏe

  • Học cách từ chối khi bạn cần giữ gìn sức khỏe cho bản thân. Đừng cố hy sinh sức khỏe của mình vì người khác quá nhiều. Hãy cho phép bản thân nghỉ ngơi khi bị ốm hoặc sức khỏe có vấn đề cần phải điều trị.
  • Chỉ dành thời gian làm việc cho chính bản thân bạn. Không nên ôm đồm những việc không thuộc trách nhiệm của bạn.
  • Giảm stress bằng cách thư giãn cơ thể và tinh thần: đi spa, du lịch, gặp gỡ bạn bè…

3. Người hay lo lắng

Trái với những gì bạn đang nghĩ, người hay lo lắng lại không gặp quá nhiều vấn đề sức khỏe. Tính cách này có hai nhóm: lo lắng một cách ám ảnh và lo lắng một cách lành mạnh. Và may mắn thay, hầu hết chúng ta đều thuộc nhóm thứ 2.

Nguy cơ mắc bệnh

  • Có khả năng gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần như chứng trầm cảm do lo lắng quá mức.
  • Stress gây ra bởi lo lắng có thể khiến bạn ăn uống quá nhiều hoặc dẫn đến những thói quen không lành mạnh khác.

Cách chăm sóc sức khỏe

  • Đảm bảo cho tinh thần luôn tĩnh tâm bằng cách tập yoga và hít thở sâu mỗi khi cảm thấy lo lắng.
  • Nhận biết những thói quen xấu mới hình thành để kịp thời điều chỉnh ngay: đổ lỗi cho bản thân, suy nghĩ quan trọng hóa vấn đề…
  • Bất cứ khi nào thấy tâm trạng xấu đi, hãy tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống.

4. Người thích chu toàn

Những người chu toàn luôn luôn nỗ lực để đạt mục tiêu của mình. Nếu bạn nhạy cảm và luôn tìm cách nhìn nhận mọi thứ một cách tích cực, bạn sẽ có xu hướng chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, người có tính cách chu toàn lại thường tập trung vào công việc quá đến nỗi quên chăm sóc sức khỏe của bản thân.

Nguy cơ mắc bệnh

  • Dễ mắc các bệnh mãn tính và gặp các vấn đề tiêu hóa.
  • Ít có khả năng duy trì lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống và tập thể dục đều độ.
  • Gây áp lực đạt mục tiêu khiến bản thân bị stress.

Cách chăm sóc sức khỏe

  • Hãy đặt sức khỏe làm mục tiêu quan trọng mà bạn cần tập trung.
  • Ăn các thực phẩm lành mạnh như cá, các loại hạt, các loại đậu và rau củ quả để đảm bảo dinh dưỡng.
  • Dù bận rộn vẫn thu xếp thời gian nghỉ ngơi và dậy sớm tập thể dục để làm việc hiệu quả hơn.
  • Ngồi thiền 10 – 15 phút mỗi ngày để xua tan stress.

Bạn thuộc nhóm tính cách nào? Khi bạn càng thấu hiểu bản thân, mọi vấn đề trắc trở xảy đến trong cuộc đời sẽ được giải quyết ổn thỏa hơn. Trong đó, điều quan trọng nhất vẫn là giữ sức khỏe thật tốt. Hãy dành thời gian để chăm sóc bản thân để đi qua những ngày khó khăn một cách thật nhẹ nhàng, bạn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rong biển: Nguồn dinh dưỡng từ đại dương

(73)
Rong biển là một nguyên liệu không thể thiếu trong sushi, kimbap, cơm chiên kim chi hay các món canh Hàn Quốc. Nguồn dinh dưỡng từ đại dương này không những tốt ... [xem thêm]

4 tư thế yoga cho đàn ông khi bạn mới bắt đầu

(44)
Các nhà khoa học cho rằng yoga có vai trò quan trọng trong việc đánh bại một nửa các triệu chứng trầm cảm.Bất kể mục tiêu tập thể dục của bạn là gì ... [xem thêm]

Mẹ bầu nên cân nhắc điều gì khi ăn tỏi?

(44)
Từ lâu, tỏi đã trở thành gia vị không thể thiếu trong bữa cơm của gia đình Việt. Với mẹ bầu, việc sử dụng tỏi cũng giống như con dao hai lưỡi, vì thế ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về ung thư hắc tố ác tính

(25)
Ung thư hắc tố, hay ung thư hắc tố ác tính, là ung thư da phát triển từ các tế bào chứa sắc tố được gọi là melanocyte. Nó xảy ra với những người ... [xem thêm]

Chăm sóc giấc ngủ của trẻ vị thành niên

(26)
Giấc ngủ và thói quen ngủ của trẻ sẽ bắt đầu thay đổi khi trẻ bước vào tuổi thanh thiếu niên. Một vài hoạt động ban ngày và một số thói quen đi ngủ ... [xem thêm]

Chú ý với 6 điều không nên làm với trẻ sơ sinh

(33)
Khi chăm sóc con, bạn khó tránh khỏi một số điều không nên làm với trẻ sơ sinh. Những việc đơn giản như ôm hôn, không thay tã… cũng có thể gây hại cho ... [xem thêm]

Công thức cho một bữa ăn lành mạnh khi mắc bệnh tiểu đường

(29)
Việc lên kế hoạch bữa ăn cho người bệnh tiểu đường không những giúp bạn nâng cao sức khỏe, mà còn có thể phòng ngừa các biến chứng như bệnh tim mạch ... [xem thêm]

11 lưu ý khi mang song thai để thai kỳ an toàn khỏe mạnh

(51)
Niềm vui nhân đôi khi mẹ mang song thai nhưng lo lắng cũng gấp đôi. Để có thai kỳ khỏe mạnh và hai con chào đời an toàn, mẹ cần đọc kỹ những điều dưới ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN