Tình trạng tăng sắc tố da ở người châu Á

(3.5) - 89 đánh giá

Tình trạng tăng sắc tố da thông thường không gây ra bất cứ tổn hại gì cho sức khỏe của chúng ta nhưng lại khiến nhiều người cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp. Vì thế, để lấy lại tự tin cho bản thân, bạn cần hiểu rõ tình trạng tăng sắc tố da được chia làm mấy loại, mình đang mắc loại nào để từ đó áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Thế nào là tăng sắc tố da?

Biểu hiện phổ biến nhất của tình trạng tăng sắc tố da là các vết thâm xuất hiện trên da, đặc biệt là da mặt. Đây là kết quả của quá trình cơ thể sản sinh quá nhiều sắc tố melanin. Theo lý thuyết, tình trạng này không hề gây hại cho sức khỏe nhưng lại khiến rất nhiều người lo lắng. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý, trong một số trường hợp, biểu hiện kể trên là triệu chứng của một bệnh lí khác.

Tình trạng tăng sắc tố da được chia làm mấy loại?

Nám da hay sạm da

Nám da thường xuất hiện dưới dạng một vết thâm lớn ở mặt, đặc biệt là ở vùng má, mũi, trán và vùng phía trên môi hay cũng có thể xuất hiện ở những vùng khác như cẳng tay. Tình trạng nám của bạn có thể xuất hiện ở vùng thượng bì, bì hay kết hợp cả hai vùng đấy.

Nám da hay sạm da là một tình trạng rất phổ biến ở phụ nữ. Đặc biệt, khi mang thai, bạn rất dễ mắc loại tăng sắc tố da này. Trên thực tế, có đến 90% phụ nữ mang thai bị nám da hay sạm da. Đó là lí do vì sao người ta hay gọi nám da là “mặt nạ của mẹ bầu”.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nám da là sự thay đổi nội tiết tố trong thời kì mang thai hay do bạn sử dụng thuốc tránh thai. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ tự biến mất sau khi bạn sinh con hoặc lượng estrogen trong cơ thể giảm đi.

Đốm sắc tố

Đốm sắc tố bao gồm đốm nắng, đốm đồi mồi, đốm gan, tàn nhang,… là hậu quả của việc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, điển hình là tay và mặt của bạn. Những đốm sắc tố này chính là biểu hiện của tình trạng tăng sắc tố da. Các đốm sắc tố là một vấn đề về da rất phổ biến. Nó có thể xuất hiện khi bạn ở bất kì độ tuổi nào nhưng thường xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn ở đàn ông. Nguyên nhân dẫn đến các đốm sắc tố được cho là do sự gia tăng sắc tố ở lớp tế bào bề mặt da.

Các đốm sắc tố thường có xu hướng xuất hiện khi bạn già đi. Các báo cáo cho thấy người ở độ tuổi trung niên hay già hơn thường mắc phải tình trạng này. Các đốm sắc tố thường có kích thước từ 0.2-2 cm với đường viền tối màu và hình dạng bất thường.

Tàn nhang là những đốm nhỏ màu nâu trên da. Chúng đôi khi cũng có màu hơi đỏ, vàng hay đen. Tàn nhang là tình trạng da vô hại đối với sức khỏe. Thông thường, tàn nhanh có yếu tố di truyền, vì thế, nếu bố mẹ bạn có tàn nhang thì bạn cũng có nhiều nguy cơ bị tàn nhang.

Tăng sắc tố sau viêm

Khi da bạn bị tổn thương, bạn sẽ có nguy cơ bị tăng sắc tố sau viêm. Sau khi vết thương trên da lành hẳn, da bạn sẽ trở nên phẳng lại và có màu sắc sậm hơn vùng da chung quanh. Tình trạng này thường xảy ra sau khi bạn bị mụn hay sau khi bạn vừa thực hiện điều trị thẩm mỹ với các liệu pháp như mài mòn da, điều trị với laser hay mặt nạ hóa học.

Trên thực tế, dù bạn không thể tránh khỏi tình trạng bị tăng sắc tố da nhưng bạn vẫn có thể làm nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ này. Lời khuyên là bạn nên dùng kem chống nắng chứ không nên dùng một loại thuốc nào đó và tìm gặp bác sĩ ngay khi cần thiết.

Bạn có thể quan tâm một số bài viết sau đây:

  • Bật mí 6 thành phần tuyệt vời để thải độc cho da
  • 9 vấn đề về da mà phụ nữ mang thai thường gặp
  • Giải pháp cho 3 vấn đề về da phổ biến của người Việt

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mụn đỏ sưng tấy: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

(52)
Nỗi ám ảnh của con gái chính là khi thức dậy, phát hoảng với những nốt mụn “vô tình ghé chơi”. Còn gì buồn lòng hơn là các loại mụn đỏ sưng tấy, ... [xem thêm]

10 sai lầm khi sử dụng kem chống nắng của 80% nữ giới

(19)
Kem chống nắng là một người bạn không thể thiếu đối với chúng ta, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, ... [xem thêm]

Bí quyết chữa chứng chuột rút khi mang thai

(28)
Chuột rút khi mang thai có thể khiến gây khó chịu, khiến mẹ mất ngủ. Để chuột rút không còn là nỗi ám ảnh, mẹ có thể “bỏ túi” một vài bí quyết ... [xem thêm]

Xử lí vết thương bị nhiễm trùng đúng cách

(35)
Vết thương không được xử lý đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng. Vậy làm sao để xử lý vết thương đã nhiễm trùng và phòng tránh nhiễm trùng khi bị ... [xem thêm]

Dầu hoa trà: Vừa làm đẹp vừa chống ung thư

(29)
Tuy không được phổ biến như tinh dầu tràm trà nhưng tinh dầu trà xanh lại chẳng hề thua kém về những lợi ích mang lại cho người dùng.Trà xanh là một trong ... [xem thêm]

Những hậu quả khó lường khi nặn mụn nhọt sai cách

(81)
Mụn nhọt phát triển rất nhanh và thường gây đau đớn, nhất là các nốt mụn có mủ. Tự nặn mụn nhọt sai cách là một hành động khờ dại, có thể gây ra ... [xem thêm]

5 bí quyết làm đẹp da mặt của phụ nữ Nhật Bản

(61)
Bí quyết làm đẹp da mặt của phụ nữ Nhật Bản xuất phát từ lối sống và cách chăm sóc da đơn giản. Duy trì các thói quen dưới dây, bạn sẽ sớm sở hữu ... [xem thêm]

Khi nào mẹ phải cắt tầng sinh môn khi sinh?

(54)
Cắt tầng sinh môn có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng sản khoa sau khi sinh. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ về loại phẫu thuật này trước khi thực hiện để ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN