Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Trắc nghiệm: bạn đã hiểu rõ bệnh tăng huyết áp chưa?

(4.38) - 20 đánh giá

Bệnh tăng huyết áp là một tình trạng sức khỏe có thể xảy ra với bất cứ ai. Tuy nhiên, không mấy người hiểu rõ sự nguy hiểm mà căn bệnh này đem đến.

Bệnh tăng huyết áp là một vấn đề sức khỏe vô cùng phổ biến trong vòng hai thập kỷ trở lại đây. Theo các chuyên gia thống kê, cứ mỗi ba người sẽ có một người mắc bệnh tăng huyết áp. Vậy bạn đã biết gì về loại bệnh lý này rồi? Hãy cùng Chúng tôi làm bài trắc nghiệm sau để kiểm tra xem bạn đã tìm hiểu về cao huyết áp đến đâu nhé.

Phần I: Trắc nghiệm

Bạn cần lưu ý rằng, ở phần này câu trả lời có thể là một hoặc nhiều đáp án.

1. Hãy cho biết chỉ số nào biểu hiện cho huyết áp khỏe mạnh?

Những chỉ số đo huyết áp dưới đây đều được lấy theo kết quả trung bình của một người từ hai lần đo liên tiếp tại một thời điểm

a) 180/110mmHg

b) 140/80mmHg

c) 130/90mmHg

d) 120/80mmHg

e) 80/60mmHg

2. Hãy chọn câu nhận định đúng:

a) Càng lớn tuổi, bạn càng có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp.

b) Cao huyết áp luôn biểu hiện rõ triệu chứng ở hầu hết trường hợp.

c) Bởi vì bệnh tăng huyết áp là bệnh di truyền nên phương pháp điều trị tốt nhất là sử dụng thuốc.

d) Muối biển chứa nhiều khoáng chất nên sẽ rất tốt đối với những người bị cao huyết áp.

e) Giữa cân nặng và bệnh tăng huyết áp không có bất kỳ mối liên hệ nào.

3. Những phương pháp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp:

Đối với câu hỏi này, bạn cần chọn tất cả những phương án đúng

a) Giảm lượng muối cơ thể hấp thụ

b) Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh

c) Hạn chế sử dụng thức uống chứa cồn

d) Thường xuyên hoạt động thể chất

e) Duy trì cân nặng tiêu chuẩn

f) Bỏ thuốc lá

4. Những hoạt động thể chất giúp ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng tăng huyết áp:

Đối với câu hỏi này, bạn cần chọn tất cả những phương án đúng

a) Nâng tạ với trọng lượng tối đa mỗi hai tuần một lần

b) Chạy bộ 45 phút mỗi tháng

c) Mỗi ngày đạp xe khoảng một giờ

d) Bơi trong 30 phút mỗi ngày

e) Đi bộ nhanh trong 30 phút, với tần suất ít nhất là 5 lần/tuần

5. Hãy chọn nhận định đúng:

a) Nếu bố hoặc mẹ bạn bị bệnh tăng huyết áp, bạn chắc chắn cũng sẽ đối mặt với vấn đề sức khỏe này.

b) Người trẻ tuổi sẽ không bị cao huyết áp.

c) Thông báo cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe về bệnh sử tăng huyết áp trong gia đình là việc không cần thiết.

d) Nếu bạn có 4 anh chị em và hai trong số họ đã được chẩn đoán bị bệnh tăng huyết áp, bạn cần phải chú ý nhiều hơn đến tình trạng sức khỏe của bản thân.

6. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng huyết áp:

Đối với câu hỏi này, bạn cần chọn tất cả những phương án đúng

a) Không có triệu chứng

b) Nhức đầu

c) Khó thở

d) Chóng mặt

e) Đau ngực

f) Đánh trống ngực

7. Hãy chọn NHỮNG nhận định đúng sau:

a) Nếu bạn đã bị bệnh tăng huyết áp mà vẫn giữ thói quen hút thuốc lá, nguy cơ biến chứng xảy ra ở bạn sẽ cao hơn so với những người bệnh khác.

b) Ăn thịt heo thường xuyên là giải pháp tốt để phòng ngừa cao huyết áp.

c) Các chuyên gia không khuyến khích sử dụng cá thu vì hàm lượng dầu trong nguồn thực phẩm này khá cao.

d) Nếu thừa cân, bạn sẽ dễ bị cao huyết áp hơn người thường.

e) Sử dụng thuốc tăng huyết áp đều đặn rất quan trọng.

8. Cao huyết áp gây ảnh hưởng nghiêm trong đến các cơ quan:

Đối với câu này, bạn cần chọn tất cả những phương án đúng

a) Mắt

b) Thận

c) Tim

d) Não

e) Phổi

f) Dạ dày

9. Thực phẩm được khuyến nghị dành cho người bị bệnh tăng huyết áp là:

Đối với câu này, bạn cần chọn tất cả những phương án đúng

a) Thực phẩm giàu chất xơ

b) Thực phẩm ít muối

c) Hạn chế sử dụng thịt đỏ (đặc biệt là thịt đã được chế biến sẵn)

d) Ăn nhiều trái cây, rau và thực phẩm từ sữa ít béo

e) Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol và chất béo chuyển hóa

f) Ăn nhiều cá, thịt gia cầm và các loại hạt

Phần II: Đúng và Sai

Bạn hãy xác định xem những ý kiến sau đây là đúng hay sai nhé.

1. Nếu bị bệnh tăng huyết áp, bạn không nên tập thể dục thể thao?

a) Đúng

b) Sai

2. Bạn bị cao huyết áp là do tinh thần căng thẳng?

a) Đúng

b) Sai

3. Khi huyết áp bắt đầu tăng, bạn có thể nhận ra điều này?

a) Đúng

b) Sai

4. Trong trường hợp mắc bệnh tăng huyết áp, bạn chỉ cần chú ý đến chỉ số tâm trương?

a) Đúng

b) Sai

5. Nếu bị cao huyết áp, bạn chỉ cần điều trị bằng thuốc?

a) Đúng

b) Sai

6. Cao huyết áp là nguyên nhân gây ra bệnh thận?

a) Đúng

b) Sai

7. Hạn chế sử dụng muối ăn là cách tốt nhất để giảm hàm lượng natri hấp thụ?

a) Đúng

b) Sai

8. Thiền là một trong những phương pháp giúp hạ huyết áp?

a) Đúng

b) Sai

Chúc mừng bạn đã hoàn thành bài trắc nghiệm. Bạn đã chắc chắn với những đáp án mà mình chọn chưa? Nếu bạn tự tin với câu trả lời của bản thân, hãy cùng xem kết quả dưới đây nhé.

Đáp án phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: đáp án d

Một người được chẩn đoán bị bệnh tăng huyết áp là khi chỉ số huyết áp tâm thu từ 130mmHg trở lên và huyết áp tâm trương thấp nhất là 90mmHg. Theo các chuyên gia, mức huyết áp tối ưu là dưới 120mmHg đối với tâm thu và 80mmHg đối với tâm trương.

Câu 2: đáp án a

Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp càng cao. Tăng huyết áp thường không có triệu chứng rõ rệt. Xây dựng lối sống lành mạnh là điều tất cả mọi người đều nên thực hiện, không chỉ riêng người bệnh cao huyết áp.

Tăng huyết áp có thể do di truyền. Nguy cơ bị cao huyết áp sẽ tăng hơn nữa nếu bạn có những thói quen không lành mạnh. WHO khuyến nghị mọi người nên giảm lượng muối xuống dưới 5g mỗi ngày. Các loại muối chứa natri về cơ bản là giống nhau (chỉ khi muối có chứa kali hoặc ít natri thì mới có sự khác biệt).

Béo phì có liên quan mật thiết đến các yếu tố nguy cơ gây nên những bệnh về tim mạch, chẳng hạn như tăng huyết áp, không dung nạp glucose, tiểu đường tuýp 2 và rối loạn lipid máu.

Câu 3: tất cả đáp án đều đúng

Tăng huyết áp có thể phòng ngừa và điều trị nguyên nhân cũng như cải thiện bệnh trạng bằng nhiều cách như giảm lượng muối, áp dụng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế sử dụng thức uống chứa cồn, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và không hút thuốc lá.

Câu 4: đáp án c, d và e

WHO khuyến nghị người trưởng thành từ 18 – 64 tuổi nên tập luyện các bài tập nhẹ, ví dụ như thể dục nhịp điệu với cường độ vừa phải, ít nhất 150 phút trong tuần. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế bằng cách tập luyện với cường độ mạnh hoặc kết hợp với cường độ cao, ít nhất 75 phút/tuần.

Câu 5: đáp án d

Gia đình có tiền sử tăng huyết áp cũng là một yếu tố nguy cơ phát triển căn bệnh này. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng bệnh sử gia đình chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh chứ không có nghĩa bạn chắc chắn bị cao huyết áp. Người trẻ tuổi vẫn có nguy cơ bị bệnh cao huyết áp.

Câu 6: tất cả đáp án đều đúng

Tăng huyết áp được mệnh danh là kẻ sát nhân thầm lặng do thường không có triệu chứng rõ ràng. Đây cũng là nguyên nhân mà bạn cần kiểm soát huyết áp thường xuyên. Tuy vậy, đôi khi cao huyết áp có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, khó thở, chóng mặt, đau ngực, đánh trống ngực hay chảy máu mũi.

Câu 7: đáp án a, d, e

Hút thuốc lá là một yếu tố làm tăng nguy cơ bạn phải đối mặt với bệnh tim và đột quỵ. Nó tổn thương các mạch máu và tăng tốc độ xơ cứng của động mạch. Ăn cá thường xuyên và hạn chế dùng thịt đỏ (chẳng hạn như thịt bò) có thể cải thiện tình trạng sức khỏe của bạn.

Câu 8: đáp án a, b, c, d

Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ đau tim, suy tim, đột quỵ, suy giảm thị lực và suy thận. Chỉ số đo huyết áp càng cao thì khả năng gây hại cho tim và mạch máu ở các cơ quan chính như não và thận càng cao.

Câu 9: tất cả đáp án đều đúng

Trái cây, rau củ, các sản phẩm từ sữa ít béo và thực phẩm chứa nhiều tinh bột nhưng đồng thời ít chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa, cholesterol và natri là những thực phẩm được khuyên dùng cho người bị tăng huyết áp.

Đáp án phần II: Đúng và Sai

Câu 1: Sai

Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp giảm huyết áp mà còn cải thiện sức khỏe của tim, giảm căng thẳng và giúp bạn duy trì được cân nặng lý tưởng. Nếu bạn bị cao huyết áp, hãy hỏi bác sĩ về loại bài tập cũng như thời gian và cường độ bạn có thể thực hiện.

Bạn có thể đi bộ nhanh khoảng 30 phút, 5 ngày mỗi tuần để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên bắt đầu với cường độ thấp, ví dụ như 10 phút mỗi ngày là ổn.

Câu 2: Sai

Huyết áp của bạn có thể tăng nếu bạn vô cùng căng thẳng. Tuy vậy, bạn cần lưu ý rằng căng thẳng không thể gây tăng huyết áp trong thời gian dài. Mặt khác, nếu tình trạng căng thẳng cứ tiếp tục tái diễn trong một khoảng thời gian dài, không chỉ riêng huyết áp mà cả sức khỏe tổng thể của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hút thuốc, uống quá nhiều rượu, béo phì và không vận động sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Huyết áp cũng có xu hướng tăng lên khi bạn già đi.

Câu 3: Sai

Bạn có thể bị cao huyết áp trong nhiều năm mà không phát hiện. Theo các chuyên gia thống kê, trên thực tế, cứ năm người bị cao huyết áp sẽ có một người hoàn toàn không hề biết bệnh của mình cho đến khi nó trở nặng. Ngay cả khi bạn cảm thấy sức khỏe bản thân vẫn ổn, tăng huyết áp có thể dẫn đến suy tim hay gây tổn hại đến các cơ quan khác. Hãy kiểm tra huyết áp thường xuyên hoặc ít nhất theo định kì do bác sĩ chỉ định để đảm bảo chỉ số đo huyết áp của bạn vẫn nằm trong phạm vi lý tưởng.

Câu 4: Sai

Chỉ số đo huyết áp tâm thu và tâm trương đều đóng vai trò quan trọng. Mức huyết áp khỏe mạnh là 120/80mmHg.

Câu 5: Sai

Xây dựng thói quen sống lành mạnh là bước đầu tiên trong việc điều trị cao huyết áp. Bạn có thể không cần đến thuốc nếu có những thói quen lành mạnh như tập thể dục, ăn uống điều độ và đầy đủ dinh dưỡng, duy trì trọng lượng lý tưởng hoặc bỏ hút thuốc, hạn chế rượu và giảm hàm lượng muối hấp thụ.

Nếu áp dụng lối sống lành mạnh chưa cải thiện sức khỏe hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc để hỗ trợ. Nếu huyết áp của bạn giảm xuống mức bình thường khi dùng thuốc, bạn hãy khoan ngừng thuốc. Đồng thời, bạn cũng cần duy trì thói quen sống lành mạnh. Việc kết hợp cả hai phương pháp này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng xảy ra, ví dụ như đột quỵ hoặc vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Câu 6: Đúng

Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy thận. Nó khiến thận làm việc quá tải và cuối cùng dẫn đến mất dần khả năng hoạt động. Điều này lại càng khiến huyết áp tăng cao thêm. Nếu bạn bị tăng huyết áp, hãy trò chuyện với bác sĩ về tình trạng thận của bạn.

Nếu bạn đã bị bệnh thận mãn tính, hãy giữ huyết áp dưới 130/80mmHg, đồng thời duy trì thói quen lành mạnh và dùng thuốc kiểm soát huyết áp đều đặn.

Câu 7: Sai

Thực phẩm chế biến sẵn hầu như chứa rất nhiều muối. Bạn lưu ý rằng thực phẩm không phải có vị mặn mới có nhiều natri. Một số loại như bánh mì, chả giò, súp đóng hộp, pizza hay thịt nguội đều chứa hàm lượng muối rất cao.

Hãy tập thói quen đọc thông tin sản phẩm trước khi mua. Bạn có thể bị sốc khi biết hàm lượng natri trong thực phẩm mà bạn sử dụng hàng ngày.

Nếu huyết áp của bạn cao hơn mức bình thường, dù chỉ một chút, hãy áp dụng ngay các hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ về hàm lượng natri bạn có thể hấp thụ mỗi ngày: mức tối đa là 2.300mg, nhưng 1.500mg mới là hàm lượng lý tưởng bạn nên áp dụng.

Câu 8: Đúng

Các nghiên cứu cho thấy biện pháp ngồi thiền có thể giúp hạ huyết áp. Tuy chưa có bằng chứng cho thấy yoga hoặc thiền có thể duy trì huyết áp ổn định ở phạm vi lý tưởng, nhưng chúng có thể giảm căng thẳng – một trong những yếu tố có khả năng gây tăng huyết áp. Do đó, nếu bạn bị tăng huyết áp, hãy ngồi thiền kết hợp với sử dụng thuốc kiểm soát huyết áp để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Giải đáp thắc mắc: Muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết?

(40)
Sốt xuất huyết là một căn bệnh do virus gây ra ở người. Dịch sốt xuất huyết thường xảy ra theo chu kỳ từ 3–5 năm một lần và nếu không được điều ... [xem thêm]

Nếu có ý định phẫu thuật mí mắt, bạn hãy đọc những điều này!

(99)
Bạn không hài lòng về đôi mắt của mình và muốn phẫu thuật mí mắt? Hãy xem các chia sẻ của Chúng tôi để có đôi mắt hoàn hảo nhé!Phẫu thuật mí mắt ... [xem thêm]

Bào ngư: 7 tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe

(40)
Bào ngư là một trong những loại hải sản mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của người dùng. Nó là một loại ốc sống bám dính vào san hô hoặc các tảng ... [xem thêm]

12 thực phẩm cần tránh nếu bạn bị tiêu chảy khi mang thai

(88)
Tình trạng tiêu chảy khi mang thai có thể khiến mẹ bầu bị mất nước, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Nếu bị đau bụng, ... [xem thêm]
Đang tải ...

Thai nhi 35 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(99)
Giai đoạn phát triển của thai nhiThai nhi phát triển như thế nào?Bé lúc này có kích thước cỡ một quả dưa hấu, nặng khoảng 2,38kg và dài khoảng 46 cm. Với ... [xem thêm]

3 lý do vì sao phụ nữ thích làm bạn với đàn ông gay

(14)
Đừng ngạc nhiên khi thấy phụ nữ kết thân với đàn ông gay, họ thậm chí còn có rất nhiều ưu thế vượt trội để xây dựng một tình bạn lâu bền ... [xem thêm]

Con nói chuyện với bạn tưởng tượng, bố mẹ nên làm gì?

(94)
Một số bé thường nói chuyện vu vơ một mình thì rất có thể con đang gặp gỡ người bạn tưởng tượng trong tâm trí của mình. Việc phát hiện sớm và có ... [xem thêm]

10 thực phẩm giúp trẻ phát triển chiều cao tự nhiên

(25)
Bạn muốn con cao lớn, khỏe mạnh? Có rất nhiều cách để tăng chiều cao cho trẻ. Trong đó, có một số thực phẩm giúp trẻ phát triển chiều cao. Khi đề cập ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...