Tránh thai kiểu nào “chắc ăn” hơn ? (Phần 2)

(4) - 41 đánh giá

Một vài phụ nữ cảm thấy mình tăng cân sau khi bắt đầu uống thuốc tránh thai. Vậy uống thuốc tránh thai có tăng cân không? Lý giải hiện tượng này như thế nào?

Nếu bạn là một trong số ít những người gặp phải trường hợp trên, hãy đến gặp bác sĩ được chuyển sang một loại thuốc tránh thai khác.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn biết rõ tại sao uống thuốc tránh thai lại bị tăng cân, mời bạn tiếp tục tìm hiểu trong bài viết sau.

Uống thuốc tránh thai có gây tăng cân không?

Thành phần estrogen trong thuốc tránh thai có tác dụng giữ muối và nước trong cơ thể. Điều này khiến nhiều phụ nữ cảm thấy mình tăng cân và có cảm giác sưng phù ở tay, chân, mí mắt sau khi uống thuốc. Ngoài ra, thành phần progestin (là một dạng tổng hợp của progesterone) có tác dụng kích thích sự thèm ăn, gây tăng trọng lượng cơ thể.

Để khắc phục nhược điểm này cũng như các tác dụng phụ khác do estrogen và progestin, viên thuốc ngừa thai hiện nay có hàm lượng nội tiết rất thấp, chỉ đủ để có tác dụng ngừa thai. Tuy vậy, một số phụ nữ nhạy cảm với estrogen vẫn bị tăng cân sau khi uống thuốc tránh thai.

Có thể tăng bao nhiêu cân sau khi uống thuốc tránh thai?

Thuốc tránh thai với nồng độ estrogen cao gây tăng cân nhiều hơn so với tiêm ngừa thai. Các nghiên cứu đã cho thấy phụ nữ sử dụng thuốc liều cao có xu hướng tăng 2,4 kg trong một năm, so với những phụ nữ tiêm ngừa thai chỉ tăng 2,2 kg trong một năm.

Thuốc tránh thai có gây hiện tượng giữ nước?

Thuốc tránh thai chứa liều cao estrogen có thể gây ra hiện tượng giữ nước trong cơ thể. Estrogen sẽ kích thích các hợp chất trong thận như renin-angiotensin, chịu trách nhiệm giữ nước, từ đó natri (muối) cũng được lưu lại và cuối cùng gây tăng cân.

Các nghiên cứu về liều lượng estrogen trong thuốc tránh thai cho thấy rằng thuốc có ít hơn 20 microgram estrogen sẽ gây giảm cân; 30 microgram estrogen không gây giảm cân, trong khi 50 microgram sẽ gây giữ nước và tăng cân trong cơ thể.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng cân là một tác dụng phụ nhỏ trong thuốc tránh thai. Thay vào đó, cơ thể có thể giữ lại nhiều chất lỏng hơn, làm cho bạn cảm thấy nặng nề hơn lúc trước, đặc biệt là ở ngực, hông và đùi. Các estrogen trong thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến các tế bào chất béo (mỡ), làm cho chúng lớn hơn nhưng không nhiều hơn.

Trong trường hợp hiếm gặp, phụ nữ có thể tăng thêm cơ bắp và cân nặng khi dùng thuốc. Điều này là do ảnh hưởng của hormone nam trong một vài loại thuốc tránh thai lên cơ thể người phụ nữ. Dùng thuốc với liều lượng estrogen thấp có thể làm giảm bớt tác dụng phụ, nhưng bạn cũng có thể gặp nguy cơ đốm da mỗi khi tới kỳ kinh nguyệt.

Cách tránh tăng cân sau khi uống thuốc tránh thai

Về cân nặng, bạn nên kiểm chứng lại việc tăng cân có đúng là do thuốc tránh thai hay do chế độ sinh hoạt hoặc ăn uống tác động. Bạn nên tiếp tục dùng thuốc và theo dõi thêm. Nếu bạn nằm trong trường hợp chỉ tăng cân trong 1 – 2 tháng đầu dùng thuốc rồi đứng cân thì không đáng ngại.

Tuy nhiên, nếu cân nặng vẫn gia tăng trong quá trình dùng thuốc thì bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể hoặc chuyển sang dùng biện pháp tránh thai khác.

Bạn cũng không nên tự ý dùng thêm loại thuốc để giảm cân cấp tốc khi chưa xác định được nguyên nhân chính xác và chưa có chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc, bạn nên theo dõi thêm các phản ứng phụ khác của thuốc tránh thai để kịp thời khắc phục.

Bạn nên tập thể dục nhiều để đốt cháy calo, kiểm soát sự thèm ăn và giảm trọng lượng nước. Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Tăng lượng nước uống có thể giúp bạn ngăn chặn giữ nước gây ra bởi những thay đổi nội tiết tố. Bạn cũng nên giảm lượng natri nạp vào cơ thể khoảng 1500 mg hoặc ít hơn mỗi ngày để giúp giảm và ngăn ngừa tăng cân do giữ nước.

Bạn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ về các phương pháp tránh thai khác nếu bạn gặp khó khăn khi kiểm soát tăng cân ngay cả với một chế độ ăn uống lành mạnh và kế hoạch tập thể dục.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Triệu chứng ung thư gan mà bạn dễ bỏ qua

(86)
Ung thư gan là một căn bệnh nan y và rất khó để điều trị triệt để. Tỷ lệ tử vong vì ung thư gan trên thế giới rất cao, đa số là do các bệnh nhân ... [xem thêm]

Bà bầu bị ghẻ nên điều trị như thế nào?

(92)
Bà bầu bị ghẻ sẽ không gây ra nhiều ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, khi điều trị, bạn cần phải cẩn thận bởi một số loại thuốc trị ghẻ có thể ... [xem thêm]

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp giúp bạn xoa dịu cơn đau

(55)
Bệnh cơ xương khớp rất phổ biến với nguy cơ mắc các bệnh xương khớp tăng dần theo độ tuổi. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp ... [xem thêm]

Triệu chứng sốt ở trẻ: Bạn đừng xem thường!

(47)
Triệu chứng sốt rất thường gặp ở trẻ em. Cơn sốt thường không có hại gì và thậm chí đó còn là biểu hiện tốt cho thấy cơ thể đang tích cực đấu ... [xem thêm]

Omega 3: 12 lợi ích tác dụng thần kỳ và cách bổ sung

(26)
Omega 3 là dưỡng chất thường được nhắc đến khá nhiều trong đời sống, thế nhưng trên thực tế lại không mấy người hiểu hết về công dụng cũng như ... [xem thêm]

13 tác dụng của cà rốt với sức khỏe

(19)
Cà rốt giàu chất chống oxy hóa, chất xơ, beta carotene, các vitamin và khoáng chất. Nghiên cứu đã cho thấy tác dụng của cà rốt có thể giúp bạn cải thiện ... [xem thêm]

Tin bất ngờ: chữa đau bụng kinh nhờ yoga

(81)
Bạn có quan tâm đến việc tập luyện yoga trong những ngày hành kinh không? Đừng lo lắng quá, yoga là bài tập rất tốt mà bất cứ ai cũng thực hiện được ... [xem thêm]

Mách bạn quy tắc an toàn khi tập bơi cho trẻ

(32)
Bơi lội mang lại niềm vui cho trẻ, nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ dẫn đến các tai nạn đuối nước, thậm chí với cả những trẻ biết bơi. Vậy nên, những quy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN