Trị đau cổ và đau lưng bằng cách kéo giãn cột sống

(4.09) - 29 đánh giá

Trong sut cuc đi, chc hn s có ln bn b đau c và lưng. Bn đã nghe v phương pháp điu tr kéo giãn và gii nén chưa? Bn có biết nó là gì hoc nó có tác dng như thế nào?

Bạn nên tìm hiểu rõ về phương pháp điều trị điều trị kéo giãn và giải nén trước khi bạn quyết định sử dụng nó. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn sáng tỏ những thắc mắc về phương pháp điều trị kéo giãn và giải nén cột sống.

Phương pháp điều trị kéo giãn và giải nén cột sống cải thiện đau cổ và đau lưng

Điều trị kéo giãn và giải nén sử dụng một bàn khám đặc biệt để kéo giãn cột sống của bạn. Điều này có thể làm giảm áp lực lên các đĩa đệm. Các đĩa đệm thoát vị hoặc phồng có thể trở lại vị trí bình thường của chúng, từ đó làm giảm áp lực lên các dây thần kinh và các mô khác trong cột sống.

Áp lực này được cho là nguyên nhân gây ra đau, tê hoặc yếu ở cổ, lưng hoặc ở chân. Điều trị này cũng có thể giúp thúc đẩy dòng máu mang các chất dinh dưỡng, oxy, nước hóa vào đĩa đệm bị tổn thương, góp phần cải thiện quá trình chữa bệnh.

Phương pháp kéo giãn cột sống thực hiện như thế nào?

Khi điều trị, bác sĩ sẽ sử dụng một bàn khám đặc biệt. Bạn nằm trên bàn khám này và không cần phải cởi đồ. Bạn có thể nằm úp mặt xuống hoặc ngửa, tùy thuộc vào động tác cần thực hiện. Dây nịt được thắt xung quanh hông hoặc xương chậu của bạn. Phần trên của cơ thể sẽ được giữ ở một vị trí cố định trong khi phần dưới có thể di chuyển.

Chuyên gia sẽ kiểm soát các hoạt động của bàn khám thông qua một máy tính. Cột sống của bạn sẽ được kéo giãn một cách nhẹ nhàng.

Phương pháp này có phù hợp với bạn không?

Điều trị kéo giãn và giải nén được sử dụng để điều trị nhiều loại đau khác nhau, ví dụ như đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, phồng đĩa hoặc thoái hóa đĩa đệm.

Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận xem xét và thảo luận với bác sĩ nếu bạn có ít nhất một trong các tình trạng sau đây:

  • Bạn đang mang thai. Phương pháp điều trị này tác dụng lực lên cột sống của bạn và nó cũng có thể ảnh hưởng lên vùng bụng
  • Bạn bị gãy xương cột sống hoặc các xương khác ở lưng hoặc cổ
  • Bạn có cấy ghép dụng cụ trong cột sống hay đĩa sống
  • Phẫu thuật lưng hoặc cổ của bạn thất bại
  • Bạn đang hồi phục sau phẫu thuật khác
  • Bạn có một số vấn đề về cột sống như khối u, nhiễm trùng, viêm cột sống dính khớp hoặc hẹp ống sống.

Điều trị bao lâu là đủ?

Một lần điều trị có thể mất 30−45 phút. Một đợt điều trị có thể kéo dài từ 15 đến 30 buổi. Tổng thời gian cần thiết cho một điều trị đầy đủ khoảng 5−7 tuần.

Số lượng các buổi điều trị còn phụ thuộc vào tình trạng cột sống của bạn cũng như tiến triển bệnh trong quá trình dùng phương pháp này.

Chi phí điều trị

Mỗi lần điều trị có chi phí từ 650.000 đồng đến 4.500.000 đồng. Một đợt điều trị gồm 15 đến 30 lần, do đó bạn có thể phải trả 10 triệu đến 132 triệu đồng. Một số chương trình điều trị có thể kèm thêm các phương pháp như kích thích điện hoặc siêu âm nên chi phí có thể cao hơn. Một số bảo hiểm có chi trả cho phương pháp này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp điều trị.

Ngoài ra, chi phí có thể bao gồm thêm các chất bổ sung dinh dưỡng, phục hồi chức năng. Nói chung, chi phí phụ thuộc vào nhu cầu và tình trạng bệnh của bạn.

Liệu pháp kéo giãn và giải nén rất hữu ích để điều trị đau, đau cổ, đau thần kinh tọa mà nguyên nhân là do các vấn về đề đĩa đệm. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những chống chỉ định và hướng dẫn riêng. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ, họ sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Băng Kinesio: Biện pháp giảm đau cổ hiệu quả
  • 5 nguyên nhân dẫn đến đau lưng mãn tính
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Probiotic có trong thực phẩm nào?

(80)
Probiotic (men vi sinh) là những vi khuẩn hoặc nấm men khi được đưa vào cơ thể sẽ có nhiều tác động tích cực không chỉ với hệ tiêu hóa. Tác dụng của ... [xem thêm]

Những điều mẹ nên chú ý khi mang thai lần 2

(38)
Nhiều bà mẹ nghĩ rằng mang thai lần 2 sẽ thoải mái và dễ chịu hơn, nhưng thực chất ngược lại. Lần thai kỳ kế tiếp sẽ mệt mỏi và đau nhức hơn. Lần ... [xem thêm]

Bạn đã biết về bệnh hen suyễn do tập thể dục?

(33)
Bệnh hen phế quản (hay còn có tên gọi khác là hen suyễn) là gì? Đây là một căn bệnh mạn tính ảnh hưởng đến đường dẫn khí ở phổi, gây thu hẹp ... [xem thêm]

Bạn có biết gan nhiễm mỡ độ 3 nghiêm trọng như thế nào?

(61)
Gan nhiễm mỡ nếu không phát hiện sớm có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan và cuối cùng là sự đe dọa đến tính mạng của bạn. Vì thế, bạn nên tìm hiểu ... [xem thêm]

Omega-3 có giúp bạn trị chứng buồn chán sau khi sinh?

(64)
Bạn có biết những lợi ích của omega 3 với sức khỏe, đặc biệt là sự phát triển của trẻ nhỏ? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé.Omega-3 có ... [xem thêm]

“Viêm tuyến tiền liệt” ở nữ: Bệnh khó nói nhưng dễ nhầm lẫn

(57)
Viêm tuyến tiền liệt ở nữ là bệnh hiếm gặp. Tuy nhiên, khi đã xuất hiện, bạn sẽ rất khó nhận biết vì nó có nhiều triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với ... [xem thêm]

Bổ sung lợi khuẩn probiotic và 6 tác dụng phụ ít ai biết

(59)
Bổ sung lợi khuẩn probiotic là một biện pháp tăng cường sức khỏe đơn giản và hiệu quả nên được không ít người ưa chuộng. Tuy nhiên, đôi khi việc này ... [xem thêm]

8 quy tắc dạy con từ thuở còn thơ

(95)
Việc nuôi dạy bé luôn là một vấn đề khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Hãy tham khảo những quy tắc sau để việc nuôi dạy bé trở nên khoa học và dễ dàng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN