Triệu chứng của viêm khớp gối: Nhận biết ngay để chữa kẻo muộn

(4.43) - 58 đánh giá

Viêm khớp là bệnh lý đáng báo động hiện nay khi số lượng người mắc bệnh ngày càng gia tăng. Viêm khớp có thể xuất hiện ở bất kỳ khớp nào, tuy nhiên nó thường xuất hiện tại đầu gối.

Khớp gối phải chịu một áp lực lớn từ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Viêm khớp gối là tình trạng rất thường gặp ở người lớn tuổi. Bạn cần trang bị cho mình những kiến thức về triệu chứng của viêm khớp gối để chữa trị kịp thời.

Những sự thật về viêm khớp gối

Có 3 loại viêm khớp khác nhau có thể xuất hiện ở đầu gối bao gồm: thoái hóa khớp (viêm xương khớp), viêm khớp kinh niên sau chấn thương và viêm khớp dạng thấp. Loại viêm khớp phổ biến nhất là thoái hóa khớp, sự thoái hóa trong sụn khớp. Điều này làm cho xương cọ xát vào nhau và làm chức năng khớp tổn thương.

Mặc dù thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ đối tượng nào, ở bất kỳ lứa tuổi hay giới tính nào, tuy nhiên bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ và người trên tuổi 50.

Bên cạnh đó, viêm khớp dạng thấp là loại viêm khớp ảnh hưởng đến nhiều các khớp trong cơ thể, triệu chứng của viêm khớp dạng thấp mang tính chất đối xứng, ví dụ bệnh xuất hiện ở khớp ngón tay cả 2 bên bàn tay.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn (hệ miễn dịch tự tấn công các mô của nó). Đối với bệnh lý này, các màng hoạt dịch bao bọc các khớp gối sưng lên khi chúng bị bạch cầu tấn công. Chúng làm mềm xương và gây đau khớp. Trong một nghiên cứu khác, người bệnh sẽ cảm thấy đau và nóng rát như kim châm.

Viêm khớp kinh niên do chấn thương hình thành do rách sụn hay chấn thương dây chằng và xương xung quanh vùng khớp. Nó có thể xuất hiện vào những năm sau tai nạn.

Ngoài 3 loại viêm khớp phổ biến trên, hiện nay vẫn còn hơn 100 loại viêm khớp khác. Bệnh nhân có thể mắc nhiều hơn một loại viêm khớp gối vào cùng một thời điểm.

Những triệu chứng của viêm khớp gối

Ngoài cảm giác đau (cơn đau tăng dần, tuy nhiên nó có thể xuất hiện đột ngột), những triệu chứng của viêm khớp gối còn bao gồm:

  • Sưng, nóng khớp: Sự hình thành của các chồi xương và dịch có thể gây viêm theo chu kỳ. Vùng da ở đầu gối có thể sưng đỏ và nóng. Hiện tượng sưng báo hiệu cho việc không hoạt động trong thời gian dài (như nghỉ ngơi hay ngủ quá lâu).
  • Khớp biến dạng và tê cứng: Nếu bệnh trở nặng, khớp có thể dính, khiến bạn khó co hay duỗi thẳng chân. Những triệu chứng này thường xuất hiện và sẽ biến mất sau đó.
  • Tiếng rệu rạo trong khớp: Phần sụn và liên kết với các mô khác lỏng lẻo hơn làm ảnh hưởng tới chuyển động bình thường của khớp. Khi di chuyển, đầu gối có thể tạo ra các tiếng kêu rệu rạo.
  • Rất nhiều bệnh nhân viêm khớp gối cho biết cơn đau khớp dữ dội hơn khi trời mưa hay thời tiết thay đổi.
  • Biến dạng gối: Khi các cơ xung quanh đầu gối bắt đầu biến mất, đầu gối có thể bị biến dạng, hóp vào trong.

Khi các cơn đau khớp trở nặng, bạn cần thăm khám bác sĩ kịp thời để tìm ra nguyên nhân chính xác và có phác đồ điều trị dứt điểm. Thông thường, bác sĩ có thể điều trị triệu chứng bệnh trước tiên bằng các loại thuốc giảm đau như nhóm NSAIDs có chứa hoạt chất meloxicam, ibuprofen, naproxen… Sau đó, tùy vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các liệu pháp điều trị khác như vật lý trị liệu, trị liệu thần kinh cột sống hoặc phẫu thuật.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 cách bảo vệ môi trường để bạn sống khỏe mạnh hơn

(26)
Có rất nhiều cách giúp bạn cải thiện sức khỏe, sống “xanh” hơn và khỏe mạnh hơn mà vẫn bảo vệ môi trường. Một vài thay đổi nhỏ sẽ đem lại nhiều ... [xem thêm]

Huyết áp cao uống gì, bạn đã biết chưa?

(50)
Nước ép trái cây, sữa hay thậm chí là nước lọc là một số đồ uống điển hình giúp bạn gỡ rối khi chưa rõ người bị huyết áp cao uống gì.Nếu bị cao ... [xem thêm]

6 lợi ích của đậu chổi có thể khiến bạn ngạc nhiên

(18)
Từ xa xưa, người ta đã biết tận dụng những lợi ích của đậu chổi trong việc phòng và điều trị một số vấn đề sức khỏe. Loài cây kỳ lạ này còn ... [xem thêm]

Truy tìm nguyên nhân khiến phân có dịch nhầy khi mang thai

(47)
Khi mang thai, phân có dịch nhầy là điều khá bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này đi kèm với đau bụng dưới hoặc có máu trong phân, bạn nên đi khám ... [xem thêm]

Khi nào bé có thể tự cầm bình sữa được?

(55)
Minh Thư mới làm mẹ lần đầu tiên, hiện tại con gái cô đã được 6 tháng tuổi. Cô đang có dự định cho bé bú bình nhưng sợ rằng bé không thể giữa được ... [xem thêm]

7 loại rau quả người rối loạn chức năng tiền đình nên ăn

(56)
Rối loạn chức năng tiền đình có thể khiến bạn mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… Nếu xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều loại rau ... [xem thêm]

Bệnh lậu: chữa sớm để phòng vô sinh và HIV

(90)
Bệnh lậu khá phổ biến, cả phụ nữ và đàn ông đều có thể mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt, những người quan hệ tình dục với nhiều người thường ... [xem thêm]

10 lợi ích của nụ cười đối với phụ nữ mang thai

(78)
Theo các chuyên gia, lợi ích của nụ cười đối với sức khỏe phụ nữ mang thai không chỉ nằm ở tinh thần mà còn ở thể chất và sức khỏe của bé cưng trong ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN