Triệu chứng và cách phòng bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cho con

(3.76) - 56 đánh giá

Nhiễm trùng đường tiết niệu hay còn gọi là nhiễm trùng tiểu, là một trong những bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất. Chúng khiến các bé khó chịu, làm bố mẹ lo lắng và còn có thể gây tổn thương thận dài lâu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra nhiều nhất ở bé trai và bé gái trong suốt một năm đầu đời và sẽ giảm đáng kể sau đó.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu là sự nhiễm trùng ở niệu đạo, bàng quang, thận hoặc cả niệu đạo, bàng quang và thận. Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn gây ra. Khoảng 50% trẻ sơ sinh và trẻ mẫu giáo bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu thận bị nhiễm trùng nghiêm trọng, 5–20% trường hợp sẽ để lại sẹo tại thận. Sẹo là mối bận tâm lớn nhất vì những vết sẹo có thể dẫn tới tăng huyết áp và suy chức năng thận sau này.

Trẻ sơ sinh và trẻ vị thành niên khi nhiễm trùng đường tiết niệu thường không có triệu chứng gì ngoài sốt. Trong khi đó, với những trẻ lớn hơn thường xuất hiện triệu chứng đau hay bỏng rát khi đi tiểu, đau ở vùng bàng quang hay triệu chứng tiểu gấp. Việc vệ sinh đúng cách có thể giúp ngăn chặn nhiễm trùng đường tiết niệu. Để điều trị, bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh.

Triệu chứng

  • Trẻ sơ sinh có thể không có triệu chứng gì khác ngoài sốt. Thỉnh thoảng bé còn có triệu chứng biếng ăn hoặc chậm lớn, chậm chạp, nôn hoặc tiêu chảy. Cơ thể trẻ sơ sinh có thể bị ảnh hưởng trầm trọng từ nhiễm trùng đường tiết niệu, gây ra nhiễm trùng huyết;
  • Trẻ vị thành niên và trẻ dưới 2 tuổi bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể có sốt, nôn ói, tiêu chảy, đau bụng và nước tiểu có mùi hôi;
  • Trẻ hơn 2 tuổi thường có triệu chứng điển hình của nhiễm trùng thận hay bàng quang như người lớn.
  • Trẻ bị nhiễm trùng bàng quang thường thấy đau hay bỏng rát khi đi tiểu, tiểu gấp, tiểu lắt nhắt, đau vùng bàng quang. Trẻ cũng có thể bị bí tiểu hay tiểu không tự chủ. Nước tiểu có mùi hôi;
  • Trẻ bị nhiễm trùng thận thường điển hình với cơn đau ở hông lưng, sốt cao, ớn lạnh và mệt mỏi.

Chẩn đoán

Để chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu: bao gồm tổng phân tích nước tiểu và cấy nước tiểu, cấy nước tiểu dương tính khi có sự hiện diện của vi khuẩn sau khi cấy;
  • Chụp hình thận niệu: đôi khi bác sĩ sẽ siêu âm để chẩn đoán những bất thường về cấu trúc hệ niệu;
  • Xét nghiệm máu: để phát hiện liệu trong cơ thể bé có xuất hiện viêm hay không khi mà xét nghiệm nước tiểu không thể khẳng định được chẩn đoán. Xét nghiệm máu còn cho bác sĩ dấu hiệu để chẩn đoán nhiễm trùng thận bên cạnh nhiễm trùng bàng quang.

Tiên lượng

Nếu được điều trị tốt và không bị bất thường đường niệu, bé ít có khả năng bị suy thận (tức là không bị mất khả năng lọc máu). Tuy nhiên, nhiễm trùng đường tiết niệu thường dễ tái lại. Nếu trầm trọng sẽ gây ra trào ngược, tăng huyết áp và bệnh thận mạn.

Phòng bệnh

Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu không đơn giản chút nào, nhưng việc vệ sinh đúng cách là phương pháp khá hữu hiệu.

Nếu có con gái, bạn nên dạy con cách sử dụng khăn giấy mềm lau từ trước ra sau khi đi vệ sinh để giảm thiểu khả năng vi khuẩn xâm nhập qua lỗ niệu đạo. Bên cạnh đó, tránh ngâm mình trong bồn tắm xà phòng quá thường xuyên, vì có thể gây kích thích vùng da quanh lỗ niệu đạo, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu.

Với bé trai, những bé được cắt bao quy đầu thường ít bị nhiễm trùng tiểu hơn những bé không cắt với tỷ lệ chỉ là 1/10. Đi tiểu tiện và đại tiện thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng tiểu.

Để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn chỉ cần cho bé sử dụng thuốc kháng sinh là đủ. Thế nhưng đôi khi, với trường hợp nặng có thể cần đến phẫu thuật.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu để có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả cho con yêu.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tìm hiểu về tinh dầu hương trầm (nhũ hương)

(52)
Tinh dầu hương trầm (tinh dầu nhũ hương) có nguồn gốc từ nhựa cây nhũ hương Ấn Độ. Loại dầu này có mùi hương gỗ, ngọt ngào dễ chịu và được ưa ... [xem thêm]

Triệu chứng đau khi quan hệ: Cẩn thận không nguy!

(66)
Triệu chứng đau khi quan hệ có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề nguy hiểm. Bạn nên đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.Đau ... [xem thêm]

9 bài tập tốt cho nhóm cơ thắt lưng chậu

(67)
Việc thực hành những bài tập phù hợp có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe cũng như độ linh hoạt của nhóm cơ thắt lưng chậu.Cơ thắt lưng chậu bao gồm ... [xem thêm]

Đi tìm lời giải đáp cho bệnh viêm gan B có nguy hiểm không

(17)
Viêm gan B là một dạng nhiễm trùng phổ biến ở gan trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, ngày nay, không ít người vẫn chưa biết bệnh viêm gan B có nguy hiểm ... [xem thêm]

Các trò chơi hữu ích cho trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý

(55)
Hội chứng tăng động giảm chú ý là một rối loạn có tính chất tâm lý dễ gặp. Ngày nay tỷ lệ trẻ bị tăng động khá cao. Trẻ mắc chứng rối loạn tăng ... [xem thêm]

Hội chứng chuyển hóa thức ăn ở người bị bệnh tiểu đường

(100)
Sự trao đổi chất (hay còn gọi quá trình chuyển hóa) ở những người mắc tiểu đường khác với người khỏe mạnh. Trong bệnh tiểu đường tuýp 2, hiệu quả ... [xem thêm]

Trẻ nhỏ cần được tham gia các hoạt động ngoài trời

(69)
Trẻ em bây giờ được lớn lên trong một môi trường hoàn toàn khác với cha mẹ chúng ngày trước. Sự phổ biến của iPod, iPad, smartphone đã thay đổi hoàn toàn ... [xem thêm]

Dấu hiệu cho thấy bé bị dị ứng sữa bò

(24)
Dị ứng sữa bò là gì?Dị ứng sữa bò là một trong những loại dị ứng mẫn cảm phổ biến nhất ở trẻ em, bởi sữa bò có chứa protein lạ đầu tiên mà ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN