U lympho Hodgkin ở trẻ em: Thống kê

(3.59) - 56 đánh giá

Bài viết này giới thiệu thông tin về số lượng trẻ em và thanh thiếu niên được chẩn đoán mắc bệnh u lympho Hodgkin mỗi năm và tỉ lệ sống sót chung. Hãy nhớ rằng, tỷ lệ sống sót phụ thuộc vào một số yếu tố khác. Sử dụng menu để xem các bài viết khác.

U lympho Hodgkin chiếm khoảng 3% trong số tất cả các bệnh ung thư ở trẻ em. Bệnh phổ biến nhất ở thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 19 (và thường gặp ở người lớn dưới 40 tuổi và trên 55 tuổi). Bệnh rất hiếm gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm cho bạn biết bao nhiêu phần trăm trẻ em sống ít nhất 5 năm sau khi phát hiện bệnh. Phần trăm có nghĩa là có bao nhiêu trong số 100. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với trẻ em mắc bệnh u lympho Hodgkin là 98%.

Điều quan trọng cần nhớ là số liệu thống kê về tỷ lệ sống sót của trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh u lympho Hodgkin là một ước tính. Ước tính này xuất phát từ dữ liệu thường niên dựa trên số trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh này ở Hoa Kỳ. Ngoài ra, các chuyên gia đo lường số liệu thống kê về tỉ lệ sống sót sau mỗi 5 năm. Vì vậy, ước tính có thể không hiển thị kết quả chẩn đoán tốt hơn hoặc điều trị phù hợp trong ít hơn 5 năm. Nói chuyện với bác sĩ của trẻ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi về thông tin này. Tìm hiểu thêm ở mục hiểu số liệu thống kê.

Thống kê được điều chỉnh từ ấn phẩm của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, Thông tin và số liệu về ung thư 2019 và trang web ACS (tháng 1 năm 2019).

Phần tiếp theo trong hướng dẫn này là Minh họa y khoa. Phần này cung cấp bản vẽ của các bộ phận cơ thể thường bị ảnh hưởng bởi bệnh u lympho Hodgkin thời thơ ấu. Sử dụng menu để chọn đọc một phần khác trong hướng dẫn này.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.net/cancer-types/lymphoma-hodgkin-childhood/statistics

Biên dịch - Hiệu đính

Nguyễn Hữu Khánh Duy - Ths. BS. Nguyễn Hải Nam - Lê Hà Cảnh Châu
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các phương pháp điều trị ung thư hắc tố

(79)
Biên dịch: Bùi Minh Quân, Đỗ Thị Xuân Miên, Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: ThS.BS. Lê Công Định – Bệnh viện Ung bướu Hà Nội Thông qua bài viết này, bạn ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Trò chuyện cùng con

(35)
“Con trai đã đủ lớn khôn để tôi có thể chia sẻ với bé về mọi thứ. Tôi đã cố gắng tìm hiểu rất nhiều về căn bệnh ung thư của con, nhưng cũng như ... [xem thêm]

Sự hình thành khối u tiểu thùy

(20)
Người dịch: Hoàng Thu Hà Hiệu đính: BS. Ngô Minh Phúc – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội Sự hình thành khối u tiểu thùy là gì? Quá trình hình thành khối u tiểu ... [xem thêm]

Tổng quan về ung thư gan

(15)
Ung thư gan là gì? Ung thư gan là ung thư xuất phát từ các loại tế bào của gan. Gan có kích thước cỡ trái banh bầu dục nằm ở vùng bụng trên bên phải, bên ... [xem thêm]

Mất cảm giác ngon miệng và sụt cân trong ung thư

(85)
Người dịch: BS. Lê Thị Mai Anh Người hiệu đính: BS Lê Thỵ Phương Anh Mất cảm giác ngon miệng hoặc không cảm thấy đói là một tác dụng phụ phổ biến của ... [xem thêm]

Khối u diệp thể giáp biên và ác tính

(19)
Biên dịch: Hoàng Thu Hà Hiệu đính: ThS. BS. Trương Thị Kiều Oanh – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội Bài viết này dành cho những người muốn biết thêm thông tin về ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Chiến thắng ung thư và chăm sóc theo dõi

(73)
Biên dịch: Đặng Thị Mỹ Duyên Hiệu đính: BS. Đặng Thị Thu Hằng, Lê Hà Cảnh Châu “Tôi nghĩ rằng cuộc sống sẽ luôn có một ít trải nghiệm về ung thư. ... [xem thêm]

Ung thư thứ phát là gì?

(25)
Người dịch: Ths Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Ung thư thứ phát là một loại ung thư mới xảy ra ở người đã bị ung thư trước đó. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN