U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Những câu bệnh nhân nên hỏi đội ngũ chăm sóc y tế

(4.17) - 67 đánh giá

Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc

Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Trong phần này bạn sẽ tìm thấy một số câu hỏi cho bác sĩ hay các thành viên khác của đội ngũ chăm sóc y tế để hiểu hơn về chẩn đoán, kế hoạch điều trị, và chăm sóc toàn diện.

Trao đổi thường xuyên với đội ngũ chăm sóc sức khỏe là rất quan trọng để đưa ra các quyết định đúng đắn về việc chăm sóc sức khỏe của bạn. Đây là các câu hỏi gợi ý, là điểm bắt đầu giúp bạn tìm hiểu thêm về căn bệnh và cách điều trị của bạn.

Các câu nên hỏi sau khi nhận chẩn đoán

  • Vị trí của khối u ở đâu?
  • Bác sĩ có thể giải thích kết quả giải phẫu bệnh (kết quả các xét nghiệm) với tôi không?
  • Tôi có nên làm xét nghiệm kiểm tra về đột biến gen không?
  • Mức độ xâm lấn của khối u?
  • Bác sĩ có thể giới thiệu cho tôi một bác sĩ chuyên khoa về GIST được không?

Các câu hỏi về lựa chọn điều trị và kiểm soát các tác dụng phụ

  • Tôi có các lưạ chọn điều trị nào?
  • Các thử nghiệm lâm sàng nào phù hợp với tôi? Chúng được tiến hành ở đâu và làm thể nào để tôi có thể tìm hiểu thêm về chúng?
  • Bác sĩ giới thiệu cho tôi kế hoạch điều trị nào? Vì sao?
  • Mục tiêu của mỗi phương pháp điều trị là gì? Nó sẽ loại trừ khối u,giúp tôi cảm thấy tốt hơn hay cả hai?
  • Các tác dụng phụ có thể gặp trong thời gian ngắn và lâu dài của phương pháp điều trị này là gì?
  • Tôi có cần phải bắt đầu trị ngay không?
  • Đội ngũ chăm sóc sức khỏe cho tôi gồm những ai, vai trò của mỗi người là gì?
  • Ai sẽ là bác sĩ điều trị chính cho tôi?
  • Việc điều trị này sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của tôi như thế nào? Liệu tôi có thể làm việc, tập thể dục hoặc thực hiện các hoạt động hằng ngày không?
  • Liệu việc điều trị này có tác động tới đời sống tình dục của tôi không? Nếu có thì như thế nào và kéo dài bao lâu?
  • Liệu việc điều trị này có tác động tới khả năng mang thai và sinh con của tôi không? Nếu có, tôi có nên trao đổi với bác sĩ sản trước khi điều trị không?
  • Nếu như tôi lo lắng về các chi phí của chăm sóc y tế, ai có thể hỗ trợ tôi?
  • Những dịch vụ hỗ trợ nào phù hợp với tôi và gia đình tôi?
  • Khi gặp khó khăn cũng như có các thắc mắc tôi có thể liên lạc với ai?

Các câu hỏi về phẫu thuật

  • Tôi sẽ được mổ theo phương pháp nào? Có cần cắt gì khác ngoài khối u không?
  • Mục tiêu của cuộc phẫu thuật là gì? Có cắt bỏ được toàn bộ khối u không?
  • Phẫu thuật sẽ diễn ra trong bao lâu?
  • Tôi sẽ nằm viện trong bao lâu?
  • Bác sĩ có thể mô tả cho tôi quá trình hồi phục sau phẫu thuật không?
  • Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào, tôi có thể liên hệ với ai và khi nào?
  • Các tác dụng phụ kéo dài có thể có của phẫu thuật là gì?

Các câu hỏi về điều trị đích/TKIs?

  • Tôi có nên sử dụng imatinib trước phẫu thuật không? Liều như thế nào? Trong bao lâu? Sau phẫu thuật cần dùng bao nhiêu và bao lâu?
  • Các yếu tố nào xác định hiệu quả của imatinib là gì?
  • Tôi sẽ được điều trị tại bệnh viện, phòng khám hay điều trị ngoại trú (dùng thuốc ở nhà)?
  • Các tác dụng phụ có thể có là gì? Chúng sẽ được xử trí như thế nào?
  • Nếu có bất cứ tác dụng phụ nào tôi nên liên hệ với ai và khi nào?
  • Nếu imatinib không còn hiệu quả có thể dùng cách nào? Liệu tôi có thể dùng sunitinib không?
  • Nếu sunitinib không còn hiệu quả có thể dùng cách nào? Nếu điều đó xảy ra, tôi có thể dùng regorafenib không?
  • Có liệu pháp điều trị đích nào khác có hiệu quả không?
  • Tôi có thể dùng các dạng thuốc thường được kê đơn không?

Các câu hỏi về phương pháp xạ trị

  • Mục tiêu của phương pháp điều trị này là gì?
  • Tần suất mà tôi sẽ tiến hành xạ trị?
  • Các tác dụng phụ nào tôi có thể gặp trong khi điều trị?
  • Các tác dụng phụ kéo dài có thể có của việc điều trị này là gì?
  • Có thể làm gì để giảm các tác dụng phụ không?
  • Nếu có bất cứ tác dụng phụ nào tôi nên liên hệ với ai và khi nào?
  • Chuyện gì sẽ xảy ra khi tôi tiến hành xạ trị? Xạ trị có làm tôi đau hoặc khó chịu không?
  • Tôi cần làm gì để chuẩn bị sẵn sàng cho xạ trị? Khi xạ trị nên mặc quần áo loại nào, có cần cởi quần áo ra khi xạ trị không?

Các câu hỏi về kế hoạch theo dõi

  • Điều gì sẽ làm khối u tái phát? Tôi nên quan sát các triệu chứng hay dấu hiệu cụ thể gì?
  • Các tác dụng phụ kéo dài hoặc tác dụng phụ muộn gì có thể xảy rado quá trình điều trị của tôi?
  • Tôi sẽ cần những xét nghiệm gì và bao lâu một lần để theo dõi tình hình bệnh tật của mình?
  • Tôi có thể nhận được tóm tắt điều trị và kế hoạch chăm sóc sau điều trị để giữ làm hồ sơ sức khỏe cá nhân không?
  • Ai sẽ là người theo dõi cho tôi?
  • Các dịch vụ hỗ trợ nào cho những người còn sống sau ung thư phù hợp với tôi và gia đình tôi?

Tài liệu tham khảo

www.cancer.net/cancer-types/gastrointestinal-stromal-tumor-gist

Biên dịch - Hiệu đính

ThS. BS. Nguyễn Thị Hợi
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ung thư vú tiểu thùy xâm nhập

(42)
Người dịch: Phùng Thị Hương, Hoàng Thu Hà Hiệu đính: BS. Lê Thành Chung – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội Bài viết này dành cho những người muốn biết thêm ... [xem thêm]

Ung thư vú dạng viêm

(39)
Biên dịch: Phùng Thị Hương, Hoàng Thu Hà Hiệu đính: ThS.BS.CK1 Nguyễn Trần Bảo Chi Bài viết này mô tả ung thư vú dạng viêm, các triệu chứng, chẩn đoán và ... [xem thêm]

Đối phó với những thay đổi của cơ thể khi mắc ung thư ở người trẻ

(38)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 06/2019 Được chấp thuận ... [xem thêm]

Ứng phó với những bất ổn về tinh thần khi bị ung thư

(63)
Tổng quan chung Người bệnh ung thư và gia đình rất coi trọng lời khuyên cũng như vai trò chăm sóc của các nhân viên y tế trong quá trình điều trị ung thư, nhưng ... [xem thêm]

Một sự bình thường mới

(77)
Người dịch: BS. Đặng Thị Tâm Hiệu đính: ThS. BS. Nguyễn Văn Tuy Kết thúc điều trị ung thư thường là thời gian để vui mừng. Rất có thể bạn cảm thấy ... [xem thêm]

Đối phó với ung thư tái phát

(38)
Biên dịch: BS. Đặng Thị Tâm Hiệu đính: BS. Nguyễn Văn Tuy Một tái phát xảy ra khi ung thư quay trở lại sau điều trị. Điều này có thể xảy ra vài tuần, vài ... [xem thêm]

Đau Vú

(52)
Người dịch: Hoàng Thu Hà Hiệu đính: ThS.BS. Lê Công Định – Bệnh viện Ung bướu Hà Nội Giới thiệu Đau vú là hiện tượng rất phổ biến ở phụ nữ ở ... [xem thêm]

Tầm quan trọng của chăm sóc theo dõi sau điều trị ung thư

(70)
Nghe Cancer Podcast: chăm sóc theo dõi sau điều trị ung thư, được chuyển thể từ bài viết này Việc chăm sóc bệnh nhân ung thư không dừng lại khi kết thúc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN