Ung thư và khả năng sinh sản: Trở thành người không có con

(4.17) - 59 đánh giá

Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường

Hiệu đính: Trần Thị Kim Vân, Lê Hà Cảnh Châu

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019

Sau khi điều trị bảo tồn sinh sản không thành công, bạn nên chấp nhận rằng bạn sẽ không thể có con. Có thể bạn sẽ cảm thấy rằng mình không còn thời gian, tiền bạc hay năng lượng để tiếp tục cố gắng có con. Việc không thể có con gây ra một loạt các cảm xúc, bao gồm:

  • Buồn bã hay trống rỗng
  • Cảm giác đau buồn hay mất mát
  • Nhẹ nhõm, hài lòng hoặc hạnh phúc
  • Tự do khi tự mình đưa ra lựa chọn.

Trong một số trường hợp, mọi người nói rằng họ cảm thấy không muốn có con hơn là không thể có con. Chấp nhận việc không có con và học cách tận hưởng những lợi ích của nó (như có thêm thời gian để theo đuổi các lĩnh vực khác trong cuộc sống, tập trung vào mối quan hệ của bản thân, thăng tiến trong công việc hoặc tận hưởng một lối sống khác) có thể mất nhiều thời gian. Nhiều người có cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn khi không có con cái, hoặc hài lòng với những cách thức nuôi nấng khác.

Cảm xúc của bạn có thể thay đổi theo thời gian, có thể phụ thuộc vào việc bạn có bạn đời hay không và việc họ cảm thấy như thế nào. Nếu bạn muốn được hỗ trợ, một tư vấn viên, nhân viên công tác xã hội hoặc một nhà tâm lý học có thể trao đổi với bạn về việc không có con và giúp bạn giải quyết các tình huống khó khăn (như trong trường hợp người bạn đời và bạn không cùng chung suy nghĩ).

Không phải ai cũng muốn làm cha mẹ và điều này có thể không thay đổi theo thời gian.

“Tôi đã học được rằng bạn có thể sống một cuộc sống trọn vẹn mà không có con.” – Duncan

Tài liệu tham khảo

https://www.cancervic.org.au/living-with-cancer/common-side-effects/fertility/being-childfree.html

Biên dịch - Hiệu đính

Lê Hà Cảnh Châu
Đánh giá:

Bài viết liên quan

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Chọn lựa phương thức điều trị

(33)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

Tiêu chảy trong điều trị ung thư ở trẻ em

(82)
Biên dịch: BS. Đặng Thị Tâm Hiệu đính: ThS. BS. Nguyễn Văn Tuy Tiêu chảy là gì? Tiêu chảy là một tình trạng phổ biến khi phân trở nên lỏng hoặc nước và ... [xem thêm]

Ung thư tụy: Lựa chọn điều trị theo giai đoạn

(29)
Biên dịch: Nguyễn Thị Phương Thùy Hiệu đính: Ths. BS. Nguyễn Hải Nam, BS.TS. Phạm Nguyên Quý Ung thư tụy cũng như những ung thư khác được phân loại theo giai ... [xem thêm]

Cuộc sống sau ung thư – Rối loạn căng thẳng sau sang chấn và ung thư

(12)
Người dịch: ThS Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (RLCTSCT) là một rối loạn lo âu. Một người có thể ... [xem thêm]

Cuộc sống sau ung thư – Tăng trưởng sau chấn thương và ung thư

(31)
Người dịch: ThS Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Từ lâu, người ta cho rằng đau khổ có thể là một nguồn thay đổi tích cực bản thân ... [xem thêm]

Tác dụng phụ dài hạn của điều trị ung thư

(53)
Biên dịch: ThS Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Nhiều người đã điều trị ung thư có nguy cơ phát triển các tác dụng phụ dài hạn. ... [xem thêm]

U nguyên bào phổi màng phổi ở trẻ em: Giới thiệu

(20)
Bài viết này giới thiệu một số thông tin cơ bản về u nguyên bào phổi – màng phổi và ảnh hưởng của nó đối với cơ thể. Đây là bài viết đầu tiên ... [xem thêm]

Đau và viêm loét miệng

(80)
Viêm loét miệng là xuất hiện các vết trợt, loét trong niêm mạc miệng. Nguyên nhân là do các phương pháp điều trị ung thư có thể làm tổn thương các tế bào ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN