Vắc-xin cho nam giới: Lạ nhưng không thể bỏ qua

(4.24) - 70 đánh giá

Chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều về tiêm phòng bệnh cho trẻ em, cho phụ nữ, nhưng tuyệt nhiên chưa hề nghe đến tiêm vắc-xin cho nam giới? Thật ra, tiêm vắc-xin cho nam giới là việc rất cần thiết.

Nam giới cũng cần tiêm vắc-xin để bảo vệ sức khỏe. Bạn không nên bỏ qua 8 loại vắc-xin sau: vắc-xin Tdap; ngừa bệnh HPV; ngừa bệnh viêm gan A; B; viêm màng não, vắc-xin ngừa sởi, quai bị và rubella; phế cầu khuẩn, zona.

Vắc-xin Tdap

Vắc-xin cho nam giới hàng đầu phải kể đến Tdap. Tdap là vắc-xin phòng bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà. Trong nhiều năm qua, những căn bệnh đã hoành hành và gây ra không ít hậu quả cho nhiều gia đình. Do đó, không chỉ phụ nữ, trẻ em cần mà đây cũng là vắc-xin cho nam giới.

Nếu chưa được tiêm phòng vắc-xin uốn ván từ nhỏ, bạn nên tiêm 3 lần: lần đầu tiên là ngay khi bạn biết mình chưa tiêm, lần thứ 2 là 4 tuần sau đó, lần cuối cùng là từ 6–12 tháng sau đó. Ngày trước, bạn chỉ thường được tiêm vắc-xin uốn ván, vì vậy rất có thể bạn chưa được tiêm vắc-xin chống lại bệnh bạch hầu và ho gà. Nếu trong tình trạng đó, bạn nên hỏi bác sĩ để tiêm thêm liều Tdap kết hợp để phòng ngừa bệnh bạch hầu và ho gà, sau đó chỉ được tiêm phòng uốn ván mỗi 10 năm một lần.

Vắc-xin ngừa bệnh HPV

Mặc dù các bác sĩ khuyến cáo rằng tất cả mọi người đều nên tiêm vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV nhưng trên thực tế chỉ có 2,1% nam giới thực hiện vì nhiều người nghĩ rằng đây không phải là vắc-xin cho nam giới.

Nếu bạn dưới 21 tuổi, hãy nhanh chóng sắp xếp lịch hẹn với bác sĩ để được tiêm vắc-xin này. Vắc-xin HPV phát huy tác dụng cao nhất ở nhóm người chưa quan hệ tình dục và chưa bị nhiễm virus HPV, vì vậy bạn nên tiêm càng sớm càng tốt. Bạn cần tiêm 3 liều vắc-xin:

  • Liều đầu tiên: bất kỳ lúc nào bạn dưới 26 tuổi;
  • Liều thứ 2: 2 tháng sau khi tiêm liều đầu tiên;
  • Liều thứ 3: 6 tháng sau khi tiêm liều đầu tiên.

Vắc-xin phòng bệnh viêm gan B

Bệnh viêm gan B gây ra nhiều hiểm họa lâu dài về sức khỏe con người và cũng ảnh hưởng nhất đến hoạt động tình dục. Bệnh này lây truyền qua các chất dịch người bệnh tiết ra. Nếu bạn đang có quan hệ tình dục với người mắc bệnh viêm gan B mạn tính hoặc bạn từ 59 tuổi trở xuống bị mắc một trong hai loại bệnh tiểu đường (vì những người mắc bệnh tiểu đường thường dễ bị nhiễm bệnh), bạn nên kết hợp tiêm vắc-xin ngừa bệnh HPV.

Bác sĩ không khuyến cáo tiêm vắc-xin này ở những người lớn hơn 59 tuổi bởi vì nguy cơ bị nhiễm virus HPV giảm dần theo tuổi tác. Khi tiêm, bạn cần tiêm 3 liều:

  • Liều 1: nhanh nhất có thể;
  • Liều 2: sau liều 1 một tháng;
  • Liều 3: sau liều 1 bốn tháng.

Vắc-xin ngừa bệnh viêm gan A

Đây là căn bệnh có quan hệ mật thiết với bệnh viêm gan B và có thể gây ra những hậu quả tương tự như: viêm gan, ung thư gan hoặc xơ gan… Không giống như bệnh viêm gan B, viêm gan A thường lây qua đường thức ăn, nước uống, do đó những người đi du lịch rất dễ mắc bệnh này.

Nếu bạn đi du lịch đến một trong các nước có tỷ lệ người mắc bệnh viêm gan A cao như Nam hoặc Trung Mỹ, châu Phi, Trung Đông hoặc Ấn Độ, bạn nên tiêm loại vắc-xin này nhanh nhất có thể.

Bạn cần tiêm 2 liều vắc-xin theo lịch:

Liều 1: bất cứ lúc nào bạn muốn tiêm;

Liều 2: sau khi tiêm liều 1 ít nhất 6 tháng.

Nếu bạn đi du lịch, hãy tiêm phòng ít nhất 1 tháng trước khi đi.

Trên đây là thông tin về những vắc-xin cho nam giới. Tiêm vắc-xin là một trong những cách tốt nhất giúp bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh. Là nam giới, nhưng bạn tuyệt nhiên đừng chủ quan về sức khỏe của mình. Hãy xem xét và sắp xếp lịch để tiêm các loại vắc-xin cần thiết, bảo vệ sức khỏe về lâu dài.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Người bị tiểu đường có nên ăn trái cây?

(91)
Người bị tiểu đường có nên ăn trái cây không khi đây là nguồn thực phẩm có nhiều đường? Thực tế, trái cây thức ăn cần thiết mỗi ngày cho nhiều ... [xem thêm]

11 bí quyết giúp bạn tận hưởng tuổi già

(79)
Lão hóa theo thời gian là quá trình mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều phải trải qua dù sớm hay muộn. Thay vì lo sợ hay suy nghĩ tiêu cực, bạn có thể tìm ... [xem thêm]

Theo dõi phân trẻ sơ sinh giúp mẹ nhận biết sức khỏe con yêu

(99)
Bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường trong phân trẻ sơ sinh? Đó có thể là biểu hiện của nhiều tình trạng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. ... [xem thêm]

Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản có nên kiêng caffeine không?

(80)
“Bị trào ngược dạ dày thực quản có nên kiêng caffeine?” là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân cần caffeine để tỉnh táo hàng ngày. Thiếu đồ uống có ... [xem thêm]

Empagliflozin có giảm nguy cơ suy thận do đái tháo đường?

(54)
Bệnh đái tháo đường tuýp 2 đang ngày càng phổ biến và trẻ hóa do lối sống ít vận động và chuộng thức ăn nhanh. Bạn hãy trang bị cho mình những kiến ... [xem thêm]

Đặt tên cho cặp sinh đôi? Tham khảo ngay 6 mẹo cực hay

(52)
Việc đặt tên cho con là điều không dễ dàng với nhiều bố mẹ, đặc biệt là sinh đôi. Nếu đang trong tình huống này, bạn hãy tham khảo cách đặt tên cho ... [xem thêm]

Thu hồi thuốc huyết áp, bạn đã biết chưa?

(92)
Đôi khi, thuốc huyết áp sẽ bị thu hồi bởi những nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, lý do phổ biến nhất vẫn là không đạt tiêu chuẩn an toàn cho người dùng. ... [xem thêm]

30 yếu tố nguy cơ có thể gây ra đột quỵ

(11)
Đột quỵ thường đến như một cú sốc, đột ngột và không lường trước được. Đột quỵ có thể làm thay đổi cuộc sống của người bệnh sau đó và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN