Vì sao lại có hiện tượng nôn ra máu sau khi uống rượu?

(4) - 71 đánh giá

Nôn ra máu sau khi uống rượu chính là lời cảnh báo bạn nên từ bỏ việc sử dụng thức uống có cồn ngay. Nguyên nhân gây nôn ra máu có thể xuất phát từ dạ dày.

Bất cứ ai đã từng nôn ra máu sau khi uống rượu đều lo lắng và sợ hãi về nguyên nhân gây ra hiện tượng trên. Nhiều người mới uống rượu có thể sợ hãi cũng như từ bỏ uống rượu thậm chí là có ác cảm với thức uống này. Để hiểu hơn về tình trạng này, bạn hãy tham khảo thông tin sau:

Triệu chứng đi kèm nôn ra máu sau khi uống rượu

Triệu chứng có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của chảy máu. Triệu chứng ban đầu bao gồm nóng rát dạ dày, ngực và cổ họng, co thắt hay đau quặn bụng, nôn ói và đau tức thượng vị. Ngoài ra, sẽ có những triệu chứng nghiêm trọng hơn như chóng mặt, mệt mỏi, đau nhiều ở ngực, bụng hay sau lưng, khó thở và nôn ra máu lượng nhiều, ngất hay rối loạn huyết động.

Khi nào cần đến bệnh viện?

  • Nôn ra máu lượng nhiều
  • Đi cầu ra máu lượng nhiều (hay phân đen, sẫm màu như bã cà phê)
  • Đau dữ dội không giảm
  • Ngất hay choáng
  • Nôn ra máu liên tục
  • Sốt
  • Những người uống thuốc chống đông máu như Coumadin, Plavix, Pradaxa.

Nguyên nhân nôn ra máu sau khi uống rượu

1. Tổn thương ống tiêu hóa

Dồn hết sức khi nôn và gia tăng áp lực trong ổ bụng, ngực, thực quản có thể gây tổn thương ống tiêu hóa. Vị trí tổn thương thường gặp là thực quản, khiến những chất chứa trong dạ dày sẽ thoát vào lồng ngực, tạo ra tình trạng viêm nghiêm trọng, nhiễm trùng và tử vong nếu không có can thiệp y khoa kịp thời.

Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ngực đột ngột và nghiêm trọng, cơn đau lan ra sau lưng, vã mồ hôi, khó thở hay đau bụng. Phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật để sửa lại chỗ rách và loại bỏ sạch chất nôn và máu trong khoang ngực.

2. Xơ gan

Xơ gan là hậu quả của việc uống nhiều rượu trong thời gian dài, bệnh tự miễn hay các bệnh di truyền. Gan bị xơ sẹo và gia tăng áp lực tĩnh mạch cửa đến một mức độ nào đó sẽ vỡ ra và gây chảy máu ồ ạt. Triệu chứng gồm nôn ra máu sau khi uống rượu, ngất xỉu và đi cầu ra máu hay phân đen.

Khi xơ gan tiến triển sẽ không có cách nào giúp gan hồi phục được, nhưng ngưng uống rượu và các thuốc ảnh hưởng gan là điều cần thiết. Aspirin và thuốc NSAIDs không nên dùng trên bệnh nhân xơ gan.

Chế độ ăn ít muối và hạn chế đạm có lợi trên các bệnh nhân xơ gan. Bác sĩ có thể can thiệp mạch máu để giảm áp lực mạch máu và ngăn ngừa chảy máu tái phát.

3. Uống quá nhiều rượu

Uống nhiều rượu là nguyên nhân gây kích thích dạ dày và lớp niêm mạc ruột, tạo ra tổn thương và phá hủy lớp nhầy bảo vệ trong dạ dày. Để tránh tình trạng nôn ra máu sau khi uống rượu, bạn nên xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống thích hợp, duy trì đủ nước và dùng thuốc kháng axit.

4. Viêm loét dạ dày

Vì sao bạn lại nôn ra máu sau khi uống rượu? Đó là do viêm loét dạ dày! Rượu sẽ kích thích niêm mạc đường tiêu hóa và gây chảy máu. Uống rượu quá nhiều sẽ khiến dạ dày bị viêm. Nếu tình trạng viêm nghiêm trọng hơn, dạ dày dần trở nên lở loét đi kèm nhiều tình trạng bệnh khác. Bạn có thể vừa nôn ra máu cũng như đi vệ sinh ra máu. Nếu vết loét ăn vào mạch máu, bạn sẽ nôn ra máu với số lượng nhiều và ồ ạt.

Triệu chứng loét dạ dày thường gặp gồm đau bụng thượng vị hay khó chịu vùng ngực dưới. Những cơn đau này đôi khi khiến bạn thức dậy vào sáng sớm. Máu trong phân có màu đỏ tươi hoặc đen.

Bạn cần tránh uống rượu và sử dụng thuốc kháng axit, PPI (thuốc ức chế bơm proton) hay ức chế H2 nhằm giảm tiết axit từ dạ dày. Những trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ cần phải nội soi cấp cứu cầm máu.

Chế độ ăn và lối sống lành mạnh rất cần thiết. Bạn hãy tránh các thực phẩm chua, đồ uống có gas, các thuốc tăng axit dạ dày, không được uống rượu cũng như hút thuốc lá.

5. Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc kháng viêm như aspirin, ibuprofen và naproxen có thể gây kích thích và chảy máu, khiến người sử dụng nôn ra máu sau khi uống rượu. Những thuốc này còn làm giảm sự tiết chất nhầy bảo vệ và tác động trực tiếp lên niêm mạc hoặc thậm chí ức chế sự cầm máu.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹ cần biết gì khi bắt đầu cho bé ăn dặm?

(35)
Ăn dặm là giai đoạn phát triển mới của bé. Mẹ nên tìm hiểu kỹ trước khi tập cho bé ăn dặm, từ cách bắt đầu, cách cho con ăn đến dụng cụ ăn dặm cho ... [xem thêm]

Mẹ bầu cẩn thận khi bị chảy máu chân răng trong thai kỳ

(17)
Chảy máu chân răng khi mang thai là vấn đề thường gặp. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ về tình trạng này, mẹ bầu có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe ... [xem thêm]

4 mẹo đơn giản tránh tai nạn lao động khi làm việc

(54)
Mỗi năm có hàng nghìn công nhân bị thương khi làm việc. Một số ca rất nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng. Mỗi loại nghề nghiệp, dù là nhân viên văn ... [xem thêm]

7 điều gây rối loạn cương dương

(41)
Tìm hiểu chung về rối loạn cương dươngBệnh rối loạn cương dương là bệnh gì?Rối loạn cương dương (liệt dương) là tình trạng dương vật không đủ khả ... [xem thêm]

Hướng dẫn cách tập và chương trình tập plank đúng cách

(87)
Nếu tập plank đúng cách, bạn chẳng những cải thiện vóc dáng mà còn có thể ngăn ngừa chứng đau lưng và tăng cường sự dẻo dai. Bạn đã sẵn sàng bước ... [xem thêm]

9 chế độ ăn đặc biệt và 5 lưu ý giúp bạn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng

(33)
Tìm hiểu về các chế độ ăn đặc biệt vừa giúp cho những bữa ăn không nhàm chán, vừa bảo vệ sức khỏe và đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của bạn. ... [xem thêm]

Nghỉ ngơi mà vẫn mệt – Có phải bạn đang bị bệnh?

(90)
Bạn có thấy mình hay bỏ bữa sáng, ăn trưa qua loa hay đã sắp đến giờ đi ngủ mà lại chẳng thiết tha gì với đĩa thức ăn từ giờ cơm chiều? Đó có thể ... [xem thêm]

10 cách khắc phục hội chứng ống cổ tay đơn giản tại nhà

(51)
Nếu các bộ phận trên cánh tay bạn bị đau hoặc bị tê, đây có thể là dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay. Vậy bạn đã biết cách điều trị hội chứng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN