Xơ gan mất bù: Biến chứng nguy hiểm chết người

(4.33) - 33 đánh giá

Xơ gan mất bù là căn bệnh nguy hiểm có khả năng lớn dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh gan mất bù còn được gọi là xơ gan mất bù. Xơ gan là loại bệnh gan mãn tính phổ biến trong những năm gần đây. Nó xảy khi những vết mô sẹo xuất hiện ở gan. Khi gan bị tổn thương, các tế bào gan sẽ tự cố gắng sửa chữa dẫn đến những mô sẹo được hình thành. Bệnh lý này là hệ quả của tình trạng viêm gan kéo dài hoặc rối loạn do lạm dụng rượu.

Xơ gan mất bù là gì?

Các chuyên gia phân xơ gan thành hai nhóm, theo chức năng, bao gồm:

Xơ gan còn bù

Xơ gan còn bù là tình trạng cơ thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh lý. Xơ gan còn bù cũng được xem là xơ gan nhẹ, xơ gan giai đoạn đầu.

Xơ gan mất bù

Bạn sẽ được chẩn đoán đến giai đoạn xơ gan mất bù khi bệnh phát triển đến mức gan không còn đảm nhiệm đúng chức năng và bạn bắt đầu bắt gặp các triệu chứng của bệnh.

Các triệu chứng xơ gan mất bù

Khi xơ gan còn bù tiến vào giai đoạn xơ gan mất bù, bạn sẽ gặp một số triệu chứng như sau:

  • Mệt mỏi
  • Dễ bầm tím và chảy máu
  • Ngứa
  • Màu da và mắt chuyển vàng
  • Chất lỏng tích tụ trong bụng (cổ trướng)
  • Chất lỏng tích tụ ở mắt cá chân và chân
  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Sốt
  • Nước tiểu màu nâu hoặc cam
  • Chán ăn hoặc giảm cân đáng kể
  • Lú lẫn, mất trí nhớ hoặc mất ngủ (bệnh não gan)

Nguyên nhân gây bệnh xơ gan mất bù

Mô sẹo của tình trạng xơ gan có thể do một số bệnh gan gây ra, ba loại phổ biến nhất gồm:

  • Viêm gan siêu vi (viêm gan B và viêm gan C)
  • Bệnh gan liên quan đến rượu
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

Bên cạnh đó, các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Hemochromatosis (bệnh thừa sắt hoặc hàm lượng sắt trong cơ thể quá cao)
  • Xơ nang
  • Bệnh Wilson (tích lũy đồng ở gan)
  • Viêm đường mật (ống mật hình thành kém)
  • Galactosemia hoặc rối loạn lưu trữ glycogen (rối loạn di truyền chuyển hóa glucose)
  • Hội chứng Alagille (rối loạn tiêu hóa di truyền)
  • Viêm đường mật tiên phát (phá hủy các ống mật)
  • Viêm đường mật xơ cứng tiên phát (ống mật cứng và có sẹo)
  • Các loại thuốc như methotrexate (Rheumatrex), amiodarone (Cordarone) và methyldopa (Aldomet)

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh xơ gan và cảm thấy chúng bất thường, hãy đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nếu bạn đã từng được chẩn đoán mắc bệnh xơ gan, hãy đến bệnh viện gần nhất khi bạn gặp phải tình trạng:

  • Sốt hoặc rét run
  • Khó thở
  • Nôn ra máu
  • Thường xuyên mất ngủ
  • Rối loạn tâm thần

Điều trị xơ gan mất bù

Việc điều trị xơ gan mất bù thường tập trung vào việc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và kiểm soát các triệu chứng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống. Liệu pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân chính gây bệnh. Một số phương pháp thông dụng bao gồm:

  • Ngưng sử dụng thức uống chứa cồn (cai từ từ hoặc ngưng hẳn)
  • Giảm cân
  • Sử dụng thuốc trị viêm gan, chẳng hạn như ribavirin (Ribasphere), entecavir (Baraclude), tenofovir (Viread) hoặc lamivudine (Epivir)
  • Sử dụng thuốc để kiểm soát các nguyên nhân khác, chẳng hạn như ursodiol (Actigall) trong điều trị viêm đường mật tiên phát hoặc penicillamine (Cuprimine) đối với bệnh Wilson

Những người bị tổn thương gan nghiêm trọng có thể cần phẫu thuật ghép gan.

Người mắc bệnh xơ gan mất bù sống được bao lâu?

Những người được chẩn đoán mắc bệnh xơ gan mất bù có thể kéo dài tuổi thọ thêm từ 1–3 năm. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, sức khỏe tổng thể và các biến chứng tiềm ẩn, chẳng hạn như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và những bệnh khác.

Đối với những người được ghép gan, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống sót sau 5 năm là khoảng 75%. Nhiều người nhận ghép gan có thể kéo dài cuộc sống bình thường lên đến 20 năm hoặc hơn sau phẫu thuật.

Triển vọng

Xơ gan mất bù là một tình trạng sức khỏe nguy hiểm có khả năng dẫn đến tử vong. Nếu lo lắng về việc có thể có nguy cơ mắc bệnh gan mất bù hoặc bạn gặp phải các triệu chứng của xơ gan mất bù, hãy đến gặp bác sĩ và thảo luận về các lựa chọn của bạn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều mẹ cần biết về dị ứng sữa ở trẻ

(65)
Hệ thống miễn dịch ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện khiến trẻ rất dễ gặp phải dị ứng sữa. Bố mẹ cần tìm hiểu kĩ về tình trạng phổ biến này ... [xem thêm]

5 cách tái chế bàn chải bạn có thể thử ngay!

(70)
Những chiếc bàn chải qua 6 tháng sử dụng thường sẽ dính bẩn hoặc xù lông, chẳng còn dùng để đánh răng được nữa. Thay vì vứt đi, bạn có thể tái chế ... [xem thêm]

Vì sao bạn nên làm bơ cho bé ăn dặm?

(53)
Bằng cách làm bơ cho trẻ ăn dặm, bạn sẽ nhận thấy nhiều lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe của bé như tiêu hóa tốt, ngon miệng…Sau những tháng đầu ... [xem thêm]

Dấu hiệu ung thư miệng: Khi nào cảnh báo nguy hiểm?

(19)
Bạn có thể nhầm lẫn những dấu hiệu ung thư miệng với các tình trạng loét miệng, nhiệt miệng… Nếu bạn không kịp thời phát hiện sớm các dấu hiệu ung ... [xem thêm]

Mát xa chân: Bí quyết giúp bà bầu thoát khỏi chứng phù nề

(68)
Phù nề, tê chân là những rắc rối phổ biến mà các bà bầu phải đối mặt trong thời gian mang thai. Để giảm bớt cảm giác khó chịu này, bạn có thể thử ... [xem thêm]

7 hiểu lầm nghiêm trọng về việc hút thuốc lá

(45)
Chắc hẳn bạn hay nghe hút thuốc làm giảm căng thẳng, giải tỏa tâm lý, giúp người ta vượt qua chuyện buồn. Những điều tưởng chừng như sự thật nhưng là ... [xem thêm]

Hiện tượng trẻ sơ sinh méo đầu có bình thường không?

(90)
Hầu hết trẻ sơ sinh méo đầu đều do tư thế đầu khi nằm hoặc chịu tác động khi đi qua kênh sinh của người mẹ để chào đời. Điều này gây mất thẩm ... [xem thêm]

Thiếu hụt đồng trong cơ thể, làm sao để khắc phục?

(41)
Đồng không phải là một chất được nhiều người quan tâm đến. Tuy nhiên, nếu cơ thể thiếu hụt đồng, sức khỏe của bạn có thể gặp nhiều rắc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN