10 điều có thể bạn chưa biết về trị liệu cột sống

(4.49) - 42 đánh giá

Chăm sóc trị liệu cột sống là liệu pháp để điều trị cột sống thông qua những thao tác thủ công, cho phép cơ thể tự lành mà không dùng thuốc hay phẫu thuật. Nếu liệu pháp này mới lạ so với bạn thì đây là 10 điều có thể giúp bạn hiểu hơn về nó:

Trị liệu cột sống là liệu pháp đã phổ biến toàn cầu

Trị liệu cột sống đã phổ biến trên toàn thế giới. Trung Quốc là quốc gia áp dụng liệu pháp này một thời gian dài trước khi phổ biến ở Mỹ năm 1895. Trong những năm 60, liệu pháp đã lan rộng đến Canada, New Zealand, Nam Phi và sau đó sang Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ La tinh và Châu Đại Dương.

Trị liệu cột sống có thể giảm đau

Trị liệu cột sống thường được coi như là một phương pháp giảm đau thay thế đối với cơ, khớp, xương và mô liên kết. Đây cũng là một phương pháp nhằm khôi phục chức năng của khớp bị ảnh hưởng do tổn thương mô sau một chấn thương như té ngã.

Trị liệu cột sống dành cho mọi lứa tuổi

Nhiều người cho rằng trị liệu cột sống chỉ dành cho người lớn tuổi nhưng sự thật là liệu pháp này có thể là một phương pháp điều trị lý tưởng cho mọi lứa tuổi. Những người già thường chọn phương pháp này để giảm đau, trong khi nó giúp những người trẻ hơn mở rộng tầm vận động, giữ thằng bằng, phối hợp động tác và ngăn thoái hóa khớp. Ở trẻ em, liệu pháp này là một cách để kích thích sức khỏe trí óc và sự phát triển của hệ thần kinh trong những năm đầu đời.

Trị liệu cột sống không phải thích hợp cho tất cả mọi người

Mặc dù trị liệu cột sống có thể giúp cơ thể tự chữa lành nhưng nó không phải là phương pháp lý tưởng ở một số trường hợp. Thao tác thủ công thì không phù hợp với những người loãng xương, chèn ép tủy sống, viêm khớp, những người có đang dùng thuốc kháng đông hay tiền sử ung thư.

Trị liệu cột sống có thể giúp bạn tránh bệnh tật

Nhiều nhà nghiên cứu đã tiết lộ rằng việc điều trị bằng phương pháp trị liệu cột sống có thể giúp giới hạn sự sản xuất của những hóa chất trung gian tiền viêm, yếu tố gây ra tổn thương và đau đớn. Hơn nữa, liệu pháp này có thể kích thích hệ thống miễn dịch bằng cách tăng sự sản xuất của tế bào điều hòa miễn dịch.

Trị liệu cột sống sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán khác

Trước khi quyết định áp dụng trị liệu cột sống, nhà trị liệu sẽ khám bệnh nhân hay thậm chí là làm một vài xét nghiệm. Nếu có bất kỳ một vấn đề về dây thần kinh nào, họ sẽ sử dụng một thang điểm để đánh giá xem chấn thương thắt lưng dưới đó có nghiêm trọng hay không, và từ đó sẽ tính toán xem phương pháp này liệu có thích hợp.

Tập luyện thể dục kết hợp với trị liệu cột sống có thể có ích

Đã có chứng cứ cho việc kết hợp giữa trị liệu cột sống và tập luyện thực sự giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, tuần hoàn, giữ trương lực cơ, giúp khôi phục và duy trì tầm vận động. Vì vậy, người bệnh sẽ dễ dàng kiểm soát cơn đau của mình hơn.

Có một vài tác dụng phụ sau khi trị liệu cột sống

Bệnh nhân trải qua quá trình điều trị có thể có một số tác dụng phụ. Tác dụng phụ thường gặp nhất là đau cột sống, cơ nhưng nó thường chỉ kéo dài trong vòng vài giờ sau điều trị và không kéo dài hơn 24 giờ. Chườm đá và nghỉ ngơi là cách thường dùng để giảm triệu chứng này.

Trị liệu cột sống có nhiều lợi ích khác

Trị liệu cột sống không chỉ dùng để điều trị lưng, cổ mà còn điều trị đau ở bất cứ nơi đâu trên cơ thể, ở đầu, hàm, vai, khuỷu tay, cổ tay, hông, vùng chậu, đầu gối và mắc cá chân. Lý thuyết là mỗi phần của cột sống đều có thể tự chữa lành vùng đó khi thực hiện liệu pháp.

Trị liệu cột sống có một vài nguy cơ

Mặc dù trị liệu cột sống thường được coi là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhưng trong một vài trường hợp hiếm, có bệnh nhân bị thoát vị hay trượt đĩa đệm, trật cổ và sẽ gây tổn thương tủy sống.

Nhiều bằng chứng mạnh mẽ đã cho thấy trị liệu cột sống có hiệu quả giảm đau. Tuy nhiên, hãy kiểm tra cùng bác sĩ để đảm bảo an toàn. Hỏi bác sĩ về liệu pháp này hoặc bất kỳ một phương pháp giảm đau nào khác để tìm ra phương pháp phù hợp với bạn.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Vật lý trị liệu phục hồi tổn thương gân và dây chằng
  • Cách điều trị đau thần kinh tọa an toàn bằng bài tập vật lý trị liệu
  • Bạn biết gì về vật lý trị liệu cho bệnh đa xơ cứng?
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những thảo dược giúp bạn tránh thai hiệu quả

(95)
Ngay từ thời xa xưa, ông bà ta đã sử dụng cách tránh thai an toàn tự nhiên bằng thảo dược để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.Những cách tránh thai hiệu quả ... [xem thêm]

Dạy con sử dụng thiết bị điện tử hợp lý

(77)
Đối với xã hội đang ngày càng phát triển thì việc trẻ sớm tiếp xúc với những thiết bị điện tử đã không còn trở nên xa lạ nữa.Có một sự thật ... [xem thêm]

Đậu răng ngựa: Ngừa cao huyết áp cùng nhiều lợi ích hay

(89)
Đậu răng ngựa còn có tên gọi khác là đậu fava hay đậu người Mèo. Giống như những người anh em trong gia đình họ đậu, loại đậu này có nhiều lợi ích ... [xem thêm]

Tìm hiểu để trị bệnh chàm dễ hơn, xóa đi sự khó chịu về bệnh

(65)
Chàm là một thuật ngữ để chỉ một số loại viêm da khác nhau. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da. Chàm không gây nguy hiểm, nhưng hầu hết các loại chàm ... [xem thêm]

4 điều nên nhớ để ăn kiêng hiệu quả nhất

(18)
Thức ăn cung cấp năng lượng và dưỡng chất thiết yếu để chúng ta được khỏe mạnh. Trong đó, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bao gồm chất ... [xem thêm]

Những vấn đề thường gặp khi cho trẻ một tháng tuổi bú

(39)
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, mẹ cho con bú sẽ mang lại nhiều lợi ích mà có thể bạn không ngờ đến.Ngoài ... [xem thêm]

Dạy trẻ sử dụng Internet an toàn để không hối hận vì lơ là việc này

(18)
Cuộc sống ngày càng hối hả và bận rộn khiến nhiều người không còn nhiều thời gian để quan tâm đến việc dạy cho con các giá trị đạo đức. Thật ra, dù ... [xem thêm]

7 cách chăm sóc ngực chảy xệ phụ nữ có con nên biết

(49)
Từ khi làm mẹ, bạn cảm thấy vòng một của mình không còn căng tròn như ngày xưa? Đó là vì bạn chưa thử các cách chăm sóc ngực chảy xệ đấy!Nhũ hoa sẽ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN