10 lời khuyên hữu ích dành cho sức khỏe nam giới

(4.15) - 18 đánh giá

Khi thay tã cho bé, bố mẹ thường muốn nhanh chóng dọn đi phần phân và nước tiểu mà quên mất rằng chính nước tiểu và phân lại là gợi ý tốt nhất về tình trạng sức khỏe của con.

Việc kiểm tra phân và nước tiểu của bé không phải là điều quá ghê nếu bố mẹ biết rằng chúng chính là manh mối tốt nhất để hiểu đúng về tình trạng sức khỏe nói chung cũng như chế độ dinh dưỡng ở con nói riêng. Bài viết sau đây sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu thông tin sức khỏe của bé thông qua phương pháp kiểm tra nước tiểu và phân nhé.

Những điều cơ bản về phân và nước tiểu của bé

Trẻ sơ sinh có thể đi tiểu và đi cầu nhiều lần mỗi ngày. Phân của trẻ sơ sinh thường có màu xanh đậm (gọi là phân su). Điều này là hoàn toàn bình thường do sự bài tiết những chất thải của trẻ sau khi ra khỏi bụng mẹ.

Nếu tã trẻ ướt nhiều lần trong ngày, đây là dấu hiệu tốt và mẹ không cần lo lắng. Nhưng càng về sau, tần suất đi tiểu và đại tiện của trẻ sẽ ít đi và chỉ diễn ra từ 6 – 8 lần/ngày.

Kiểm tra nước tiểu

Mỗi lần bé đi tiểu, bố mẹ cần kiểm tra dòng chảy hoặc màu của nước tiểu trên tã. Điều này sẽ cho bạn biết rất nhiều về sức khỏe của bé. Nước tiểu có màu hồng nhạt hoặc cam là dấu hiệu hoàn toàn bình thường mà bố mẹ không cần lo lắng. Đó có thể là do phản ứng với những chất hóa học trong bỉm của trẻ.

Nếu nước tiểu của trẻ có màu đậm hơn, đó có thể là dấu hiệu trẻ bị thiếu nước hoặc bú ít. Nếu nước tiểu của trẻ có màu nâu hoặc đỏ hay có lẫn máu, bạn cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra.

Kiểm tra phân

Có rất nhiều yếu tố để xác định phân của trẻ là bình thường khi bố mẹ quan sát phân của bé trông như thế nào, mùi ra sao và khoảng thời gian bao lâu thì bé đại tiện.

Một số bé đại tiện rất nhiều còn một số khác lại không thường xuyên. Đi ị khoảng ba lần một tuần được coi là bình thường. Bé đi ị trong ngay khi hoặc ít phút sau khi ăn là phổ biến. Trường hợp này được gọi là phản xạ dạ dày. Sau một vài tuần trôi qua, cơ thể bé có một số thay đổi về:

  • Tần suất đi;
  • Màu của phân;
  • Độ nhão của phân;
  • Mùi của phân.

Thức ăn hằng ngày ảnh hưởng đến đặc điểm phân bé như thế nào?

Sữa mẹ

Trong thời kỳ bú sữa mẹ, phân của trẻ lỏng, có màu giống mù tạt, thường có màu vàng cam nhưng cũng có khi màu xanh lá. Dạng phân này xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong vài tháng đầu tiên. Mùi của phân không khó chịu và ảnh hưởng bởi đồ ăn của bé.

Sữa bột

Trong giai đoạn tiếp theo khi dùng sữa bột, phân của trẻ đặc hơn trước, có thể có nhiều màu khác nhau như màu xám vàng, xám xanh hoặc nâu nhẹ.

Thức ăn rắn

Khi bé bắt đầu ăn dặm, phân sẽ cứng hơn và nặng mùi hơn. Phân của trẻ cũng có thể trông như các chất rắn chưa được phân hủy bởi vì hệ tiêu hóa của bé vẫn đang phát triển, vì thế đây là điều hết sức bình thường.

Các vấn đề về sức khỏe khi kiểm tra qua phân

Táo bón

Dấu hiệu của trẻ bị táo bón là phân cứng và khô, có hình viên. Khi bị táo bón, bé đại tiện rất khó khăn. Con có thể mất nhiều sức để rặn phân ra, thậm chí chảy máu. Khi đó bố mẹ cần liên hệ với bác sĩ để có biện pháp điều trị nhé. Táo bón thường xảy ra ở những bé bú bình. Nguyên nhân có thể là do trẻ bú sữa bột với lượng nước pha không đủ.

Tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng phân lỏng như nước, xảy ra với tần suất nhiều hơn bình thường. Nếu con bị tiêu chảy đi kèm với nôn mửa thì có thể bé đã bị nhiễm trùng ruột. Trong trường hợp này, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để phòng ngừa tình trạng bé bị mất nước quá nhiều.

Bệnh gan

Nếu con có phân màu nhợt như trắng, xám hoặc vàng nhợt, bé có thể mắc bệnh về gan hiếm gặp. Bạn cần đưa trẻ đi xét nghiệm máu để chắc chắn rằng sức khỏe của trẻ không có vấn đề gì nghiêm trọng. Chụp hình hoặc thậm chí là lấy mẫu phân của trẻ cho bác sĩ kiểm tra là điều cần thiết với bố mẹ.

Bằng cách kiểm tra phân hoặc nước tiểu, bố mẹ dễ dàng biết được tình trạng sức khỏe của con ra sao. Hy vọng với những gợi ý trên, bé yêu của bạn sẽ có được một chế độ dinh dưỡng hợp lý để phát triển thật tốt!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hướng dẫn sơ cứu khi chảy máu để ngăn ngừa nhiễm trùng

(91)
Cách sơ cứu khi chảy máu như thế nào cho đúng cách rất quan trọng, vì việc này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bị thương.Có rất ... [xem thêm]

5 bài tập giảm mỡ bạn nên lưu ý khi tập

(63)
Một số bài tập giảm mỡ bạn thường nghĩ là hiệu quả nhưng đôi khi lại có tác dụng ngược khiến cơ thể càng trông đầy đặn hơn. Nếu bạn đang tìm ... [xem thêm]

Người bị chứng viêm xương khớp nên tránh ăn gì?

(39)
Nếu mắc chứng viêm xương khớp, bạn nên lưu ý khi lên thực đơn hàng ngày. Một số loại thực phẩm có nguy cơ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.Viêm ... [xem thêm]

Bí quyết giúp trẻ hòa nhập với trường trung học mới

(55)
Bước chân vào một ngôi trường mới hoàn toàn xa lạ chẳng phải là điều dễ dàng đối với nhiều đứa trẻ tuổi vị thành niên, giai đoạn mà tâm lý của ... [xem thêm]

Cải thiện sức khỏe ngay hôm nay nhờ hoạt động massage

(33)
Hoạt động massage là một loại kích thích vật lý, trực tiếp tác động vào da thịt, thần kinh, mạch máu và các cơ quan cảm thụ gây nên những thay đổi về ... [xem thêm]

7 cách phát triển khả năng song ngữ của trẻ

(73)
Khả năng song ngữ tạo nên sức mạnh của bộ não. Theo một nghiên cứu của Singapore liên quan đến trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi, những đứa trẻ biết nói 2 ngôn ... [xem thêm]

Ảnh hưởng tiêu cực từ thuốc chống trầm cảm (Phần 1)

(50)
Trầm cảm là một căn bệnh dai dẳng và rất đáng sợ. Việc điều trị bệnh đòi hỏi phải mất nhiều thời gian và kiên trì từ người bệnh. Sử dụng các ... [xem thêm]

5 cách chữa sụp mí mắt giúp bạn xua tan tự ti

(53)
Nếu bạn cảm thấy tự ti vì bị sụp mí mắt, hãy thử tìm cách nâng mí để có đôi mắt to tròn và đáng yêu hơn. Bạn có thể chữa sụp mí mắt bằng cách ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN