4 cách đơn giản giúp bạn chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

(3.62) - 19 đánh giá

Sau khi bé chào đời, một phần dây rốn vẫn còn ở bụng của bé. Lúc này, bạn cần chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh cẩn thận và để cuống rốn tự rụng sau 1 – 2 tuần.

Khi bé còn ở trong bụng mẹ, dây rốn có vai trò quan trọng giúp vận chuyển những chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ đến bé. Nhờ đó, bé phát triển từng ngày. Đến khi bé chào đời, dây rốn không cần duy trì nhiệm vụ của mình nữa và sẽ được bác sĩ cắt bỏ. Từ một dây rốn dài, giờ đây chỉ còn lại một phần nhỏ. Lúc này, điều quan trọng nhất là bạn phải chăm sóc cuống rốn của bé cẩn thận để tránh bị nhiễm trùng. Vậy phải chăm sóc cuống rốn của bé như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau của Chúng tôi nhé.

1. Vệ sinh vùng rốn của bé

Sau khi chào đời, dây rốn sẽ được kẹp lại để giữ cuống rốn sạch sẽ. Nếu kẹp rốn bị hở hoặc bị rơi ra, bạn phải chú ý vệ sinh khu vực rốn bé ít nhất 1 lần/ngày. Sử dụng khăn mềm, nhẹ nhàng lau vùng rốn của bé.

2. Cẩn thận khi tắm cho bé

Nhiều người cho rằng bạn chỉ nên lau người chứ không nên tắm bé cho đến khi dây rốn rụng. Tuy nhiên, việc tắm rửa cho bé không gây hại gì, miễn là bạn giữ cho cuống rốn khô và tránh chạm vào nước. Nếu cuống rốn bị ướt, hãy lau khô bằng khăn mềm. Đôi khi, cuống rốn của bé có thể bị bẩn nếu bé đi tiêu. Hãy nhẹ nhàng làm sạch bằng nước, vệ sinh lại bằng nước muối sinh lý và lau khô.

3. Cẩn thận khi mặc quần áo cho bé

Rốn là phần mà bạn phải chú ý nhất nhưng cũng đem đến cho bạn nhiều khó khăn khi mặc quần áo cho bé.

  • Quấn tã phía dưới rốn, giữ cho cuống rốn khô. Khi tiếp xúc với không khí, cuống rốn sẽ mau khô.
  • Chú ý chăm sóc vùng rốn khi mặc quần áo và giữ cho vùng rốn hở càng nhiều càng tốt.

4. Để cuống rốn rụng tự nhiên

Nếu đã qua một thời gian mà cuống rốn vẫn chưa rụng, bạn cũng đừng quá lo lắng. Đôi khi, cuống rốn sẽ rụng khá trễ. Trong trường hợp này, bạn vẫn chờ để cuống rốn rụng tự nhiên chứ không nên tác động lên nó. Nếu tại vị trí cuống rốn có dấu hiệu bất thường như chảy máu, chảy nước vàng, bạn hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và nhận sự tư vấn đúng đắn.

Sau khi cuống rốn rụng, bạn sẽ thấy lỗ rốn của bé. Đôi khi, lỗ rốn có thể bị nổi mẩn đỏ, thậm chí có thể chảy máu. Bạn đừng quá lo, điều này hoàn toàn bình thường và lỗ rốn sẽ lành lại trong vòng 2 tuần.

Các triệu chứng của nhiễm trùng rốn

Cuống rốn nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ dễ bị nhiễm trùng. Nếu thấy bé có các triệu chứng sau, bạn hãy đưa bé đến bệnh viện ngay:

  • Bé bị sốt
  • Cuống rốn có mùi hôi hoặc chân rốn chảy mủ
  • Da xung quanh rốn đỏ và mềm
  • Bé khóc khi bạn chạm nhẹ vào rốn
  • Cuống rốn bị sưng và chảy máu.

Bạn cần tìm hiểu một số bệnh có thể gặp phải khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh. Như vậy, bạn mới biết cách xử lý nếu rơi vào những tình huống này.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cần phải làm gì nếu khởi phát hen suyễn khi tập thể dục?

(80)
Nhiều nhân tố khác nhau có thể gây bộc phát cơn hen suyễn, bao gồm cả việc luyện tập thể dục. Vậy tại sao tập thể dục lại gây khởi phát cơn hen và có ... [xem thêm]

5 cách làm sữa đậu xanh giàu dinh dưỡng

(94)
Sữa đậu xanh vừa thanh mát vừa mang lại lợi ích sức khỏe nên là món đồ uống thích hợp để cả nhà giải nhiệt những ngày nắng nóng. Bạn có thể học ... [xem thêm]

Xem ngay 31 lợi ích của dầu hạnh nhân để không bỏ qua món quà quý từ thiên nhiên

(18)
Tuy không nổi tiếng bằng dầu dừa hay dầu ô liu nhưng những lợi ích của dầu hạnh nhân mang lại không hề kém cạnh 2 sản phẩm trên một chút nào.Dầu hạnh ... [xem thêm]

Hiểu đúng về bệnh u nang buồng trứng để điều trị u nang buồng trứng

(58)
U nang buồng trứng là khối u nằm ở buồng trứng, có vỏ bọc bên ngoài, trong chứa dịch hoặc các chất rắn dạng bã đậu hay sừng… Tùy thuộc vào kích ... [xem thêm]

Khó tin nhưng có thật: tập gym cho bé sơ sinh

(19)
Tập gym không phải chỉ dành riêng cho người lớn đâu mà ngay cả em bé cũng cần đấy. Tập gym cho bé sơ sinh sẽ giúp con phát triển khả năng vận động là sự ... [xem thêm]

Tróc da đầu ngón tay, khám ngay nếu tự chữa không khỏi!

(46)
Bạn có thể tự tìm cách chữa tróc da đầu ngón tay tại nhà bằng các nguyên liệu như mật ong, lô hội, dầu dừa… Nếu nguyên nhân gây tróc da là do bệnh lý da ... [xem thêm]

10 bí quyết làm đẹp với trà xanh bạn nên thử

(17)
Trà xanh từ lâu đã được xem như một loại thảo dược hỗ trợ điều trị chứng đau đầu, trầm cảm và giúp ngăn ngừa lão hóa. Hãy thử các cách làm đẹp ... [xem thêm]

4 kiểu bệnh về khớp nhiều người có thể mắc phải

(85)
Khớp xương của bạn đảm nhận một nhiệm vụ rất khó khăn trong cơ thể. Chúng phải chịu trọng lượng của bạn đè lên hằng ngày, giúp bạn chuyển động, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN