6 thay đổi của vòng một khi bạn bước sang tuổi 40

(4.06) - 13 đánh giá

Tuổi 40 thường đi kèm với các thay đổi về hormone không chỉ làm tâm trạng lên xuống thất thường mà còn mang tới một số thay đổi của vòng một. Bạn hãy chuẩn bị tâm lý để không quá bất ngờ trước những thay đổi này nhé!

Thay đổi của vòng một về mặt kích cỡ, hình dáng và cảm giác có thể làm bạn lo lắng, bất ngờ nếu không chuẩn bị trước. Bạn cần phân biệt những thay đổi này với triệu chứng các bệnh khác để biết khi nào mình cần đi khám.

Những thay đổi của vòng một khá khác nhau ở từng phụ nữ và thường gắn liền với chu kỳ kinh nguyệt. Theo bác sĩ Adeeti Gupta sống ở New York (Hoa Kỳ), nhiều phụ nữ sau 40 tuổi bắt đầu có hàm lượng estrogen tăng cao trong một thời gian ngắn, sau đó giảm xuống nhanh chóng trong giai đoạn tiền mãn kinh. Sự tăng và giảm hormone trong giai đoạn tiền mãn kinh có thể ảnh hưởng tới vòng một của bạn và cũng có thể khiến bạn tăng cân.

1. Vòng một trở nên nhạy cảm hơn

Khi sang tuổi 40, bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt sẽ ngày càng ngắn lại và xuất hiện thường xuyên hơn. Điều này có nghĩa bạn cũng sẽ gặp các hội chứng tiền kinh nguyệt như ngực cứng và đau thường hơn.

Mặc dù không thể can thiệp vào việc thay đổi hormone của cơ thể, nhưng bạn có thể giảm đau vòng một bằng cách giảm tối đa hấp thụ estrogen từ bên ngoài. Trong thời gian này, bạn nên hạn chế ăn thịt đỏ và các sản phẩm từ đậu nành vì các thực phẩm này có thể làm tăng hàm lượng estrogen.

2. Vòng một có kích thước lớn hơn

Khi bước vào độ tuổi 40, vòng một của bạn có thể tăng kích cỡ do bạn tăng cân, bị viêm hoặc do hàm lượng estrogen tăng. Việc tăng kích cỡ vòng một có thể gây khó khăn cho những ai đã có vòng một đầy đặn.

Bạn hãy cố gắng duy trì cân nặng nếu bạn đang có vóc dáng vừa vặn và giảm cân nếu bạn đang quá cân để kích thước vòng một ít bị ảnh hưởng. Đồng thời, kiểm soát cân nặng cũng giúp giảm đau và nhạy cảm vì các nguồn chất béo dự trữ làm tăng hàm lượng estrogen trong máu.

3. Vòng một có thể bị chảy xệ

Tình trạng chảy xệ vòng một nghiêm trọng thường không xảy ra nếu bạn chưa bước sang tuổi 50 (giai đoạn mãn kinh và hàm lượng estrogen ở mức rất thấp). Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu nhận thấy vòng một bị chảy xệ ở tuổi 40 do ảnh hưởng của trọng lực. Ngoài ra, bạn sẽ có ít collagen hơn khiến da trở nên kém đàn hồi và dây chằng Cooper yếu hơn nên ngực không còn được nâng đỡ tốt nữa.

Thay đổi này chủ yếu chỉ ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ chứ không ảnh hưởng tới sức khỏe. Bạn có thể khắc phục tình trạng ngực mất nâng đỡ bằng các bài tập tác động vào cơ lưng và một số loại áo ngực có chức năng nâng đỡ tốt.

4. Xuất hiện một số u và bướu

Sự thay đổi hormone khi bạn bước sang tuổi 40 là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Xơ nang tuyến vú (Fibrocystic) là tình trạng thường gặp khi bạn bước sang tuổi 40. Bạn có thể có cảm giác nổi u ở ngực nhưng nếu các cục u này xuất hiện ở cả hai bên ngực thì đó có thể là dấu hiệu không đáng lo ngại.

Bạn thường cảm giấy ngực nổi u nhiều khi gần đến chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu những cục u hoặc bướu xuất hiện vào thời điểm khác chứ không phải khi sắp đến tháng và không biến mất sau khi bạn hết kinh nguyệt thì bạn cần đi khám bác sĩ.

5. Mô vú có thể trở nên đặc hơn

Khi chụp X-quang tuyến vú, bác sĩ có thể cho biết hiện tại bạn đang có mô vú đặc hay không. Độ đặc của mô vú được phản ánh qua lượng chất béo và các mô đặc như các tuyến và ống dẫn. Tình trạng mô vú trở nên đặc hơn tương đối phổ biến khi phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh so với giai đoạn mãn kinh. Trên thực tế, nhiều phụ nữ cũng cho biết so với giai đoạn 30 tuổi, họ cảm thấy mô ngực đặc hơn khi bước tuổi 40 do sự thay đổi hormone.

Độ đặc của mô ngực có thể gây khó khăn cho các bác sĩ khi chụp X-quang tuyến vú để phát hiện ung thư và bản thân việc tăng độ đặc của mô ngực cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Nếu bạn không biết mình có bị mô ngực đặc hay không, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để chụp X-quang tuyến vú. Những người có mô ngực đặc khiến khả năng phát hiện chính xác ung thư giảm 50%.

6. Nguy cơ bị ung thư vú tăng lên

Cho dù bạn có mô ngực đặc hay không, nguy cơ mắc ung thư vú vẫn tăng lên khi bạn bắt đầu bước sang tuổi 40. Đó là lý do tại sao các chuyên gia sức khỏe đề xuất nên bắt đầu sàng lọc ung thư vú định kỳ bằng phương pháp chụp X-quang tuyến vú ở thời điểm bước sang tuổi 40. Sau đó tùy thuộc vào yếu tố nguy cơ, bạn có thể xem xét khám kiểm tra, sàng lọc thường xuyên hơn.

Bạn cũng có thể cần tự kiểm tra ngực mỗi tháng một lần để phòng ngừa bệnh và tự phát hiện ra khối u ở ngực nếu có. Việc tự kiểm tra ngực thường xuyên sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện các bất thường ở ngực và dễ trao đổi với bác sĩ hơn khi đi khám.

Thay đổi của vòng một ở tuổi 40 là không thể tránh khỏi. Một số thay đổi có thể làm bạn khó chịu hay lo lắng, nhưng bạn hãy dành thời gian quan sát cơ thể mình để biết khi nào cần tìm đến bác sĩ nhé.

Hồng Nhung | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lợi ích của việc tập thể dục trước khi mang thai

(80)
Vận động thể chất là bất cứ dạng hoạt động nào giúp cơ thể bạn tiêu thụ nhiều năng lượng. Cuộc sống hiện đại hình thành nên nếp sống khiến ... [xem thêm]

3 rủi ro thường gặp nếu phụ nữ phải làm việc ca đêm khi mang thai

(36)
Theo một nghiên cứu tại Đan Mạch, phụ nữ làm việc ca đêm khi mang thai thường xuyên sẽ có nguy cơ sinh non và sẩy thai cao hơn 85% so với những người làm việc ... [xem thêm]

Làm thế nào để con không béo phì hoặc suy dinh dưỡng?

(29)
Thừa cân có thể dẫn đến rất nhiều vấn đề về sức khỏe như bệnh trầm cảm, mệt mỏi và tăng nguy cơ bị các bệnh mãn tính ví dụ như bệnh tim. Theo các ... [xem thêm]

Thuốc prednisone có giúp bạn mang thai?

(23)
Prednisone là loại thuốc uống đôi khi được chỉ định cho phụ nữ đang cố gắng có thai và được sử dụng trong kỹ thuật thụ thai trong ống nghiệm.Đây cũng ... [xem thêm]

Ung thư vú tiểu thùy: Tiên lượng và tỷ lệ sống còn

(42)
Ung thư vú tiểu thùy hay còn gọi là ung thư vú biểu mô tiểu thùy xâm lấn (ILC) xảy ra trong tiểu thùy vú. Tiểu thùy là nơi tạo ra sữa ở vú. ILC là loại ung ... [xem thêm]

Giải mã các ngộ nhận về chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

(89)
Trẻ nhỏ thường rất hiếu động, ít khi nào đợi đến lượt mình hoặc đôi khi tỏ ra lơ đãng, khó tập trung vào một việc cụ thể… Đây là những hành ... [xem thêm]

Vắc xin DTaP và những điều bố mẹ nên biết

(92)
Tiêm ngừa là việc cần thiết nhưng nhiều trẻ em lại rất sợ. Vắc xin DTap hay còn gọi là vắc xin 3 trong 1 sẽ giúp bố mẹ giảm bớt được việc tiêm ngừa ... [xem thêm]

7 nguyên nhân bỏ học ở trẻ phổ biến nhất

(96)
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân bỏ học ở trẻ em vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ phía bố mẹ để loại bỏ vấn đề tâm lý này.Nhiều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN